【kết quả juve】Nữ đại biểu dân cử đóng góp ngang với nam đại biểu đồng nhiệm
Chương trình Phát triển của Liên Hợp quốc (UNDP) và Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) ngày 19/5 đã công bố kết quả nghiên cứu “Vai trò,ữđạibiểudâncửđónggópngangvớinamđạibiểuđồngnhiệkết quả juve hoạt động và đóng góp của nữ đại biểu dân cử Việt Nam giai đoạn 2016 - 2021”.
Nghiên cứu được thực hiện với sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT), Đại sứ quán Ai-len tại Việt Nam và UNDP Việt Nam, trong khuôn khổ Chương trình Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI).
Nữ đại biểu chủ động hơn trong việc tương tác với cử tri qua mạng xã hội
Quốc hội khóa XIV (2016 - 2021) là nhiệm kỳ đầu tiên Việt Nam có nữ chủ tịch Quốc hội và 26,7% đại biểu là nữ. Trong nhiệm kỳ 2016 - 2021, nữ đại biểu hội đồng nhân dân (HĐND) cấp tỉnh chiếm 26,7%, theo kết quả bầu cử năm 2016.
Kết quả nghiên cứu “Vai trò, hoạt động và đóng góp của nữ đại biểu dân cử Việt Nam giai đoạn 2016 - 2021” cho thấy, mặc dù có mối quan tâm và thế mạnh ở các lĩnh vực khác nhau, song cả nam và nữ đại biểu dân cử đều quan tâm đến lợi ích cử tri, coi lợi ích cử tri là yếu tố quan trọng nhất trong thực hiện nhiệm vụ.
Nữ đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và HĐND có xu hướng chủ động hơn trong việc tận dụng phương tiện truyền thông xã hội để trao đổi, tương tác với cử tri so với các nam đại biểu. Nam, nữ ĐBQH và HĐND đều khẳng định họ đáp ứng nhu cầu giải quyết đơn thư, kiến nghị của cử tri ở mức độ cao. Cả nam và nữ ĐBQH đều tự đánh giá họ có thế mạnh nhất ở lĩnh vực lập pháp. Tương tự, cả nam và nữ đại biểu HĐND cấp tỉnh đều cho rằng, hoạt động giám sát là thế mạnh bậc nhất của họ.
Về phẩm chất quan trọng của đại biểu dân cử, cả nam và nữ ĐBQH và HĐND đều coi trọng ba phẩm chất "lắng nghe", "có chính kiến" và "có khả năng theo đuổi vấn đề". Nữ đại biểu đề cao hơn phẩm chất "có khả năng theo đuổi vấn đề" hơn nam đại biểu.
Bình luận về kết quả nghiên cứu, GS, TS. Phạm Quang Minh (Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn) - Trưởng nhóm nghiên cứu, nhấn mạnh: “Kết quả nghiên cứu cho thấy nữ đại biểu dân cử nhiệm kỳ 2016 - 2021 đóng góp ngang với nam đại biểu đồng nhiệm, thậm chí có phần nổi trội hơn ở một số lĩnh vực, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đại biểu. Chúng ta có thể tin tưởng và dành cho các nữ ứng cử viên có năng lực những lá phiếu để họ đại diện cho 50,2% dân số nữ ở Việt Nam."
Đề xuất danh sách ứng cử có tỷ lệ ứng viên mỗi giới từ 45% trở lên
Phát biểu tại sự kiện, bà Robyn Mudie - Đại sứ Australia tại Việt Nam, cho rằng với tác động về mặt kinh tế - xã hội có yếu tố giới của đại dịch Covid-19, việc giải quyết những mối quan ngại của phụ nữ đóng vai trò then chốt trong nỗ lực phục hồi bền vững của Việt Nam. Theo bà Robyn Mudie, trong bối cảnh đại dịch, việc thu hẹp khoảng cách về giới trong các cơ quan dân cử, cũng như việc tiếp cận của nữ cử chi với cán bộ và thông tin khu vực công có ý nghĩa rất lớn trong quản trị nhà nước.
Vì vậy, nghiên cứu khuyến nghị đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Trung ương 7 (Khóa XII). Trong đó, nhấn mạnh mục tiêu đến năm 2030: ‘’Phải có cán bộ nữ trong cơ cấu ban thường vụ cấp ủy và tổ chức đảng các cấp. Cụ thể, cấp ủy viên các cấp phải đạt từ 20 - 25% là nữ. ĐBQH, HĐND các cấp đạt trên 35% là nữ”.
Để đạt được mục tiêu đó, các chuyên gia đề xuất, đã đến lúc Việt Nam đặt ra chỉ tiêu tỷ lệ ứng cử viên mỗi giới từ 45% trở lên trong danh sách ứng cử viên, nhất là khi tỷ lệ nữ ứng cử viên trong danh sách ứng cử viên ĐBQH khóa XV chính thức hiện đã đạt 45,28%.
Báo cáo nghiên cứu cũng đề xuất, cần tạo điều kiện thuận lợi để các đại biểu dân cử tiếp xúc cử tri qua tất cả các kênh, nhất là kênh truyền thông xã hội. Đồng thời, cần khuyến khích và tạo mọi cơ hội để cả nam, nữ ĐBQH và HĐND tham gia tất cả các lĩnh vực bằng việc áp dụng chỉ tiêu giới trong tất cả các ủy ban của Quốc hội và trong các ban của HĐND các cấp.
Theo bà Caitlin Wiesen - Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam, điều căn bản nhất là cả “hai nửa của nhân loại” có tiếng nói công bằng trong tất cả mọi vấn đề căn cơ đối với họ. Cần vận dụng nhãn quan giới trong tất cả các bước ra quyết định trong khu vực công - từ các vấn đề chính trị, xã hội tới quan hệ lao động và hoạt động kinh tế - nhằm đảm bảo xem xét đầy đủ nhu cầu và kỳ vọng cụ thể của phụ nữ và nam giới cũng như những người có bản dạng giới khác. Đồng thời, chúng ta cần đảm bảo điều kiện nhằm phát huy mọi tiềm năng của mỗi người và lực lượng lao động.
Đồng quan điểm này, bà Elisa Cavacece - Phó Đại sứ kiêm Tham tán phát triển (Đại sứ quán Ai-len tại Việt Nam), chia sẻ: “Vai trò lãnh đạo trong khu vực công của phụ nữ thực sự mang ý nghĩa quan trọng bởi tính cấp thiết của việc đảm bảo quan điểm và tiếng nói của phụ nữ trong toàn bộ tiến trình hoạch định chính sách. Mỗi chính sách công cần phản ánh đầy đủ quan điểm của cả phụ nữ và nam giới, nhằm đảm bảo bình đẳng và công bằng”.
Nghiên cứu được thực hiện với sự tham gia trả lời phiếu hỏi của 248 đại biểu Quốc hội Khóa XIV (50% số đại biểu Quốc hội) và 136 đại biểu HĐND cấp tỉnh của ba tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương quản lý gồm Hà Nội, Bình Phước và Cần Thơ. |
Thảo Miên
(责任编辑:La liga)
- ·Máy cắt laser khổ lớn
- ·Đạt 25,37 tỷ USD, thu hút FDI đang giảm tốc
- ·Bộ Y tế hướng dẫn phòng chống Covid
- ·Bàn giao 28 Chi cục Quản lý thị trường phía Bắc về Bộ Công Thương
- ·Giá vàng hôm nay, 4/1: Giảm mạnh, đồng USD tiếp tục tăng giá
- ·4 triệu liều Pfizer, lô vắc xin Covid
- ·Thêm một bệnh viện hiện đại ở TP. Buôn Ma Thuột
- ·Người thân bé gái 3 tuổi nghi bị bạo hành: 'Bác sĩ nói tiên lượng cháu rất xấu'
- ·Căn hộ giá tốt ngay cửa ngõ Khu tây TP. HCM, Destino Centro dễ dàng kết nối giao thương
- ·Bé 3 tuổi suýt chết vì chẩn đoán nhầm viêm họng
- ·Lần đầu tiên tại Việt Nam: Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh đa thị trường
- ·Sẽ kiểm soát nước thải và khí thải trong sản xuất thép chặt hơn
- ·Tỷ lệ lây nhiễm Covid
- ·Bộ Y tế bác bỏ thông tin Ấn Độ loại Molnupiravir khỏi danh sách thuốc điều trị Covid
- ·Zek Agency: Hành trình trở thành công ty SEO uy tín nhờ tư duy SEO GIÁ TRỊ
- ·Trẻ nhỏ có thể phải chịu di chứng suốt đời nếu thiếu mũi tiêm này
- ·Dấu hiệu khi ngủ có thể cảnh báo bệnh gây tử vong
- ·Hà Nội: Căn hộ bình dân dẫn đầu lượng giao dịch quý III/2018
- ·Giá vàng thế giới ghi nhận tuần đi xuống đầu tiên trong một tháng qua
- ·Người đan ông chảy máu từ đường tiểu khi cương dương