【tỷ số úc hôm nay】Ẩn số đứng sau đợt tăng vốn 'khủng' của GLS
Ẩn số đứng sau đợt tăng vốn 'khủng' của GLS
Sự xuất hiện của nhóm cổ đông mới có liên hệ với Xuân Thiện Group kỳ vọng đưa Công ty chứng khoán Sen Vàng (GLS) gia nhập nhóm các công ty chứng khoán mới nổi,Ẩnsốđứngsauđợttăngvốnkhủngcủtỷ số úc hôm nay quy mô vốn lớn và sẵn sàng chạy đua cho vay margin.
Nâng vốn điều lệ lên đến 5.000 tỷ đồng
Công ty Chứng khoán Sen Vàng (GLS) vừa tổ chức Đại hội cổ đông thông qua phương án phát hành 500 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho nhóm nhà đầu tư mới với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Đợt phát hành dự kiến diễn ra trong năm nay, nâng vốn điều lệ của GLS tăng mạnh từ 135 tỷ đồng lên 5.135 tỷ đồng.
Số tiền 5.000 tỷ thu được dự kiến sẽ được bổ sung nguồn vốn cho vay ký quỹ (3.000 tỷ đồng), nâng cao năng lực tài chính, hệ thống hạ tầng công nghệ (100 tỷ đồng), tự doanh (1.800 tỷ đồng) và thực hiện các dịch vụ khác theo quy định (100 tỷ đồng).
Việc huy động thêm vốn diễn ra trong bối cảnh công ty đang có kế hoạch bổ sung nghiệp vụ tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán và kinh doanh chứng khoán phái sinh. Hiện tại, GLS chỉ còn nghiệp vụ môi giới và tư vấn đầu tư sau khi mất kết nối với hai sở giao dịch chứng khoán và đang trong diện kiểm soát.
Năm 2024, công ty có kế hoạch tập trung vào việc xin ra khỏi diện kiểm soát, khôi phục các nghiệp vụ và kết nối hai sở. Do đó, công ty đặt kế hoạch tăng trưởng thận trọng với mục tiêu doanh thu chỉ 5,1 tỷ đồng và lãi trước thuế hơn 90 triệu đồng.Kế hoạch tăng vốn 'khủng' được GLS đưa ra sau khi công ty chứng khoán này chứng kiến loạt biến động lớn trong cơ cấu cổ đông.
Trước đó, hôm 11/4, ông Cao Tấn Thành – cựu Chủ tịch HĐQT GLS – đã chuyển nhượng toàn bộ 8,25 triệu cổ phiếu, tương đương 61,16% vốn điều lệ cho 4 nhà đầu tư là bà Thái Kiều Hương (nhận 4,95%), ông Hồ Ngọc Bạch (19,88%), ông Lê Huy Dũng (16,33%) và Công ty TNHH TM Nông nghiệp Khang An (20%).
Cùng ngày, ông Lê Huy Dũng – tân Chủ tịch HĐQT GLS cũng nhận chuyển nhượng toàn bộ 500.000 cổ phiếu GLS (tương đương 3,7% vốn điều lệ) từ ông Chu Tuấn An – cựu Tổng giám đốc GLS, qua đó nâng tỷ lệ sở hữu ở công ty chứng khoán này lên 20,03% vốn điều lệ.
Không chỉ mua lại lượng lớn số cổ phần từ các lãnh đạo cũ, nhóm cổ đông mới của công ty, với tiềm lực tài chính lớn, cũng chiếm đa số trong danh sách nhà đầu tư sẽ rót thêm 5.000 tỷ đồng vào GLS.
Về nhóm cổ đông mới, theo thông tin công bố, ông Lê Huy Dũng (sinh năm 1967) từng đảm nhận các vị trí lãnh đạo cấp cao tại ngân hàng ACB, Đại Á và gần nhất là VietBank. Được biết, ông Dũng đã rời ghế Tổng giám đốc VietBank từ tháng 2/2024.
Tân cổ đông lớn nhất của GLS - công ty Khang An được thành lập vào tháng 2/2018 với số vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng. Tiền thân là Công ty TNHH Sữa Dê Ninh Bình – thành viên trong "hệ sinh thái" Xuân Thiện Group.Ngoài ra, bà Thái Kiều Hương – cổ đông nắm giữ 4,95% và nhận quyền mua thêm 4,97% vốn GLS – là một mắt xích quan trọng trong "hệ sinh thái" Xuân Thiện Group khi từng nắm giữ nhiều vị trí lãnh đạo quan trọng của các thành viên trong tập đoàn này.
Tập đoàn Xuân Thiện làm ăn ra sao?
Tập đoàn Xuân Thiện của đại gia Ninh Bình - ông Nguyễn Xuân Thiện là anh trai của ông Nguyễn Đức Thụy (bầu Thụy) - Chủ tịch HĐQT Thaiholdings và là con trai của đại gia Nguyễn Xuân Thành - nhà sáng lập Tập đoàn Xuân Thành nổi tiếng ở Ninh Bình.
Doanh nghiệp này hoạt động trong nhiều lĩnh vực từ năng lượng (thủy điện, điện mặt trời) đến nông nghiệp công nghệ cao và vật liệu xây dựng (thép, xi măng).
Những năm trước đây, Xuân Thiện nổi tiếng với các dự án nhà máy xi măng và hơn 20 dự án thủy điện trên cả nước. Gần đây, tập đoàn dồn lực vào lĩnh vực năng lượng tái tạo với các dự án điện mặt trời quy mô lớn tại Ninh Thuận, Đắc Lắk.
Không nằm ngoài làn sóng điện gió ngoài khơi, Xuân Thiện cũng đề xuất dự án tại Tuy Phong, Bình Thuận và khảo sát dự án tại Nam Định. Cũng tại Nam Định, tập đoàn đang chuẩn bị đầu tư một loạt dự án quy mô gần 100.000 tỷ đồng gồm: tổ hợp gang thép, cảng, khu đô thị biển, nhà máy ethanol…
Năm 2023, công ty lỗ gần 107 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 22 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu giảm từ 0,36% về còn -1,82%. Tại thời điểm 31/12/2023, vốn chủ sở hữu của Xuân Thiện Group đạt 5.869 tỷ đồng, giảm 107 tỷ đồng so với đầu năm. Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu là 0,4 lần, tương ứng với số nợ phải trả là khoảng 2.348 tỷ đồng. Trong đó, công ty này cũng đã trả hết nợ trái phiếu trong nửa cuối năm 2023. Như vậy, tổng tài sản của Xuân Thiện Group ước tính khoảng 8.217 tỷ đồng.
Theo thống kê trên website của doanh nghiệp, Xuân Thiện đang sở hữu 13 nhà máy thủy điện, 7 nhà máy điện mặt trời và một trung tâm thí nghiệm. Trong đó, tổng công suất dự án điện mặt trời mà tập đoàn đã và đang đầu tư đạt đến hơn 3.070 MWp, sản lượng khoảng 5,5 tỷ kWh, tổng đầu tư 57.000 tỷ đồng, khoảng 2,4 tỷ USD.
Chứng khoán VNDirect nhận định Xuân Thiện Group đang xếp thứ hai chỉ sau Trungnam Group trong cuộc đua làm năng lượng xanh, chiếm 5,3% thị phần công suất ngành điện tái tạo.
Tuy nhiên, thời điểm cuối năm 2023, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quản lý, thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình điện theo Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII điều chỉnh.
Tại kết luận này, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra nhiều sai phạm liên quan đến loạt dự án điện mặt trời của Xuân Thiện Group.
Ngoài mảng năng lượng tái tạo, Xuân Thiện cũng còn đầu tư vào các dự án công nghiệp, nông nghiệp. Trong năm 2022, tập đoàn đã khởi công phải kể đến tổ hợp dự án thép xanh trên địa bàn tỉnh Nam Định có tổng vốn đầu tư 98.900 tỷ đồng.
Tổ hợp gồm 3 thành phần: Dự án Nhà máy gang thép số 1 Xuân Thiện Nam Định (tổng vốn đầu tư 88.000 tỷ đồng); Nhà máy cán thép Xuân Thiện (vốn đầu tư 3.000 tỷ) và Nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn Xuân Thiện Nam Định (vốn đầu tư 900 tỷ đồng) tổng diện tích sử dụng trên 425 ha, công suất 350.000 tấn/năm. Tại Nam Định, tập đoàn còn sở hữu dự án cảng biển chuyên dùng là Xuân Thiện Nam Định với quy mô vốn đầu tư là 35.000 tỷ.
Trong mảng nông nghiệp công nghệ cao, Xuân Thiện làm khu liên hợp sản xuất, chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện Thanh Hoá; dự án sữa dê hữu cơ Xuân Thiện Ninh Bình; dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp và dự án Nông nghiệp công nghệ cao Xuân Thiện CưM'gar.
Trong lĩnh vực nghỉ dưỡng, tập đoàn là chủ đầu tư của dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Cù Lao Mái Nhà (Phú Yên). Tuy nhiên đến nay dự án này vẫn đang "đắp chiếu".
- ·Hải Dương chi trả trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 9, 10 vào một kỳ
- ·Đức điều 2 tiểu đoàn xe tăng tới quốc gia láng giềng của Nga
- ·Tổng thống Ukraine tiết lộ về 5 vụ ám sát 'hụt'
- ·Phát hiện đường dây trộm hàng xuất khẩu tại sân bay Tân Sơn Nhất
- ·Hàng loạt 'ông lớn' Agribank, Vicem, MobiFone được Thủ tướng yêu cầu cổ phần hóa trước 2021
- ·Giá vàng hôm nay (16/11): Vàng trong nước tiếp tục tăng thêm 250 nghìn đồng/lượng
- ·Có 5 chương trình cho vay nhà ở từ Ngân hàng Chính sách xã hội
- ·“Việt Nam Chiến thắng COVID – Chấm dứt lao”
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Thi đua là để đào tạo, rèn luyện và xây dựng con người
- ·Mỹ nói viện trợ cho Ukraine đang giảm dần, Hungary từ chối hỗ trợ cho Kiev
- ·Dự báo thời tiết ngày và đêm 9/6/2018: Nắng nóng trên diện rộng
- ·Quyết liệt đảm bảo an toàn cho các cơ sở y tế
- ·Cẩn trọng khi sử dụng than sưởi ấm ngày rét
- ·Chính phủ ban hành nghị định về tín dụng đầu tư của Nhà nước
- ·Quyền Tổng Giám đốc mới của ngân hàng SCB là ai?
- ·Sẵn sàng ứng phó và phản ứng nhanh trong phòng chống dịch COVID
- ·Vạch trần thủ đoạn biến ô tô có dấu hiệu nhập lậu thành xe sản xuất nội địa
- ·Doanh nghiệp cần tích cực, chủ động phối hợp với cơ quan chức năng chống hàng lậu, hàng giả
- ·Không chấp nhận tình trạng người Việt kéo nhau ra nước ngoài khởi nghiệp
- ·Sáng 5/3, bắt đầu tuyển tình nguyện viên thử nghiệm vắc xin 'Made in Vietnam' thứ 2