会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tiso truc tuyen】Sức sống mới của thành phố năng động!

【tiso truc tuyen】Sức sống mới của thành phố năng động

时间:2024-12-23 21:23:02 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:610次

Một đô thị trẻ bên dòng Xà No và là điểm tựa quan trọng thúc đẩy sự phát triển chung của tỉnh và tiểu vùng Tây sông Hậu,ứcsốngmớicủathnhphốnăngđộtiso truc tuyen thành phố Vị Thanh đang từng ngày “thay da đổi thịt” về mọi mặt, góp phần đưa đời sống vật chất và tinh thần của người dân phát triển.

Một góc đô thị Vị Thanh bên dòng kênh Xà No.

Ông Võ Minh Tâm, Bí thư Thành ủy Vị Thanh, cho biết: Qua 20 năm tái lập, được sự quan tâm của Trung ương và tỉnh, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân thành phố Vị Thanh luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo, phát huy những tiềm năng, thế mạnh của địa phương, phấn đấu khắc phục khó khăn, từ đó đạt được nhiều thành tựu trong xây dựng và phát triển.

Đô thị phát triển

Thừa hưởng lợi thế là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh, thời gian qua, thành phố Vị Thanh được ưu tiên trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó với sự hiện diện của các cơ quan hành chính cấp tỉnh cũng như sự xuất hiện của một số doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực thương mại - dịch vụ và hệ thống ngân hàng đã làm đổi thay nhanh chóng bộ mặt đô thị Vị Thanh. Điểm nhấn khi nhắc đến thành phố Vị Thanh là nhiều người nghĩ ngay đến bờ kè Xà No, nơi gắn liền với dòng sông Xà No, một đường giao thông thủy huyết mạch của vùng ĐBSCL. Bởi dòng kênh Xà No đêm ngày xuôi ngược hàng trăm ghe, tàu vận chuyển lúa gạo, hàng hóa cùng sự lưu thông qua lại của người dân. Ngoài ra, dòng Xà No còn là nơi gắn liền với những lễ hội, sự kiện quan trọng của tỉnh và vùng ĐBSCL như Festival lúa gạo, lễ hội đua ghe ngo của đồng bào dân tộc Khmer. Hiện nay, với nhiều ngôi nhà kiên cố nằm cặp theo bờ kè đang tạo nên bức tranh khang trang của một thành phố trẻ.

Mô hình trồng khóm Cầu Đúc mang lại niềm vui cho người dân thành phố Vị Thanh trong việc làm giàu và giảm nghèo bền vững.

Cùng với bờ kè Xà No, một trong những điều không chỉ người dân ở thành phố Vị Thanh mà cả những người ngoài thành phố đều cảm thấy ngỡ ngàng trước sự đổi thay của Vị Thanh hôm nay là cơ sở hạ tầng được đầu tư khang trang rất nhiều so với những ngày mới thành lập thị xã Vị Thanh năm 1999 (nay là thành phố Vị Thanh). Theo đó, từ cửa ngõ vòng xoay cầu Mương Lộ tiếp giáp huyện Vị Thủy, đi thẳng vào trung tâm thành phố là những con đường được xây dựng hiện đại, đáp ứng nhu cầu vận chuyển, đi lại của người dân. Ấn tượng là đại lộ Võ Nguyên Giáp bởi sự rộng rãi và những hàng cây rợp mát, đồng thời ven hai bên đường là những ruộng lúa xanh tươi, công trình trụ sở Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành của tỉnh và nhiều khu dân cư. 

Anh Nguyễn Văn Hùng cho biết, anh sống ở huyện Long Mỹ, lâu lâu đi qua thành phố Vị Thanh thấy đường sá ở đây mở rộng và làm mới nhiều quá. Không chỉ có anh mà nhiều người ở địa phương khác cũng thấy như vậy về sự đổi thay của Vị Thanh hôm nay. Ông Trần Công Đức (62 tuổi), người dân ở đường Đồ Chiểu, phường I, thành phố Vị Thanh, chia sẻ: “Tôi còn nhớ rất rõ ngày mới thành lập thị xã. Khi đó, xung quanh Vị Thanh chỉ có mấy con đường chính, như: Trần Hưng Đạo, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Thái Học, Lê Hồng Phong… Tuy nhiên, đường nhỏ và xuống cấp nên vào mùa mưa thường bị ngập, có nơi xuất hiện ổ gà. Bên cạnh đó, nhà cửa thì còn lụp xụp, cửa hàng ít, chủ yếu là những tiệm tạp hóa nhỏ… Thế nhưng, nhờ được sự quan tâm đầu tư, nhất là khi Vị Thanh từ thị xã lên thành phố thì quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, từ đó tạo ra bộ mặt Vị Thanh không ngừng đổi thay và phát triển”.

Có thể thấy, khi hệ thống hạ tầng đô thị được đầu tư đồng bộ đã tạo điều kiện thúc đẩy các loại hình kinh doanh dịch vụ, thương mại trên địa bàn thành phố phát triển. Toàn thành phố có 8 chợ; trong đó có một chợ loại I, nhiều trung tâm thương mại, cửa hàng đáp ứng đầy đủ nhu cầu mua sắm của người dân trong và ngoài thành phố. Đồng thời, nhiều khu dân cư mới được hình thành với hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh và kiến trúc hiện đại đã góp phần tăng quỹ nhà ở, tạo môi trường sống tốt, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho người dân và làm cho đô thị thêm khang trang. Hiện tỷ lệ nhà ở kiên cố, bán kiên cố khu vực nội thành chiếm hơn 90%. Cùng với đó, hệ thống giáo dục đạt chuẩn quốc gia chiếm 80% số trường; 100% phường, xã đều có trạm y tế, với trang thiết bị đầy đủ.

Ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch UBND thành phố Vị Thanh, cho hay: Việc mở rộng Vị Thanh trở thành đô thị loại II như hôm nay đã có nhiều tác động tích cực đến mọi mặt trong đời sống của người dân. Đặc biệt là giải quyết tốt việc làm cho lao động tại địa phương và một số vùng lân cận thông qua các khu, cụm công nghiệp đi vào hoạt động. Vị Thanh đang vươn mình trở thành một thành phố đầy tiềm năng và là trung tâm giao lưu kinh tế của tiểu vùng Tây Nam sông Hậu, tiểu vùng Bắc bán đảo Cà Mau, đồng thời liên kết với các đô thị vệ tinh trong tỉnh và thành phố Cần Thơ thông qua các tuyến Quốc lộ 61, Quốc lộ 61C, tuyến tỉnh lộ đi Kiên Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ, Bạc Liêu và dòng kênh xáng Xà No.

Nông thôn khang trang

Song song với nhiệm vụ xây dựng đô thị đạt chuẩn loại II, thời gian qua thành phố Vị Thanh còn tập trung đầu tư cho các vùng nông thôn trên địa bàn. Đặc biệt, thông qua chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) được triển khai từ cuối năm 2010, nhiều chương trình, dự án thiết thực được thực hiện, từ đó tạo ra diện mạo mới cho bộ mặt nông thôn, đời sống vật chất và tinh thần của người dân thêm phát triển. Đến nay, thành phố có 4/4 xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM, trong đó Tân Tiến vinh dự là xã đầu tiên của thành phố đạt chuẩn NTM vào năm 2014. Nét nổi bật đầu tiên trong quá trình xây dựng NTM của thành phố là địa phương tranh thủ mọi nguồn lực hỗ trợ để đầu tư mới và nâng cấp, sửa chữa nhiều công trình cơ sở hạ tầng nông thôn được khang trang, đáp ứng nhu cầu về nhiều mặt cho người dân trong và ngoài thành phố. Đồng thời, tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, trong đó hình thành được nhiều tuyến đường nông thôn có cảnh quan đẹp và đạt giải cao cấp tỉnh. 

Cụ thể, hiện thành phố có 100% tuyến đường liên xã, trục xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa và hơn 88% tuyến đường trục ấp, liên ấp được bê tông hóa, không lầy lội vào mùa mưa; 100% diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại các xã được khép kín để chủ động tưới và tiêu nước; 100% diện tích đất sản xuất nông nghiệp được cơ giới hóa từ khâu làm đất, gieo trồng và thu hoạch, đồng thời đưa vào vận hành trạm bơm điện thông minh đầu tiên của tỉnh ở xã Vị Tân. Đặc biệt, trong điều kiện biến đổi khí hậu, hạn hán và xâm nhập mặn ngày càng gay gắt, các ngành chức năng của thành phố đã đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM. Trong đó, đã xây dựng được nhiều mô hình sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của từng vùng, từng địa phương. Nổi bật là hình thành vùng chuyên canh khóm Cầu Đúc với diện tích gần 2.000ha thuộc xã Hỏa Tiến, Tân Tiến, Hỏa Lựu và Vị Tân; đồng thời gắn với xây dựng thương hiệu khóm Cầu Đúc Hậu Giang được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến.

Ông Phạm Văn Sử, ở ấp Thạnh An, xã Hỏa Tiến, bộc bạch: “Khi được chính quyền địa phương vận động, tôi đã phá bỏ 6 công dừa nước để bơm sình trồng khóm. Từ cách làm này đã giúp cho gia đình có nguồn thu nhập từ 50-60 triệu đồng/năm. Thấy việc làm của tôi hiệu quả nên nhiều hộ nơi đây đã làm theo và thu về kết quả tương tự”. Còn theo nhiều hộ dân trồng khóm ở ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, ngày trước khi chưa có tuyến đường ô tô về trung tâm xã thì sau khi thu hoạch khóm xong phải lấy ghe, xuồng chở khóm ra kênh Lầu để bán nên rất vất vả. Nhưng từ khi có lộ thì công việc khó khăn trước kia không còn, vì thu hoạch khóm xong là thương lái đưa xe tải 4-5 tấn chạy đến tận rẫy chở khóm cho bà con.

Ông Nguyễn Bé Sáu, Phó phòng Kinh tế thành phố Vị Thanh, thông tin: Ngoài cây khóm, toàn thành phố còn có 842 mô hình sản xuất hiệu quả, trong đó 125 mô hình đạt lợi nhuận từ 150 triệu đồng/ha/năm trở lên, đồng thời có nhiều sản phẩm đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và sản phẩm OCOP như: khóm Cầu Đúc, rượu khóm, nước màu khóm, mứt khóm... Đến cuối năm 2019, thu nhập bình quân đầu người tại 4 xã của thành phố đạt trên 46 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 2 lần so với năm 2011; tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 3%, giảm hơn 10% so với năm 2011.

Ông Võ Minh Tâm, Bí thư Thành ủy Vị Thanh, cho biết thêm: Việc thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM và công nhận đô thị mở rộng loại II trong năm 2019 đã về đích sớm hơn một năm so với Nghị quyết của Tỉnh ủy và Thành ủy đề ra. Đánh dấu cho mốc son này là ngày 28-12, UBND tỉnh long trọng tổ chức lễ công bố với niềm vui, phấn khởi của toàn Đảng bộ và Nhân dân thành phố. Để Vị Thanh xứng tầm là đô thị loại II, thời gian tới thành phố sẽ tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp để hoàn chỉnh các tiêu chuẩn đạt ở mức thấp. Đồng thời đề ra chiến lược phát triển theo định hướng chung của tỉnh và khu vực, cũng như huy động tối đa mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển; đặc biệt là những giải pháp mới có tính đột phá...

Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Khắc phục tình trạng ùn tắc tại cảng Cát Lái, tạo luồng vận chuyển hàng hóa thông suốt
  • Tạo môi trường du lịch thân thiện
  • Sẽ liên tục tổ chức chuyên đề giới thiệu về thị trường chứng khoán phái sinh
  • Ngày 9/10, Quỹ mở SSI
  • Tăng cường áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn, nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may
  • Doanh thu du lịch tháng 4 tăng 2,65%
  • Chỉ 15K để... khám phá Huế
  • Hơn 26,3 ngàn lượt khách tham quan di tích Huế ngày Quốc khánh
推荐内容
  • Chủ động phòng bệnh cho gia súc, gia cầm
  • Góc đầu tư: Cổ phiếu SCR
  • Anh công bố bản đồ chiến trường ở Ukraine mới nhất
  • Lối đi nào để nước mắm truyền thống Việt cạnh tranh trên thị trường
  • Người Dầu khí học Bác từ những điều bình dị nhất
  • Đầu tư 5 triệu USD nâng cấp cảng Chân Mây