【kết quả trận flamengo】Đạo đức nghề nghiệp
BP - Chuyện vị bác sĩ là giám đốc một bệnh viện trung ương ở Hà Nội từ chối mổ cho bệnh nhân chỉ vì cô này là... phóng viên khiến nhiều người cảm thấy ngỡ ngàng. Vị bác sĩ này lập luận với lý do “báo cô nói xấu tôi,Đạođứcnghềnghiệkết quả trận flamengo cho nên tôi không mổ. Báo có quyền viết và đăng, còn tôi có quyền mổ cho ai mà tôi muốn”. Ông dẫn chứng, trước đó có người “gài bẫy” để ông mổ dịch vụ cho bệnh nhân tại một phòng mạch tư rồi viết bài đăng báo “tố” vì chi phí cao. Ở đây xin không bàn đến tính xác thực về thông tin mà vị bác sĩ này đã nêu.
Xét về lý, đây là ca mổ dịch vụ (không phải mổ cấp cứu) nên vị bác sĩ này có quyền từ chối không mổ cho bệnh nhân với các lý do khác nhau - cả khách quan và chủ quan. Tuy nhiên, xét ở khía cạnh đạo đức nghề nghiệp thì khó có thể chấp nhận được. Chữa bệnh cứu người là thiên chức cao cả của người làm nghề y. Ngoài chuyên môn nghiệp vụ giỏi thì đạo đức nghề nghiệp phải được đặt lên hàng đầu. Chỉ vì ác cảm với cô phóng viên và cơ quan báo chí nơi cô đang công tác mà vị bác sĩ đã nhân cơ hội này để “trả đũa”, “giận cá chém thớt” là trái với lương tâm và đạo đức của người thầy thuốc. Trong lời thề của Hippocrates có câu “Tôi suốt đời hành nghề trong sự vô tư và thân thiết”. Đáng buồn hơn khi ông là người đứng đầu của bệnh viện lại đi ngược với điều này.
Nhiều ý kiến đặt giả thiết, nếu trước đó cô phóng viên và cơ quan báo chí nơi cô công tác đăng bài viết với nội dung ca ngợi ông bác sĩ này thì có thể cô là “ưu tiên số 1” trong số các bệnh nhân đăng ký mổ dịch vụ tại đây. Thực tế thời gian qua cho thấy, các phóng viên, nhà báo khi viết bài phê phán, điều tra chống tiêu cực luôn đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức; bị phân biệt, cô lập, cản trở, thậm chí còn bị đe dọa, hành hung gây thương tích. Nhưng trên hết, với lương tâm nghề nghiệp và trách nhiệm của người làm báo, họ sẵn sàng dấn thân để cung cấp cho bạn đọc những thông tin chính xác, kịp thời và sinh động nhất.
Đại thi hào Nguyễn Du đã khẳng định “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Tài năng chỉ được xem trọng khi nó gắn với quá trình cống hiến, người có tài đem khả năng của mình phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước trước khi nghĩ tới những quyền lợi của bản thân. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì đạo đức nói chung và đạo đức nghề nghiệp nói riêng cũng phải được đặt lên hàng đầu.
Ngọc Nguyên
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Những cuốn sách về doanh nhân, doanh nghiệp đáng chú ý
- ·Đón VĐV Đinh Văn Tâm đoạt HCV tại Giải vô địch Wushu châu Á
- ·Lấy lại niềm tin
- ·Kickboxing Việt Nam vào chung kết 22 nội dung tại Giải châu Á
- ·Galaxy Note 7 lộ thêm những hình ảnh mới
- ·Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chánh án TAND tối cao nói gì về việc thu hồi tài sản tham nhũng?
- ·Thủ tướng Chính phủ: Thành tích của cả nước có đóng góp quan trọng của ngành Tài chính
- ·Thủ tướng tiếp Giám đốc WHO khu vực Tây Thái Bình Dương
- ·Đấu giá lại 11 biển số ô tô 'siêu đẹp' vào ngày 15/9
- ·Một nghị định nợ đọng vì liên quan đến 11.000 Trưởng công an xã
- ·Ngày 4/1: Giá cà phê, giá tiêu trong nước bất ngờ tăng vọt
- ·Công bố quyết định thanh tra việc mua sắm trang thiết bị, kit test tại TP. Hồ Chí Minh
- ·TPHCM: Trẻ em chưa đủ 12 tuổi tuyệt đối không được tiêm vắc xin ngừa Covid
- ·Lấy lại niềm tin
- ·SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam
- ·Báo chí phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và hiệu quả xã hội
- ·Cần một “thượng phương bảo kiếm” để tiếp tục “ngọn lửa” cải cách
- ·Triển khai gói hỗ trợ, sẽ giảm lãi suất từ 0,5%
- ·Thủ tướng gặp mặt chúc mừng đội tuyển bóng đá quốc gia
- ·Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Mua vắc xin phòng Covid