【bóng đá trực.tiếp】Sẽ bám sát để đẩy nhanh tiến độ triển khai 16 dự án phát triển Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long: Làm gì để nguồn lực đầu tư thoát thế “giậm chân tại chỗ”?ẽbámsátđểđẩynhanhtiếnđộtriểnkhaidựánpháttriểnĐồngbằngsôngCửbóng đá trực.tiếp Đồng bằng sông Cửu Long: Nhiều lợi ích từ lối canh tác lúa hữu cơ Đồng bằng sông Cửu Long: Cho vay đến 3 tỷ đồng không cần thế chấp cho Đề án 1 triệu ha lúa |
Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc chia sẻ tại phiên họp. |
Quan tâm triển khai 16 dự án đã có chủ trương
Đại biểu Trần Thị Hoa Ry (Bạc Liêu) cho hay, thời gian vừa qua và đặc biệt trong Báo cáo trước Quốc hội của Thủ tướng Chính phủ có tới 4 - 5 lần nhắc đến việc phát triển đầu tư cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu được phê duyệt với tổng chiều dài khoảng 212km, quy mô bốn làn xe. Trong đó, đoạn Hà Tiên - Rạch Giá dài khoảng 100km và đoạn Rạch Giá - Bạc Liêu dài khoảng 112km. |
Qua theo dõi đại biểu nhận thấy, Đảng, Nhà nước, Chính phủ cũng đã ưu tiên nhiều nguồn lực cho việc liên kết và phát triển kinh tế của vùng, từ ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển giáo dục, củng cố kết cấu hạ tầng… Đây là những vấn đề đại biểu đề cập nhiều lần ở trong các kỳ họp Quốc hội.
Theo đại biểu, năm 2023, Chính phủ cũng quan tâm phân bổ thêm cho Đồng bằng sông Cửu Long trên 4.000 tỷ đồng để khắc phục những vấn đề sạt lở của vùng. Gần đây nhất, tuyến cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Hà Tiên sẽ được khởi công vào năm 2026 là một điểm rất mừng cho vùng.
Bên cạnh đó, đại biểu Trần Thị Hoa Ry đặt vấn đề về việc triển khai 16 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 2,5 tỷ đồng cho phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long.
“Tôi thấy rằng chủ trương đã bàn rất lâu rồi, từ 2021 - 2022 - 2023 nhưng đến thời điểm hiện nay cơ chế vẫn chưa gỡ được, vẫn còn trên hồ sơ chưa được triển khai vào trong thực tiễn. Tôi đề nghị trong năm tới, Chính phủ cũng cần phải tập trung có giải pháp để gỡ” – Đại biểu Hoa Ry kiến nghị.
Đại biểu Trần Thị Hoa Ry phát biểu tại Tổ 6. |
Vướng ở khâu đề xuất dự án
Về vấn đề Đồng bằng sông Cửu Long, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc chia sẻ một số tác động của biến đổi khí hậu tới khu vực này.
Theo đó, mực nước biển dâng cao do băng ở Bắc Cực tan ra, dẫn đến ngập lụt, xâm nhập mặn và thiếu nước ngọt tại Đồng bằng sông Cửu Long. Hoạt động thủy điện trên đầu nguồn sông Mekong cũng gây ảnh hưởng đến nguồn nước của đồng bằng. Thêm vào đó là các vấn đề như xói lở, sụt lún đất cũng đe dọa sinh kế của hơn 20 triệu người dân sống tại đây.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc khẳng định: “Chúng ta cần phải có một chiến lược với nhiều giải pháp đồng bộ để đối phó một cách toàn diện với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long. |
Từ những vấn đề đó, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc khẳng định: “Chúng ta cần phải có một chiến lược với nhiều giải pháp đồng bộ để đối phó một cách toàn diện với biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ví dụ như hệ thống cống ngăn mặn giữ ngọt, hệ thống đê, hệ thống chống xói lở, hệ thống hồ như thế nào… để đảm bảo cung cấp nước ngọt cho vùng”.
Trao đổi với ý kiến của đại biểu Trần Thị Hoa Ry về 16 dự án thích ứng với biến đổi khí hậu của Đồng bằng sông Cửu Long, Phó Thủ tướng cho biết, trước đó Chính phủ đã đồng ý và ra Nghị quyết chủ trương vay vốn ODA với mức vốn 2,53 tỷ USD cho 16 dự án này.
Sau khi có chủ trương, Bộ Tài chính đã đôn đốc để ký hiệp định vay nhưng không hoàn thành được. Đề cập nguyên nhân, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu: Khi có dự án được phê duyệt thì Bộ Tài chính mới có căn cứ làm việc với các nhà tài trợ để ký hiệp định vay vốn. Để hoàn thiện dự án thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo các tỉnh trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định đầu tư.
“Sau đó, khi triển khai các dự án thì “loay hoay” mấy năm trời, dù chúng tôi cũng đôn đốc liên tục. Thế nhưng khi hoàn thành thì đề xuất đầu tư lại lên tới 3,3 tỷ USD. Muốn triển khai được thì phải đề nghị Chính phủ ra Nghị quyết mới, bởi chủ trương ban đầu Chính phủ duyệt là 2,53 tỷ USD” - Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc diễn giải.
Vì lý do đó, hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải chỉ đạo cho các địa phương điều chỉnh lại dự án cho phù hợp với chủ trương mà Chính phủ đã phê duyệt. Sau khi các dự án được thông qua Bộ Tài chính (Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại) sẽ làm việc ngay với các nhà tài trợ để ký hiệp định tín dụng.
“Chúng tôi sẽ bám sát để đẩy nhanh vấn đề này” - Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc khẳng định./.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Mua keo dán gạch ở đâu uy tín và chất lượng tại TP.HCM?
- ·Con đường lạ ở Khánh Hòa: Khách đi bộ giữa biển, check
- ·Hạ viện Anh bác kiến nghị của bà May về Brexit: Tín hiệu báo nguy
- ·Đặc sản gỏi cá nhệch ở Ninh Bình chấm loại nước sốt đọc trẹo miệng
- ·Thủ tướng chỉ đạo tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử
- ·Thế giới nên đặt niềm tin vào Triều Tiên với lời hứa phi hạt nhân hóa
- ·Hoài nghi về mối quan hệ Mỹ
- ·Thế giới "chậm chân" trong cuộc đua ngăn Trái Đất nóng lên
- ·Tác động của giá xăng dầu đến CPI và một số yếu tố làm CPI tăng trong những tháng cuối năm
- ·Phó Tổng thống Pence: Mỹ không để Trung Quốc đe dọa trên Biển Đông
- ·Xây dựng vùng nguyên liệu cây ăn quả ở Đồng Tháp Mười
- ·Tổng thống Mỹ có khả năng gặp Chủ tịch Trung Quốc tại Hội nghị G20
- ·Nem rán, chạo tôm của Việt Nam lọt top món ăn nhẹ ngon nhất thế giới
- ·YouTuber nổi tiếng người Mỹ bị ‘chặt chém’ ở phố đi bộ TPHCM
- ·Hà Nội xử phạt 7.334 cơ sở vi phạm về phòng cháy, chữa cháy
- ·Cạnh tranh Nga và Mỹ liệu có lan tới khu vực Đông Nam Á
- ·Vượt núi, băng cát ngắm bình minh đầu tiên trên đất liền ở Mũi Đôi
- ·Tỷ phú Mark Zuckerberg, Tim Cook 'đi chơi' ở đâu trong mùa hè này
- ·Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp
- ·Bà con ở Mai Châu sáng ra đồng, tối làm 'nghệ sĩ', du khách ấn tượng khó quên