【nhandinh bongda】Thực phẩm sạch bắt đầu từ minh bạch
Nhiều người khẳng định họ sẵn sàng trả thêm tiền nếu nhà sản xuất minh bạch.
Đây là thực trạng đang diễn ra ở Việt Nam và như TS Nguyễn Thị Hồng Minh,ựcphẩmsạchbắtđầutừminhbạnhandinh bongda nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản nói tại buổi Hội thảo “Chung tay xây dựng nền sản xuất thực phẩm an toàn, minh bạch”, là chúng ta đang sống trong vòng xoáy thực phẩm bẩn.
Tại buổi hội thảo này, lần đầu tiên người ta đặt thẳng vấn đề “từ nay nhà sản xuất nhất thiết phải minh bạch nguồn gốc thực phẩm để người dùng biết, lựa chọn…”.
Một báo cáo của Cục xúc tiến (Bộ Công Thương) cho thấy thị trường thực phẩm tại Việt Nam có doanh số lên tới 29,5 tỷ USD.
Bình quân mỗi người Việt phải chi khoảng 4 triệu đồng/năm cho sử dụng thực phẩm và tăng trưởng trung bình hàng năm của thị trường thực phẩm vào khoảng 10-15%.
Hiện tại trên thị trường có khoảng 1.817 công ty đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng người dùng chỉ có thể căn cứ vào giấy chứng nhận an toàn trên các sản phẩm đang bán trên thị trường chứ không hế biết bất kỳ thông tin về sản phẩm đó như thế nào?
Bên cạnh đó, dù có nhiều nhà sản xuất đạt tiêu chuẩn an toàn, nhưng khảo sát của Trung tâm nông nghiệp thông minh Việt-Nhật cho thấy có nhiều nguyên nhân khiến cho người tiêu dùng không đặt nặng lòng tin vào các sản phẩm này.
Chuyên gia an toàn thực phẩm (ATTP) Vũ Thế Thành kể có lần ông vào siêu thị thấy bán nhiều sản phẩm cá basa, "nào là caba phi lê, tẩm bột, cắt khúc…" nhưng thực tế khi kiểm tra thì loài cá này gần như đã…tuyệt chủng.
Ông Thành khẳng định rằng “100% cá basa ở siêu thị là…cá tra”.
“Doanh nghiệp đã biết đó là cá tra những vẫn lập lờ dán nhãn cá basa là không minh bạch, không sòng phẳng với chính cón cá này và với người dùng”, ông Thành nhận định.
Trong khi đó, tất cả các loại thực phẩm như rau củ, thủy hải sản, tiêu, điều, cà phê, thậm chí là gạo xuất đi nước ngoài bắt buộc phải bạch hóa thông tin nguồn gốc xuất xứ.
Chẳng hạn như các doanh nghiệp xuất khẩu ca tra, tôm buộc phải chứng minh được thông tin truy xuất nguồn gốc từng miếng sản phẩm trên bao bì để người dùng trên khắp thế giới biết.
Hồ sơ về nguồn gốc cũng phải lưu trữ tối thiểu là 5 năm nếu muốn bán hàng vào Mỹ, EU hay bất cứ thị trường nào.
Ở thị trường trong nước, hầu như người dùng khi mua miếng thịt, con cá, bó rau, ký gạo… đều không biết được sản xuất ở đâu.
Theo chuyên gia Vũ Thế Thành, điều người dùng quan tâm nhất trong vấn đề minh bạch sản phẩm là nguyên liệu đầu vào, kế đến là công nghệ sản xuất.
Tuy nhiên, theo ông Thành, các nhà sản xuất Việt Nam lại thường không dám minh bạch, hoặc "minh bạch có chừng mực".
“Đa số đều e ngại nguồn gốc nguyên liệu bởi có ít cơ sở làm được quy trình khép kín từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu cuối”, ông Thành nói.
Ngoài bạch hóa thông tin sản phẩm thì việc “làm đúng và nói đúng”, tức là có sao nói vậy cũng là một cách để người ta chứng minh mình có đạo đức, trách nhiệm với cộng đồng mà câu chuyện cá basa bán trong siêu thị kể trên là một ví dụ.
Còn theo bà Nguyễn Thị Hồng Minh, thực phẩm an toàn cần minh bạch là yêu cầu của nhiều chính phủ và hiện đang là yêu cầu bức xúc của người tiêu dùng.
Minh bạch trong sản xuất thực phẩm vừa liên quan đến vấn đề đạo đức, sự chính trực trước cộng đồng.
“Khi người tiêu dùng mua thực phẩm mà biết chính xác nguồn gốc xuất sứ sản phẩm đó ở đâu thì sẽ rất yên tâm, bởi khi có sự cố xảy ra cơ quan chức năng sẽ dễ dễ dàng truy tìm để xử lý. Do đó, thực phẩm an toàn cần phải minh bạch là rất cần thiết”, bà Minh nói.
Tại Hội thảo “Chung tay xây dựng nền sản xuất thực phẩm an toàn, minh bạch” diễn ra ngày 16/6 tại TPHCM, TS Nguyên Thị Hồng Minh dẫn báo cáo nghiên cứu của Trung tâm Nông nghiệp Thông minh Việt-Nhật điều tra năm 2016 với 250 công chức tại Hà Nội và TPHCM, cho thấy tại Hà Nội số ý kiến cho rằng chỉ có 30% rau trên thị trường được coi là an toàn, 70% còn lại là rau không rõ nguồn gốc.
Để đối phó với tình trạng nhập nhằng thông tin này, 18% người tiêu dùng tại các thành phố trả lời họ tự sản xuất hoặc dùng sản phẩm nông sản của người thân, bạn bè; 11,7% mua tại cửa hàng mà mình tin tưởng; 28,5% đi siêu thị; và gần 40% sử dụng chợ truyền thống.
Đặc biệt, trong số những người được hỏi, có tới 36% cho rằng sẽ mua sản phẩm ngay nếu biết rõ nguồn gốc; đồng thời, có 28% sẵn sàng trả thêm 100.000-200.0000 đồng/tháng, 25% trả thêm 300.000 tới 500.000 đồng/tháng; 8% trả thêm 500.000 tới 1 triệu đồng/tháng và có tới 22% bao nhiêu cũng trả thêm để mua sự “an toàn” này.
Minh Khoa
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Chủ tịch VCCI: Tăng trưởng theo chiều rộng thì rất khó có thương hiệu lớn cỡ thế giới
- ·Mỹ phá nhiều tên lửa Houthi, EU áp trừng phạt các cá nhân có liên hệ Hamas
- ·Kích hoạt giải pháp truy vết và ra quyết định biện pháp y tế tại nhà bằng công nghệ
- ·Giá vàng hôm nay (24/5): Tiếp đà giảm sốc, chênh lệch trong nước và thế giới nới rộng
- ·Nữ đại gia đi Phantom 23 tỷ đình đám một thời bị bắt giam: Tiết lộ lý do gây bất ngờ
- ·Đào tạo nghiệp vụ chống hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ cho công chức Hải quan
- ·Hơn 1,8 triệu trẻ đã được tiêm vaccine phòng COVID
- ·OCB ra mắt ứng dụng ngân hàng số OMNI phiên bản 4.0
- ·Tờ giấy bạc mệnh giá 5 bảng Anh được mua với giá 1,6 tỷ
- ·Cẩn trọng “dịch chồng dịch”
- ·‘Nếu muốn thành công, giàu có, đừng theo đuổi đam mê. Hãy làm điều này’
- ·Chi phí xét nghiệm cao, nhiều doanh nghiệp gặp khó
- ·Xây dựng mô hình Trường
- ·Tỷ giá hôm nay (19/6): Tỷ giá USD trong nước đứng yên, thế giới tiếp đà giảm
- ·Tính đến ngày 3/6, tổng sản lượng vải thiều Bắc Giang đã tiêu thụ là 30.237 tấn, có thời điểm giá vả
- ·Xây dựng cơ sở bệnh viện Chân Mây thành trung tâm điều trị của huyện Phú Lộc
- ·Hóa giải nỗi đau bệnh tật
- ·Chuẩn bị tiêm vaccine phòng COVID
- ·Điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm ván gỗ công nghiệp
- ·Trách nhiệm lớn lao bảo vệ, phát huy kho báu di sản trong giai đoạn mới