【kết quả cúp c một châu âu】Chủ động trong hội nhập tài chính quốc tế
NHỮNG BƯỚC ĐI ĐẦU TIÊN
Đến năm 1961, Bộ trưởng Bộ Tài chính chính thức thành lập Vụ Quản lý ngoại tệ - tiền thân của Cục QLN&TCĐN ngày nay, thực hiện chức năng quản lý tài chính đối ngoại của ngành Tài chính.
Tháng 3/1963, Lãnh đạo Bộ Tài chính đã thay mặt Chính phủ Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng 12 nước Xã hội chủ nghĩa và ký kết Hiệp định chung về thanh toán phi mậu dịch. Từ đấy cho đến tận những
năm đầu thập kỷ 90, Vụ Quản lý ngoại tệ có nhiệm vụ thường xuyên là theo dõi tình hình giá cả trong nước và của các nước bạn để tiến hành đàm phán với các nước này về tỷ giá phi mậu dịch. Đây là những kinh nghiệm ban đầu, đặt nền móng cho công tác đàm phán nợ sau này.
Năm 1978, Vụ Quản lý ngoại tệ tiếp nhận thêm Vụ Tài vụ ngoại thương, trở thành Vụ Quản lý ngoại tệ và Tài vụ ngoại thương để thống nhất công tác tài chính đối ngoại, tài vụ ngoại thương và để đáp ứng yêu cầu quản lý của ngành, phục vụ công cuộc phát triển của đất nước những năm đầu thống nhất hai miền Nam - Bắc và công tác hợp tác tài chính đối ngoại trong khối các nước Xã hội chủ nghĩa (Khối tương trợ kinh tế - SEV).
Các thế hệ Vụ Tài chính Đối ngoại tháng 6-2003. Ảnh: T.L |
Giữa những năm 80, để đáp ứng yêu cầu quản lý, do thay đổi trong cơ chế một số cơ quan Chính phủ, Bộ lại quyết định tách bộ phận quản lý tài chính ngoại thương sang một số Vụ khác. Vụ đổi tên thành Vụ Tài chính đối ngoại và Quản lý ngoại tệ. Cũng trong thời gian này, sau các cuộc đi thăm chính thức cấp cao của Bộ Tài chính Việt Nam đến 2 nước bạn Lào và Cămpuchia, Lãnh đạo Bộ Tài chính 3 nước đã quyết định thiết lập cơ chế “Hội nghị Bộ trưởng Tài chính 3 nước Đông Dương” với mong muốn tăng cường hợp tác tài chính phù hợp với truyền thống hữu nghị đặc biệt giữa 3 nước. Tháng 8/1986, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính Cămpuchia - Lào - Việt Nam lần thứ Nhất đã được tổ chức tại Hà Nội. Sau này, tuy cơ chế “Hội nghị Bộ trưởng Tài chính” không tiếp tục thực hiện nữa, hợp tác tài chính được thực hiện qua cơ chế Uỷ ban Hợp tác Liên chính phủ, Vụ Tài chính đối ngoại vẫn tiếp tục đóng góp tích cực trong việc cung cấp đầy đủ kịp thời nguồn vốn viện trợ và cho vay dài hạn đối với 2 nước bạn theo hiệp định hợp tác hàng năm.
HỘI NHẬP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
“Nhận thức được tầm quan trọng của quản lý nợ công đối với ổn định kinh tế vĩ mô, các công cụ quản lý nợ ngày càng được phát triển đa dạng, bên cạnh các công cụ quản lý nợ truyền thống, công tác quản lý nợ của ngành Tài chính trong giai đoạn mới bắt đầu hướng vào các nghiệp vụ quản lý nợ hiện đại như xây dựng và triển khai Chiến lược quản lý nợ trung và dài hạn, quản lý rủi ro danh mục nợ và từng bước thực hiện các nghiệp vụ quản lý nợ chủ động.
Phát huy truyền thống của ngành Tài chính, trong những năm tới, công tác quản lý nợ sẽ tiếp tục tập trung vào những công việc trọng âm: Tiếp tục hoàn thiện thể chế về quản lý nợ công trên cơ sở tạo hành lang pháp lý đầy đủ và chặt chẽ trong thực hiện các nghiệp vụ quản lý nợ chủ động; Tăng cường trách nhiệm phối hợp và kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay; Chủ động cơ cấu lại danh mục nợ theo hướng kéo dài kỳ hạn và kịp thời xử lý các rủi ro về tỷ giá, lãi suất, thanh khoản, tái cấp vốn và tín dụng; Tăng cường công khai, minh bạch về nợ công; Tiếp tục nghiên cứu đề xuất mô hình đổi mới tổ chức quản lý nợ theo hướng hiện đại và từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế”.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung
Kể từ đầu những năm 1990, khi Việt Nam bắt đầu công cuộc cải cách mở cửa nền kinh tế, quan hệ tài chính đối ngoại bắt đầu được mở rộng. Từ 1989, Vụ Tài chính đối ngoại và Quản lý ngoại tệ chính thức được giao chức năng thống nhất quản lý nợ nước ngoài, cùng với đó là công ác đàm phán xử lý nợ thương mại và nợ chính thức thông qua Câu lạc bộ Luân Đôn và Câu lạc bộ Paris và tiếp đó là việc nối lạ mối quan hệ tài trợ với các nước phát triển và tổ chức tài chính, đã đánh dấu bước trưởng thành của công tác quản lý nợ và tài chính đối ngoại, góp phần quan rọng huy động nguồn tài trợ cho công cuộc cải cách, mở cửa kinh tế do Đảng ta khởi xướng và tiến hành.
Năm 1995, Việt Nam chính hức tham gia vào ASEAN, thể hiện rõ chính sách đối ngoại rộng mở. Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu sắc hơn vào kinh tế thế giới và toàn cầu Vụ Tài chính đối ngoại được giao nhiệm vụ giúp Bộ làm đầu mối trong lĩnh vực hội nhập tài chính quốc tế. Năm 1996, Vụ Tài chính đối ngoại ra đời đáp ứng yêu cầu công tác quản lý vay nợ nước ngoài, quản lý đầu tư trực tiếp, ngoại tệ, sáp nhập thêm chức năng của Ban Quản lý và Tiếp nhận Viện trợ để cơ bản hình thành các chức năng quản lý như ngày nay.
Trong giai đoạn này, công tác tài chính đối ngoại có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần giúp Việt Nam tái hòa nhập với cộng đồng tài chính quốc tế, khai thông nguồn vốn nước ngoài cả về ODA và đầu tư trực tiếp; huy động các nguồn vốn nước ngoài đặc biệt quan trọng trong thời kỳ mở cửa và hội nhập. Song song với việc nghiên cứu, trình ban hành Luật Quản lý nợ công, Cục QLN&TCĐN cũng đã đề xuất điều chỉnh mô hình quản lý, chức năng nhiệm vụ phù hợp với yêu cầu công tác quản lý nợ công theo hướng chuyên nghiệp, hướng tới thống nhất chức năng quản lý nợ với các tuyến công tác phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tế của Việt Nam. Ngày 27/11/2009, Chính phủ ban hành Nghị định 118/2008/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính, trong đó có việc thành lập Cục QLN&TCĐN.
Bộ trưởng Vũ Tuân, Thứ trưởng Ngô Thiết Thạch, Vụ trưởng Vụ Tài chính Đối ngoại Đỗ Đình Miên, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Vũ Mộng Giao, Chánh Văn phòng Đinh Hạnh cùng Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng Tài chính Campuchia – Lào - Việt Nam. Hà Nội,22-25/8/ 1986 |
QUẢN LÝ NỢ CÔNG AN TOÀN, HIỆU QUẢ
Đến giai đoạn cuối những năm 2000, công tác quản lý nợ công ngày càng trở nên quan trọng, đòi hỏi có sự sắp xếp thống nhất về chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức. Hoạt động quản lý nợ công yêu cầu được điều chỉnh bởi khuôn khổ pháp lý cao hơn, phù hợp hơn với thông lệ quản lý nợ hiện đại nhằm một mặt đáp ứng yêu cầu quản lý trong nước, huy động đầy đủ, kịp thời nguồn vốn vay hỗ trợ phát triển, vay ưu đãi và vay thương mại để bổ sung cho đầu tư phát triển của đất nước.
Từ năm 2007 - 2008, Vụ Tài chính đối ngoại được Bộ Tài chính giao nghiên cứu để xây dựng mô hình cơ quan quản lý nợ hướng tới chuyên nghiệp, phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam; đồng thời nghiên cứu xây dựng khuôn khổ pháp lý của hoạt động quản lý nợ công ở mức cao nhất là Luật.
Lễ đóng giao dịch phát hành thành công đợt trái phiếu quốc tế của Chính phủ trị giá 1 tỷ USD năm 2014 |
Được sự chỉ đạo kịp thời của Lãnh đạo Bộ Tài chính, Vụ Tài chính đối ngoại, nay là Cục QLN&TCĐN, đã đề xuất với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ để trình Quốc hội ban hành Luật Quản lý nợ công lần đầu tiên và được Quốc hội thông qua vào ngày 17/6/2009.
Đề tiếp tục sắp xếp cơ cấu quản lý, chức năng nhiệm vụ thống nhất quản lý nợ công và đặc biệt là đáp ứng yêu cầu quản lý nợ hiệu quả, đảm bảo huy động vốn và an toàn nợ, ngày 9/9/2014, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 2328/QĐ-BTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục QLN&TCĐN, theo đó Cục Quản lý nợ là đơn vị thuộc Bộ Tài chính, giúp Bộ trưởng thống nhất quản lý nhà nước về vay, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ nước ngoài của quốc gia; quản lý tài chính các nguồn viện trợ của nước ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế cho Việt Nam và của Việt Nam cho nước ngoài.
Trương Hùng Long (Cục trưởng Cục QLN&TCĐN)
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Hà Nội: Phun thuốc khử trùng gần 3000 trường học phòng dịch virus corona
- ·Nghịch lý bất động sản vùng ven
- ·Thị trường bất động sản sẽ phân hóa mạnh khi trở lại
- ·Bé 5 tuổi bị não úng thủy cần giúp đỡ
- ·Tổng cục QLTT chính thức có Chánh Văn phòng và Cục trưởng Cục Nghiệp vụ QLTT
- ·Thị trường khó, giá thuê đất công nghiệp vẫn tăng
- ·Rạch Vàm Búng và rạch Chòm Sao ô nhiễm nặng!
- ·Môi giới bất động sản khó chồng khó
- ·Bí ẩn lời nguyền rùng rợn của phòng hổ phách của Sa Hoàng Nga
- ·Nới tín dụng để hỗ trợ doanh nghiệp địa ốc vượt “bão” Covid
- ·Đáp án môn Tiếng Anh các mã đề 309, 310, 311, 312 THPT Quốc gia 2018 chuẩn nhất
- ·Nhà chị Lý Thị Tuyết Linh đã có điện
- ·Khuyến cáo mô hình quốc tế cho chủ đầu tư mặt bàng bán lẻ
- ·Tiếp sức mùa thi 2014: Vượt ngưỡng 38.000 TNV chung tay giúp sĩ tử
- ·Quảng Bình: Phát hiện cá thiêng ‘khủng’ chết, dạt vào bãi biển
- ·Giải phóng mặt bằng, “cục nghẹn” của doanh nghiệp địa ốc
- ·Nâng tầm nhận diện thương hiệu, SonKim Land sẵn sàng cho những bước phát triển nhảy vọt
- ·Lòng đường biến thành… chợ
- ·Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ
- ·Vì sao Trung Quốc ngại Tòa án Liên hiệp quốc về Luật Biển?