【ty lê cươc】Hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp thì nghĩa vụ thuế như thế nào?
Luật sư Trần Cường - Văn phòng luật sư Hằng Nga. |
Trả lời:Theo quy định của pháp luật thì mọi hoạt động kinh doanh đều phải được đăng ký, cấp giấy phép kinh doanh và nộp thuế. Cụ thể, Điều 79, Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ”. Chỉ trừ các trường hợp: Hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp thì không phải đăng ký hộ kinh doanh.
Điều 81, Nghị định 01/2021/NĐ-CP nêu rõ: “Chủ hộ kinh doanh thực hiện các nghĩa vụ về thuế, các nghĩa vụ tài chính và các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật”.
Đối với hoạt động không đăng ký kinh doanh cũng như không khai báo thuế, tùy từng trường hợp, người kinh doanh có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nếu kinh doanh phần mềm nhưng không đăng ký kinh doanh, không nộp thuế, bạn có thể bị truy thu thuế thu nhập cá nhân từ các năm trước.
Theo quy định của pháp luật về thuế, việc truy thu thuế áp dụng với các trường hợp sau: Không tuân thủ quy định về đăng ký hoạt động kinh doanh; không tuân thủ quy định về khai báo thuế đúng quy định; không tuân thủ quy định về nộp thuế đúng quy định; có dấu hiệu gian lận thuế hoặc trốn thuế; không tuân thủ quy định về giấy tờ, chứng từ liên quan đến hoạt động kinh doanh.
Hành vi trốn thuế, tùy theo tính chất, mức độ và hậu quả vi phạm, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Về xử phạt vi phạm hành chính: Theo quy định tại Điều 17, Nghị định 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 thì hành vi không nộp hồ sơ đăng ký thuế, người có hành vi vi phạm có thể bị phạt tiền:
- 1 lần (số tiền trốn thuế) nếu có từ 1 tình tiết giảm nhẹ trở lên.
- 1,5 lần nếu không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
- 2 lần nếu có 1 tình tiết tăng nặng.
- 2,5 lần nếu có 2 tình tiết tăng nặng.
- 3 lần nếu có từ 3 tình tiết tăng nặng trở lên.
Ngoài việc bị phạt tiền, người có hành vi vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước và buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trên hồ sơ thuế (nếu có).
Theo như quy định trên, việc có kinh doanh phần mềm, nhưng chưa đăng ký kinh doanh là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, ngoài việc bị phạt tiền đối với hành vi vi phạm, bạn còn phải nộp đủ số tiền mà bạn đã không nộp từ thời điểm bắt đầu kinh doanh đến khi hoàn tất thủ tục đăng ký thuế.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Cử tri huyện Cần Giuộc kiến nghị nhiều vấn đề liên quan đến dự án chậm triển khai
- ·Trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ về hụi
- ·Bất động sản TP.HCM: Thị trường có thực sự đi xuống?
- ·Tín dụng tăng cao, cảnh báo “bong bóng” thị trường bất động sản
- ·“Tắm bùn” trên đoạn đường Ngọc Hồi
- ·TP.HCM: Lấy đâu 30.000 tỷ đồng di dời nhà ven kênh?
- ·Thị trường bất động sản: Không lo thiếu vốn
- ·Triển vọng thị trường bất động sản Đà Nẵng năm 2018 trong mắt chuyên gia
- ·Giá vàng hôm nay 03/8/2024: Vàng miếng SJC tăng thêm nửa triệu đồng ở chiều mua
- ·Lên thành phố, thị trường bất động sản Phúc Yên tăng nhiệt
- ·Chủ tịch UBND tỉnh
- ·Chưa tổ chức cưỡng chế thi hành án là do: “chấp hành viên” thiếu kinh nghiệm?!
- ·Cảnh sát giao thông bắt cướp
- ·Bảng chỉ đường... làm xiếc!
- ·Giá vàng hôm nay 03/10: Vàng nhẫn tăng lên trên 83 triệu đồng
- ·Nhà phố: Đằng sau những thông tin tốt
- ·Nhiều bạn đọc giúp đỡ anh Dương Văn Khang
- ·TPBank đẩy mạnh các gói vay mua nhà, mua xe lãi suất cạnh tranh dịp cuối năm
- ·7 địa phương cơ bản hoàn thành chỉnh lý biến động đất đai
- ·Bất động sản Việt thu hút thêm hơn 800 triệu USD vốn FDI