【bảng điểm bóng đá ngoại hạng anh】Giữ rừng phòng hộ Sóc Sơn, không phải để xâm lấn mới cưỡng chế
Ông Nguyễn Văn Thu,ữrừngphònghộSócSơnkhôngphảiđểxâmlấnmớicưỡngchếbảng điểm bóng đá ngoại hạng anh Đội trưởng Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị huyện Sóc Sơn cho biết, lực lượng chức năng huyện đã hoàn tất việc cưỡng chế, tháo dỡ 6 công trình vi phạm trật tự xây dựng trên đồi Dõng Chum, thuộc thôn Ban Tiện, xã Minh Phú.
Theo UBND huyện Sóc Sơn, 6 công trình bị phá dỡ ở đồi Dõng Chum được xác định xây dựng trái phép trên đất rừng. Phía dưới chân đồi, còn 4-5 biệt thự, homestay được xây dựng kiên cố từ năm 2020 đến nay.
Ông Nguyễn Văn Thu cho biết, huyện Sóc Sơn đang tiếp tục kiểm tra hồ sơ từng công trình ở đồi Dõng Chum để có biện pháp xử lý phù hợp với quy định của pháp luật.
Cũng theo Đội trưởng Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị huyện Sóc Sơn, các công trình còn lại ở đồi Dõng Chum được xây dựng xen kẽ trên đất vườn và đất ở. Vì vậy, cơ quan chức năng của huyện phải kiểm tra hồ sơ chứ không thể nói phá là phá được ngay.
“Thường trực Huyện ủy và Thành ủy cũng đã chỉ đạo phải thiết lập hồ sơ, xử lý các công trình đúng quy định của pháp luật”, ông Thu nhấn mạnh.
Trao đổi với PV VietNamNet, đại biểu Quốc hội Trương Xuân Cừ ủng hộ quyết định xử lý nghiêm các công trình xâm lấn đất rừng trên địa bàn huyện Sóc Sơn. Theo ông, nếu không phá dỡ các công trình sai phạm, nhiều người sẽ bất chấp quy định của pháp luật, tiếp tục làm nhà trái phép trên đất rừng.
Tuy nhiên, theo đại biểu Trương Xuân Cừ, huyện Sóc Sơn cũng như TP Hà Nội phải xác định rõ nguyên nhân dẫn đến việc hàng loạt các công trình xâm lấn đất rừng phòng hộ là gì, từ đó có biện pháp xử lý tận gốc của vấn đề.
“Nhiều người cho rằng do chồng lấn quy hoạch đất rừng với đất ở nên mới dẫn đến tình trạng xâm lấn đất rừng như hiện nay. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận thẳng thắn, liệu có tình trạng cán bộ ‘tạo điều kiện’ cho các công trình vi phạm đất rừng hay không?”, đại biểu Trương Xuân Cừ nói.
Thực tế, từ năm 2019, Thanh tra TP Hà Nội đã ban hành kết luận nêu rõ, có gần 3.000 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng ở huyện Sóc Sơn, đa số trong đó là vi phạm đất rừng. Chỉ riêng 2 xã Minh Phú, Minh Trí và khu vực ven 7 hồ lớn trong quy hoạch rừng có 797 công trình vi phạm.
Sau kết luận thanh tra kể trên, huyện Sóc Sơn cũng đã ra quân xử lý hàng trăm công trình xâm lấn đất rừng. Tuy nhiên, từ năm 2019 đến nay, hàng loạt công trình vẫn đua nhau mọc lên trên rừng, ven hồ ở Sóc Sơn. Trong đó, một số công trình đã bị tháo dỡ, đồng thời nhiều cán bộ bị kỷ luật.
Bà Bùi Thị An, đại biểu Quốc hội khoá XIII cho rằng, cán bộ huyện Sóc Sơn phải rất quyết tâm mới xử lý được các công trình ‘xẻ thịt’ đất rừng. “Nhiều công trình được xây dựng bề thế ở đất rừng Sóc Sơn cả chục năm nay chưa được xử lý. Đến nay, cán bộ huyện Sóc Sơn nêu quyết tâm như vậy, thì chúng ta phải ủng hộ”, bà Bùi Thị An nói.
Theo bà Bùi Thị An, cùng với việc xử lý nghiêm các công trình vi phạm đất rừng, huyện Sóc Sơn phải có biện pháp để không tái diễn cảnh đất rừng phòng hộ bị biệt thự, homestay xâm lấn như thời gian vừa qua.
Hàng loạt công trình vi phạm quanh điểm sạt lở vùi lấp ô tô ở Hà Nội
Ông Phạm Quang Ngọc, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn (Hà Nội) khẳng định, các công trình quanh điểm sạt lở vùi lấp ô tô thuộc xóm Ban Tiện chắc chắn có vi phạm vì nằm trong quy hoạch đất rừng.(责任编辑:Cúp C2)
- ·Trà Vinh: GRDP bình quân năm 2024 ước đạt hơn 94 triệu đồng/người
- ·6 bài học cảnh tỉnh để tránh hiện tượng “người đi trà nguội” của cán bộ, đảng viên
- ·Triển khai áp dụng TCVN ISO 18091 – tạo lòng tin cho người dân vào chính quyền
- ·Nông nghiệp thông minh: Tiềm năng biến đổi của nông nghiệp dựa trên dữ liệu
- ·Sửng sốt với loài ốc quý hiếm nhất thế giới được tìm thấy sau 31 năm
- ·5S trở thành thực chất và ý thức tự giác!
- ·Lấy ý kiến dự thảo Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về bình chữa cháy xách tay, bình chữa cháy
- ·TCVN 13648:2023 về yêu cầu kỹ thuật với chuồng nuôi loài cá sấu nước ngọt
- ·Người đang sở hữu nhiều ô tô, xe máy thì định danh biển số thế nào?
- ·Bạc Liêu đẩy mạnh cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015
- ·Mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook bị sập mạng toàn cầu?
- ·Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu
- ·Giải thưởng Chất lượng quốc gia: Động lực nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp
- ·Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu
- ·Nhận định, soi kèo U23 Braga vs U23 CD Mafra, 18h00 ngày 6/1: Tin vào đội khách
- ·Ấn Độ hướng chất lượng thuốc tiếp cận với các tiêu chuẩn quốc tế
- ·Áp dụng 5S tại doanh nghiệp: Lợi ích và một số yếu tố cản trở
- ·Chỉ thị của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng quốc gia
- ·Thời tiết hôm nay 20/12: Nam Bộ lạnh, nhiệt độ thấp nhất từ đầu mùa không khí lạnh
- ·Lấy ý kiến Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đo đạc