会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bxh eredivisie】Nhà giáo kháng chiến!

【bxh eredivisie】Nhà giáo kháng chiến

时间:2024-12-23 11:40:19 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:823次

Được tôi luyện,bxh eredivisie trưởng thành trong chiến tranh, các thế hệ nhà giáo kháng chiến rất bản lĩnh, kiên cường trong những năm bom rơi, đạn lạc. Giờ đây, khi gặp nhau giữa mùa xuân thanh bình, các nhà giáo kháng chiến luôn là những tấm gương sáng, niềm tự hào của giáo dục tỉnh nhà.

Các nhà giáo kháng chiến vui mừng trong buổi gặp gỡ đầu xuân mới.

Vừa chiến đấu, vừa dạy chữ, học chữ

Những ngày cận tết, buổi gặp gỡ giữa những nhà giáo kháng chiến và các thế hệ nhà giáo tiếp nối truyền thống giáo dục vừa qua càng thêm nhiều ý nghĩa. Thầy Ngô Chi Lăng, cựu giáo viên Trường Tây Đô (giai đoạn năm 1962-1966), chia sẻ: “Tôi xuất thân là giáo viên Trường Tây Đô (xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ), chuyện dạy chữ cho học trò những ngày chiến tranh gian khổ, khó khăn và nguy hiểm dữ lắm, ranh giới giữa sống và sẵn sàng hy sinh luôn cận kề. Thầy trò chúng tôi đùm bọc, che chở nhau, chỉ với một mục tiêu trước nhất là chiến đấu vì hòa bình dân tộc, dạy chữ để diệt “giặc dốt”, tạo nguồn cán bộ có trình độ cho cách mạng. vối quyết tâm: một chữ cũng dạy, một học sinh chúng tôi cũng đến lớp. Học trò ngày đó lớn tuổi, có em 15, 20 tuổi mà mới học lớp 2, lớp 3, ấy vậy mà ham học, không bỏ học buổi nào”.

Ở tuổi 80, có những chuyện quên ít nhiều nhưng với chuyện dạy học trò thời đó thầy Lăng vẫn nhớ như in, không nhầm lẫn. Thầy Lăng là một trong những giáo viên kháng chiến đầu tiên của Trường Tây Đô (thành lập vào năm 1964), với tên gọi ban đầu là Trường Phổ thông nội trú cấp II Tây Đô (tiền thân của Trường THPT Tây Đô hiện nay). Khóa đầu tiên trường có 2 lớp, với 72 học sinh tại ấp 6, xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Cần Thơ (nay là tỉnh Hậu Giang). Giai đoạn này, trường có 3 phân hiệu ở huyện Long Mỹ, huyện Ô Môn và huyện Châu Thành - Phụng Hiệp. Thầy Lăng nhớ lại: “Hồi đó, những buổi lên lớp, những giờ được dạy học trò rất quý giá. Sau mỗi trận càn quét của địch, chuyện đầu tiên là thầy trò tìm lại nhau, kiểm tra lại sĩ số, thấy còn đủ mặt là thầy trò mừng đến khóc rồi lại tiếp tục học với quyết tâm diệt “giặc dốt” ra khỏi quê hương mình”. Năm 1967, thầy Lăng theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc tham gia vào đội thanh niên xung phong, chiến đấu vì hòa bình, độc lập của dân tộc.

Học sinh của Trường Tây Đô ra trường đều tham gia công tác và phần lớn tham gia lực lượng vũ trang: Tiểu đoàn Tây Đô của tỉnh Cần Thơ, Quân khu 9, Trung ương cục miền Nam và cung cấp nguồn lực chuẩn bị Tổng tấn công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968. Vừa là học trò của thầy Lăng, sau này tham gia học tập trở thành giáo viên, với cô Phạm Thị Ngọc Ánh (Sáu Ánh), những kinh nghiệm dạy và đứng lớp tại xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ thời kháng chiến ấy luôn là động lực để cô thêm yêu và truyền nghề lại cho con cháu. Cô Ánh kể: “Năm 1962, khi đó tôi đã 15 tuổi rồi, tham gia học lớp 5, được thầy Lăng dạy dỗ rất tận tình, thầy truyền lửa nghề, cách dạy học trò lòng yêu nước cho tôi qua từng lời giảng. Hồi đó, chủ yếu là người biết chữ dạy người chưa biết chữ, dạy bằng chính cái tâm diệt “giặc dốt”. Thấm nhuần lời dạy của thầy, sau này lớn lên tham gia cách mạng, học tập nâng cao tôi đã trở thành giáo viên Trường Nguyễn Việt Hồng (năm 1973), tiếp tục dạy chữ cho học trò”.

Chuyện dạy học thời kháng chiến nguy hiểm và gian nan. Khi đó, bàn ghế, dụng cụ học tập nào có gì, chỉ là vài miếng mo cau lót đất để học trò ngồi, ít thanh tre thầy cô ráp lại thành bàn, mái trường bằng lá dừa nước, cột bằng cây đủng đỉnh chôn chân, bút viết bằng than củi, tập bằng sân đất, lá chuối, hay giấy tập vàng khè… thiếu thốn đủ bề. Ấy vậy mà học trò đều gắng học, chăm chỉ và thành tài rất nhiều.

Niềm tin, lòng tự hào của giáo dục Hậu Giang

Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Đảng luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, xem đây là nhiệm vụ quan trọng của công cuộc kháng chiến. Trong thời gian này, đội ngũ nhà giáo đã vượt qua mọi khó khăn gian khổ, vững tay bút, chắc tay súng để hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng giao phó.

Là giáo viên kháng chiến có thời gian giảng dạy lâu nhất với hơn 36 năm trong nghề, (từ năm 1974 đến năm 2010), cô Nguyễn Thanh Út, ở xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, chia sẻ: “Cô trò chúng tôi được giảng dạy, được học tập, được cống hiến, tất cả đều dựa vào lòng dân, sự yêu thương, hết lòng cưu mang, đùm bọc của bà con. Chính đó là động lực để chúng tôi vượt mọi khó khăn, nguy hiểm, quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ “trồng người”. Giờ đây, đã về hưu nhưng những giáo viên kháng chiến chúng tôi vẫn luôn hết mình với nghề, luôn dõi theo sự phát triển của giáo dục tỉnh nhà, hiến kế, “truyền lửa” nghề giáo cho các thế hệ tiếp nối”.

Đó là những tấm gương sáng, niềm tự hào đối với thế hệ giáo viên hôm nay. Cô Nguyễn Thị Ngọc Anh, giáo viên Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thuận Hưng, huyện Long Mỹ, chia sẻ: “Tôi rất vinh dự khi được tham gia buổi họp mặt đầu tiên của Ban liên lạc giáo viên kháng chiến huyện Long Mỹ tổ chức họp mặt mới đây. Với tôi mỗi lời chia sẻ, sự nhiệt huyết với chuyện dạy chữ của các nhà giáo kháng chiến, càng làm tôi thêm tự hào khi được sinh ra, lớn lên ở vùng đất hiếu học Long Mỹ này. Tiếp nối truyền thống hiếu học của cha, ông, tôi đang bồi dưỡng, rèn luyện gắn chặt việc dạy chữ, đi đôi với dạy học sinh làm người, xây dựng nhiều mô hình học tập chất lượng, để mỗi học sinh phát triển toàn diện”.

Nhiều “hạt giống đỏ” được đào tạo từ những nhà giáo kháng chiến nhiệt huyết, yêu nghề, yêu quê hương trở thành giáo viên, lãnh đạo các cấp, các ngành trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc sau này. Ông Bùi Văn Dũng, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, nguyên Bí thư Huyện ủy Phụng Hiệp, cho biết: “Trân trọng lắm những hy sinh, đóng góp hết mình của các thầy, cô giáo kháng chiến. Thầy cô là niềm tự hào của giáo dục Hậu Giang, khi đã vượt khó, kiên trì bám dân, bám đất, bám chiến trường công tác và chiến đấu, hoàn thành tốt cả 2 nhiệm vụ đánh giặc và dạy học”.

Toàn tỉnh có khoảng 738 nhà giáo kháng chiến. Trong đó, có 348 nhà giáo kháng chiến đã hy sinh. Hiện còn khoảng 440 nhà giáo. Thành quả của giáo dục và đào tạo tỉnh nhà hiện nay, có sự đóng góp to lớn của các thầy, cô giáo kháng chiến. Thầy cô đã cống hiến tuổi xuân của mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; viết tiếp trang sử hào hùng, vẻ vang của đội ngũ nhà giáo trong lịch sử đấu tranh của dân tộc ta, Nhân dân ta.

 

Bài, ảnh: CAO OANH

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Thương cậu học trò lên xã xin quan tài về chôn cất cha
  • DN Nga sẵn sàng bán thịt cho thị trường Việt Nam
  • DN châu Âu đánh giá môi trường kinh doanh Việt Nam
  • TP.HCM: Truy thu và phạt trên 750 tỷ đồng từ kiểm tra, thanh tra thuế
  • 30 tuổi công danh chưa thành, tôi không dám nghĩ đến chuyện yêu
  • Jisoo xinh đẹp ủng hộ phim mới của mỹ nhân 'Snowdrop'
  • RHN: Kiểm toán “bó tay” với báo cáo tài chính
  • Người Việt Nam được dự báo giàu lên nhanh nhất thế giới
推荐内容
  • Xin giữ lấy nụ cười thiên thần của bé gái mắc bệnh ung thư
  • 'Hẹn hò chốn công sở' đạt 32 triệu giờ xem, đứng thứ 3 toàn cầu
  • CDP mở rộng hoạt động công bố thông tin về môi trường khu vực châu Á
  • Hướng dẫn chi tiết một số quy định về sở hữu trí tuệ
  • Thót tim cảnh chiến đấu cơ sà sát đầu lính nữ
  • Quảng Ninh: Phấn đấu thu hút 17 triệu lượt khách du lịch trong năm 2024