【ti le cuoc bong da hom nay】Ứng phó với hội chứng MERS
Mặc dù hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút Corona (MERS - CoV) gây ra không còn “nóng” như trước đây - khi mới bùng phát, nhưng việc phòng chống không được lơ là. Sở Y tế vẫn tiếp tục triển khai các chương trình tập huấn và chỉ đạo thực hiện những biện pháp ứng phó với hội chứng MERS - CoV…
Tư vấn về bệnh cho người dân. Ảnh chụp tại Bệnh viện Đa khoa Mỹ Phước
Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút Corona (MERS - CoV) gây nên, bệnh có khả năng lây truyền từ người sang người, chủ yếu trong nhóm người có tiếp xúc gần và người mắc bệnh có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp tính: Sốt, ho, viêm phổi nặng và nhanh chóng dẫn đến suy hô hấp. Ngoài ra, có thể kèm theo các triệu chứng về đường tiêu hóa như tiêu chảy và có thể gây suy tạng, đặc biệt là suy thận, nguy cơ tử vong cao. Theo các chuyên gia y tế, đây là dịch bệnh có tỷ lệ tử vong tương đối cao, lan truyền nhanh, thời gian ủ bệnh dài, tuy nhiên hiện chưa có thuốc cũng như vắc xin phòng bệnh.
Người bị nhiễm MERS - CoV thường có biểu hiện của nhiễm trùng đường hô hấp gồm sốt trên 380C, ho, khó thở, thở dốc. MERS - CoV có thể lan truyền giữa những người tiếp xúc gần bao gồm cả nhân viên y tế, người thân của bệnh nhân. 75% ca bệnh gần đây là lây nhiễm thứ phát từ người sang người qua tiếp xúc gần, ghi nhận cho thấy các trường hợp lây nhiễm thứ phát là các cán bộ y tế trực tiếp khám, điều trị và chăm sóc bệnh nhân MERS - CoV.
Căn cứ vào tình hình và đặc điểm dịch tễ của bệnh, Bộ Y tế nhận định nguy cơ lây lan dịch bệnh vào Việt Nam là hoàn toàn có thể do nước ta có giao lưu thương mại, du lịch với Hàn Quốc và các quốc gia Trung Đông. Dịch có thể xâm nhập vào Việt Nam cũng như có khả năng bùng phát thành dịch lớn tại cộng đồng nếu không chủ động triển khai các biện pháp phòng chống do MERS - CoV lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc gần, đặc biệt đã ghi nhận các trường hợp là các cán bộ y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân. Nguy cơ bệnh có thể xâm nhập vào nước ta thông qua các khách du lịch, người lao động về từ vùng Trung Đông hoặc khách nhập cảnh có thời gian ở, đi qua vùng Trung Đông.
Các biện pháp ứng phó được thực hiện nhằm phát hiện sớm trường hợp nhiễm MERS - CoV, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong. Sở Y tế cũng đã đề ra chương trình phòng chống bệnh này với các tình huống giả định từ chưa có ca bệnh đến xuất hiện ca bệnh hoặc dịch lây lan trong cộng đồng. Đồng thời, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi các cấp chỉ đạo các ngành, đặc biệt là ngành y tế xây dựng kế hoạch phòng chống dịch trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bác sĩ chuyên khoa 1 Quách Hoàng Mỹ, Trưởng khoa Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm thuộc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, cho rằng các lớp tập huấn về dịch MERS - CoV vẫn được tổ chức cho cán bộ y tế các cấp. Bên cạnh đó là tăng cường giám sát các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính không rõ nguyên nhân có yếu tố dịch tễ liên quan thông qua hệ thống giám sát cúm trọng điểm và giám sát các trường hợp nghi ngờ tại các cơ sở khám chữa bệnh, cộng đồng. Rà soát, cập nhật những hướng dẫn kỹ thuật về giám sát, dự phòng xử lý ổ dịch theo tình hình dịch. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cũng thường xuyên tổ chức đánh giá nguy cơ để đề xuất các biện pháp ứng phó phù hợp. Kiện toàn đội chống dịch cơ động, sẵn sàng hỗ trợ các địa phương điều tra, xử lý ổ dịch.
Ngoài ra, ngành y tế cũng tăng cường giám sát các chùm ca bệnh viêm đường hô hấp cấp tính không rõ nguyên nhân có yếu tố dịch tễ liên quan tại cộng đồng. Áp dụng việc báo cáo hàng ngày và chia sẻ thông tin kịp thời. Tổ chức khoanh vùng ổ dịch, triển khai các biện pháp hạn chế đi lại khi cần thiết, áp dụng các biện pháp phòng bệnh rộng rãi, bắt buộc đối với toàn bộ người dân trong khu vực ổ dịch. Tiếp tục triển khai giám sát MERS - CoV thông qua hệ thống giám sát trọng điểm cúm; đẩy mạnh việc giám sát dựa vào sự kiện thông qua các trang tin điện tử, báo chí, thông tin của các nguồn chính thức và không chính thức để kịp thời xác minh, tổ chức điều tra phát hiện ổ dịch, khoanh vùng, xử lý sớm các ổ dịch trong cộng đồng. Thực hiện giám sát chặt chẽ hành khách tại cửa khẩu: Khai báo y tế đối với hành khách nhập cảnh, tiếp tục duy trì kiểm tra sàng lọc nhằm phát hiện các trường hợp nghi ngờ tại cửa khẩu. Tăng cường giám sát, gửi mẫu xét nghiệm để xác định sự lưu hành, biến đổi, mức độ lây lan MERS - CoV. Thường xuyên cập nhật, đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác giám sát, chẩn đoán điều trị, dự phòng xử lý ổ dịch để kịp thời điều chỉnh các hướng dẫn, chỉ đạo phù hợp với đặc điểm dịch bệnh…
QUỲNH NHƯ
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Bộ Công an: 'Tên gọi thẻ căn cước tạo tiền đề cho việc hội nhập quốc tế'
- ·Giá cà phê tăng trong tháng 10
- ·Việt Nam kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại
- ·Tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ các FTA năm 2018 của Việt Nam đạt 39%
- ·Vợ chồng cô giáo ở Vĩnh Phúc sở hữu hơn 100 ‘sổ đỏ’
- ·Giá lúa gạo tiếp tục giữ ở mức ổn định
- ·Sao Việt 17/2: Jennifer Phạm khoe dáng chuẩn, Hương Giang khoe body quyến rũ
- ·Doanh nghiệp EU
- ·Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?
- ·Hiệp định EVFTA: Từ cơ hội đến hiện thực
- ·Tiếp tục nâng cao tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt
- ·Giá xăng giảm đến hơn 1.100 đồng mỗi lít, xăng RON 95 về dưới 23.000 đồng/lít
- ·Apple dự kiến ra mắt mẫu iPhone 5G giá rẻ
- ·Ngân hàng Chính sách Xã hội đã huy động được hơn 1.800 tỷ đồng trái phiếu chính phủ
- ·Gương mẫu trong giữ gìn an ninh, trật tự
- ·Người mẫu bị sát hại dã man ở tuổi 28
- ·Cách vệ sinh nhà cửa, dọn dẹp môi trường sau ngập lụt và một số lưu ý quan trọng
- ·Quỳnh Kool tiết lộ những mối tình đã qua và điều khủng khiếp nhất sự nghiệp
- ·Long An: Tập huấn nghiệp vụ về thông tin và truyền thông
- ·Cuộc chiến thương mại Mỹ