【lich bóng đá anh】Hoàn thiện hệ thống pháp luật hải quan đáp ứng yêu cầu tạo thuận lợi và đảm bảo quản lý
EVFTA với công tác quản lý hải quan và tạo thuận lợi thương mại | |
Đổi mới công tác đào tạo đáp ứng yêu cầu cải cách,ànthiệnhệthốngphápluậthảiquanđápứngyêucầutạothuậnlợivàđảmbảoquảnlýlich bóng đá anh hiện đại hóa của ngành Hải quan | |
Ngành Hải quan tiếp tục thực hiện phòng dịch và đảm bảo công tác quản lý hải quan | |
Tổng cục Hải quan yêu cầu đảm bảo công tác quản lý hải quan thông suốt |
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành |
Suốt lịch sử hình thành và phát triển, ngành Hải quan luôn xác định công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm. Hệ thống văn bản pháp luật về hải quan được xây dựng, bổ sung, hoàn thiện qua các thời kỳ đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra thuận lợi, đồng thời đáp ứng yêu cầu quản lý chặt chẽ, phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại… trong bối cảnh hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam gia tăng nhanh với nhiều đối tác thương mại trên toàn cầu.
Các dấu mốc quan trọng trong quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật của ngành Hải quan có thể kể đến như:
Ngày 27/2/1960 Chính phủ đã ban hành Nghị định 03/CP về Điều lệ Hải quan. Hải quan Việt Nam giai đoạn này được xác định là công cụ bảo đảm thực hiện đúng đắn chế độ Nhà nước độc quyền ngoại thương, ngoại hối, thi hành chính sách thuế quan (thu thuế hàng hóa phi mậu dịch) tiếp nhận hàng hóa viện trợ và chống buôn lậu qua biên giới.
Ngày 20/10/1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 139/HĐBT quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Hải quan.
Ngày 24/2/1990, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ký lệnh công bố Pháp lệnh Hải quan, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/1990. Pháp lệnh Hải quan khẳng định Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tạo điều kiện thuận tiện đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh qua biên giới Việt Nam trên cơ sở tuân thủ pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế liên quan đến hoạt động hải quan mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc công nhận…
Ngày 29/6/2001, Quốc Hội thông qua Luật Hải quan, có hiệu lực từ ngày 1/1/2002 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan được Quốc Hội thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2006. Luật Hải quan được ban hành đã đánh dấu mốc quan trọng trong hoàn thiện tổng thể hệ thống pháp luật hải quan, cải cách thủ tục hành chính, từng bước áp dụng phương thức quản lý hải quan hiện đại, đồng bộ với các chuẩn mực Hải quan quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập giai đoạn 2001 – 2005 và làm tiền đề xây dựng Hải quan Việt Nam theo phương châm hành động: “Chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả”, chuyển một bước từ phương thức quản lý thủ công sang phương thức quản lý hiện đại dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin và thủ tục hải quan điện tử.
Trong 10 năm gần đây, Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực Hải quan tiếp tục được củng cố và hoàn chỉnh trên nền tảng chính sách của Đảng và Nhà nước, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật quốc gia và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Nhờ đó, quy trình nghiệp vụ hải quan được xây dựng theo nguyên tắc phù hợp với yêu cầu mục tiêu chung của cải cách nền hành chính quốc gia; bám sát mục tiêu về thể chế mà Chương trình tổng thể đề ra. Hệ thống pháp luật hải quan đã bao quát các mảng nghiệp vụ hải quan, tạo nền tảng pháp lý để đổi mới toàn diện và hiện đại hóa hoạt động hải quan, trong tất cả các hoạt động nghiệp vụ.
Đặc biệt, Luật Hải quan 2014 được Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XIII thông qua ngày 23/6/2014, chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2015 là một bước chuyển quan trọng của phương thức quản lý hải quan. Nếu như Luật Hải quan năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2005 quy định phương thức thực hiện thủ tục hải quan chủ yếu là phương thức truyền thống, bán điện tử thì Luật Hải quan năm 2014 quy định thực hiện thủ tục hải quan chủ yếu bằng phương thức điện tử. Đây là phương thức căn bản để giảm bớt thời gian, chi phí làm thủ tục cho người khai hải quan và cơ quan hải quan, tạo thuận lợi thông quan hàng hóa nhanh chóng. Luật cũng lần đầu tạo cơ sở pháp lý ổn định thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, quy định trách nhiệm các bộ, ngành trong việc gửi giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu dưới dạng điện tử thông qua hệ thống thông tin tích hợp.
Trên cơ sở nền tảng Luật Hải quan năm 2014, Tổng cục Hải quan đã xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành 1 Nghị quyết của Quốc hội, 14 Nghị định của Chính phủ, 40 Thông tư của Bộ Tài chính và 07 Thông tư liên tịch, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, bất cập phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện, phù hợp với sự phát triển của kinh tế, xã hội.
Cùng với đó, Tổng cục Hải quan tham gia xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13; Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; nhiều nghị định, thông tư về quản lý thuế, kiểm tra, giám sát hải quan…
Có thể nói, văn bản quy phạm pháp luật về hải quan qua từng thời kỳ có tính ổn định, phương pháp quản lý phù hợp với từng giai đoạn phát triển và luôn có những bước cải cách, đón đầu hiệu quả trong cải cách thể chế, đảm bảo cơ sở pháp lý thực hiện các phương thức quản lý hiện đại, không ngừng phát triển để tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại quốc tế, đóng vai trò thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, điện tử hóa đối với các bộ, ngành liên quan.
Thời gian tới, xuất phát từ yêu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng, đòi hỏi pháp luật hải quan phải được tiếp tục bổ sung, hoàn thiện phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế, với cam kết của Việt Nam tại các điều ước quốc tế mà nước ta mới ký kết. Cho phép ứng dụng mạnh mẽ thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Chính sách, thủ tục hải quan tiếp tục được cải cách mạnh mẽ theo hướng các loại hình thủ tục có chung bản chất sẽ quy định chung thủ tục, quản lý đầy đủ sự dịch chuyển của hàng hóa; xây dựng cơ sở pháp lý để quản lý hoạt động thương mại điện tử, cải cách toàn diện hoạt động kiểm tra chuyên ngành… Đồng thời bảo đảm quản lý nhà nước về hải quan, ngăn chặn và phòng ngừa vi phạm về xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp; nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh kinh tế.
Quá trình xây dựng pháp luật về hải quan sẽ chú trọng và nâng cao hơn nữa vai trò, sự tham gia thiết thực của cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Hải quan bắt giữ, xử lý hàng lậu, hàng vi phạm trị giá hơn 31.000 tỷ đồng
- ·Tin mới vụ CSGT xông vào quán nhậu đánh dân
- ·Tin tức mới nhất: Trai trẻ tấn công bạn gái 92 tuổi vì không 'ngoan'
- ·Tài xế xe taxi sẽ được huẩn luyện và giám sát qua hộp đen
- ·Đồng won Hàn Quốc rơi xuống mức thấp nhất trong gần 16 năm
- ·Bãi rác bốc mùi ôi thối bủa vây dân Long An và Phú Yên
- ·Phát hiện người Trung Quốc buôn lậu thuốc tân dược, thiết bị y tế
- ·Tin tức mới nhất: Bị cảnh sát thu trắng chiếc Ferrari hơn 6 tỷ vì không có giấy tờ
- ·Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 34 và Binh đoàn 15 tại Gia Lai
- ·Vứt trẻ sơ sinh còn nguyên dây rốn bên gốc cây
- ·Ngày 4/1: Giá bạc tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ
- ·Tin tức mới nhất: Mỹ thực hiện kế hoạch hỗ trợ lực lượng hải quân Việt Nam
- ·Hiện tượng bí ẩn về sự tồn tại của kỳ nhông khổng lồ Nhật Bản
- ·Vụ công nhân đình công ở PouYuen: Trình Chính phủ phương án lãnh bảo hiểm 1 lần
- ·Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai tại Sa Pa
- ·Chặt chém du khách, vấn nạn ở Vũng Tàu
- ·Tin tức mới cập nhật 24h ngày 19/03/2015
- ·Cơ phó cố ý để máy bay rơi tại pháp qua lời kể của bạn bè
- ·Infographics: 6 nhiệm vụ trọng tâm của ngành chứng khoán năm 2025
- ·Tin tức mới cập nhật 24h ngày 18/03/2015