【xem bd tv】Công tác tài chính đối ngoại góp phần nâng cao vị thế quốc gia
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung khi trả lời phỏng vấn TBTCVN về vai trò của hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài chính.
* Nhờ sự chủ động tích cực hội nhập,ôngtáctàichínhđốingoạigópphầnnângcaovịthếquốxem bd tv nên chính sách tài chính ngày càng hoàn thiện, góp phần thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Xin Thứ trưởng cho một vài nhận xét về vấn đề này?
- Thứ trưởng Trương Chí Trung:Triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chính phủ về việc thực hiện một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên WTO, Bộ Tài chính đã chủ động tăng cường công tác tài chính đối ngoại, hợp tác quốc tế, tham gia các hoạt động hợp tác tài chính ASEAN, ASEAN+3, APEC, Hội nghị cấp cao Đông Á và G20; đàm phán và xây dựng phương án đàm phán về thuế nhập khẩu và dịch vụ tài chính trong các Hiệp định thương mại tự do như TPP, Việt Nam - EU, Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á, Âu; ban hành các Thông tư thực hiện lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu cho 8 Hiệp định thương mại tự do đã ký kết cho giai đoạn 2015 - 2018; tích cực triển khai các sáng kiến hợp tác và cam kết khu vực để thúc đẩy hoàn thành Cộng đồng kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015.
Lễ đóng giao dịch phát hành thành công đợt trái phiếu quốc tế của Chính phủ trị giá 1 tỷ USD năm 2014. Ảnh: T.L. |
Để thực hiện các hiệp định, thỏa thuận, chính sách tài chính đã được sửa đổi cho phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực tài chính quốc gia; nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính gắn với quá trình tái cơ cấu nền tài chính quốc gia; đổi mới cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công cùng với đẩy mạnh đa dạng hóa nguồn lực xã hội phát triển dịch vụ công; hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính doanh nghiệp; thực hiện tái cấu trúc DNNN; phát triển đồng bộ thị trường tài chính, dịch vụ tài chính và dịch vụ nghề nghiệp; đẩy mạnh hoạt động hợp tác và chủ động hội nhập quốc tế về tài chính; đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính, hoàn thiện phương thức điều hành chính sách tài chính… để đáp ứng những yêu cầu mới trong quá trình hội nhập.
Có thể nói, việc tham gia ký kết các hiệp định, thỏa thuận và thực hiện nghiêm túc các cam kết đã góp phần nâng cao tiếng nói và vị thế của Việt Nam trên các diễn đàn hợp tác tài chính quốc tế; mở rộng đối thoại chính sách và trao đổi kinh nghiệm về tài chính tiền tệ với các chính phủ và các tổ chức tài chính quốc tế. Mở rộng các kênh khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn hỗ trợ tài chính và kỹ thuật trong lĩnh vực tài chính; thực hiện cắt giảm thuế nhập khẩu theo đúng lộ trình cam kết.
* Chiến lược tài chính đến năm 2020 xác định trọng tâm là mở rộng quan hệ hợp tác tài chính, củng cố và tăng cường hội nhập về tài chính. Đến nay nhiều hiệp định thương mại tự do đã được ký kết. Điều này sẽ tác động như thế nào đến nền kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới, thưa Thứ trưởng?
Thông qua các chương trình hợp tác tài chính quốc tế đã góp phần nâng cao tiếng nói và vị thế của Việt Nam trên các diễn đàn hợp tác tài chính quốc tế... Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung |
- Thứ trưởng Trương Chí Trung: Việt Nam đã mở cửa hội nhập, sự hội nhập này ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng với khu vực và trên thế giới. Sự tác động của chính sách hội nhập đến nền kinh tế của nước ta ngày càng tăng dần. Sự tác động này mang đến cả cơ hội và thách thức. Về cơ hội, hội nhập giúp cho việc tái cấu trúc nền kinh tế nhanh hơn, mạnh hơn và cơ hội để nền kinh tế tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Khi nền kinh tế nước ta hội nhập sâu, rộng với nền kinh tế thế giới sẽ giúp cho tăng đầu tư nước ngoài, tăng vốn, tăng lượng hàng xuất khẩu và tăng chuyển giao công nghệ. Do vậy nền sản xuất trong nước có cơ hội phát triển, giúp nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp; từng bước hoàn thiện thể chế pháp lý, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu ngành, vùng, và góp phần tăng trưởng kinh tế.
Nhưng ngược lại, các ngành sản xuất trong nước sẽ chịu sự cạnh tranh mạnh hơn từ hàng hóa nhập khẩu từ các đối tác FTA. Vì thế, vấn đề đặt ra là những chính sách tới đây sẽ phải sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện để tận dụng những cơ hội, hạn chế những thách thức. Lường trước được những tác động không mong muốn trong quá trình hội nhập kinh tế, ngay khi xây dựng chính sách, đàm phán các hiệp định, chúng ta đã xác định được những gì sẽ tác động xấu đến nền kinh tế để xây dựng một lộ trình cắt giảm thuế dài hạn nhất, mở cửa chậm nhất để tránh thiệt hại cho nền kinh tế.
* Như Thứ trưởng đã nói, công tác tài chính đối ngoại và hợp tác quốc tế đã góp phần thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, qua đó đã tạo được niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Vậy Bộ Tài chính đã chuẩn bị những gì để đón đầu làn sóng hội nhập này?
- Thứ trưởng Trương Chí Trung:Để thu hút đầu tư của các DN trong và ngoài nước, Bộ Tài chính đã đẩy mạnh công tác hoàn thiện, sửa đổi các Luật thuế, đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp, nhằm tạo hành lang pháp lý đồng bộ, xây dựng các cơ chế chính sách ưu đãi cho các lĩnh vực, dự án trọng điểm, phát triển công nghiệp hỗ trợ, các chính sách khuyến khích sử dụng nhiên liệu sạch (thuế tiêu thụ đặc biệt), bảo hộ hợp lý, có điều kiện, có chọn lọc phù hợp với tiến trình hội nhập. Đồng thời, đảm bảo nguyên tắc minh bạch, đơn giản, không phân biệt đối xử, tạo điều kiện phát triển kinh tế và thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế.
Bộ Tài chính cũng tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện và thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Cùng với đó, Bộ Tài chính đã đàm phán, ký kết và đang triển khai thực hiện 72 Hiệp định tránh đánh thuế trùng, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư và đối tác hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, đảm bảo quyền lợi đặc biệt với các nhà đầu tư nước ngoài…
Có thể nói, việc cải cách thủ tục hành chính đang được Bộ Tài chính thực hiện rất quyết liệt, tiêu biểu là trong lĩnh vực thuế và hải quan, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cộng đồng doanh nghiệp, giảm chi phí, đáp ứng yêu cầu Nghị quyết 19 của Chính phủ là cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
* Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
Minh Nhật (thực hiện)
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tín nhiệm bầu làm Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng khóa XIII
- ·EVNFinance (EVF) có tân Phó Chủ tịch HĐQT
- ·Xuân Quê hương tại Pháp: Tràn đầy hy vọng và động lực vươn lên
- ·Đà Nẵng thưởng nóng cho ngành y tế về nỗ lực phòng chống Covid
- ·Giao ban hàng tuần với Ngân hàng SCB để kiểm soát đặc biệt
- ·TP.HCM kiến nghị kéo dài thời gian nghỉ học đến hết tháng 3/2020
- ·TS. Cấn Văn Lực: Lạm phát tăng trong tầm kiểm soát, các động lực tăng trưởng đang phục hồi
- ·Đạt kết quả cao trong tháng 1, PVN vẫn lo dịch cúm và giá dầu ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh
- ·Phát hiện, xử lý nhiều công trình xây dựng không phép tại các khu công nghiệp VSIP
- ·Bổ nhiệm Phó trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Yên
- ·Giá vàng trong nước tăng mạnh
- ·Kinh tế 2024 đầy lạc quan: Nhiều người vẫn giàu, còn lắm tiền
- ·SHS sắp chào bán hơn 800 triệu cổ phiếu dự kiến thu về 8.100 tỷ đồng, tăng vốn điều lệ lên gấp đôi
- ·Bộ Công Thương: Ngăn chặn dịch cúm corona, sớm có giải pháp hỗ trợ giao thương, xuất khẩu
- ·Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11/2023
- ·Vạch trần sự lươn lẹo của thủ lĩnh “cách mạng trắng” cấu kết với tổ chức khủng bố Việt Tân
- ·Thái Bình: Đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh ngay từ những ngày đầu Xuân
- ·Ra mắt đặc quyền Techcombank Private: bộ đôi thẻ thanh toán & thẻ tín dụng xứng tầm vị thế
- ·Vú sữa tím Kế Sách vào thị trường Mỹ nhờ liên kết sản xuất hiệu quả
- ·HSBC dự đoán GDP Việt Nam có thể đạt 6% trong năm 2024