会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kq tba】Trách nhiệm lớn lao bảo vệ, phát huy kho báu di sản trong giai đoạn mới!

【kq tba】Trách nhiệm lớn lao bảo vệ, phát huy kho báu di sản trong giai đoạn mới

时间:2024-12-23 18:00:22 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:910次

VHO - Chiều 14.12 tại Hoàng thành Thăng Long,áchnhiệmlớnlaobảovệpháthuykhobáudisảntronggiaiđoạnmớkq tba Cục Di sản Văn hóa (Bộ VHTTDL) tổ chức Hội nghị - hội thảo "65 năm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá ". Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương dự và phát biểu tại Hội nghị- Hội thảo.

Trách nhiệm lớn lao bảo vệ, phát huy  kho báu di sản trong giai đoạn mới - ảnh 1
Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương phát biểu tại Hội nghị- Hội thảo

Dự Hội nghị - hội thảo có nguyên Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị Bích Liên, các thế hệ cán bộ làm công tác bảo tồn di sản văn hóa, các chuyên gia, nhà khoa học thuộc Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Hội Di sản văn hóa Việt Nam, các Viện nghiên cứu, lãnh đạo Sở VHTTDL, Sở VHTT các tỉnh, thành phố.

Phát biểu tại Hội nghị - hội thảo, Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh,  từ những văn bản đầu tiên về bảo vệ di sản văn hóa, như Sắc lệnh số 65 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành năm 1945, Pháp lệnh về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam, thắng cảnh năm 1984, Luật Di sản văn hóa năm 2001, sửa đổi bổ sung năm 2009 cho đến Luật Di sản văn hóa số 45/2024/QH15 vừa được Quốc hội thông qua, công tác thể chế và nhận thức về bảo tồn di sản văn hóa ngày càng được nâng cao, phát triển.

“Quá trình này củng cố niềm tin và giao phó cho chúng ta trách nhiệm lớn lao để bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa trong giai đoạn mới: Gìn giữ bản sắc văn hóa để góp phần phát triển bền vững đất nước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc…”, Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương khẳng định.

Trách nhiệm lớn lao bảo vệ, phát huy  kho báu di sản trong giai đoạn mới - ảnh 2
Cục trưởng Cục Di sản văn hóa Lê Thị Thu Hiền phát biểu đề dẫn Hội nghị - hội thảo

Theo Thứ trưởng, bảo tồn di sản văn hóa là lĩnh vực hoạt động văn hóa khác biệt so với các lĩnh vực khác đã được hình thành và phát triển trước đó. Cha ông đã lưu giữ và truyền lại những thành quả, những di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, tư liệu vô giá. Nhận thức về bảo tồn di sản văn hóa được đặt hoàn toàn trên cơ sở khoa học, cấu thành bởi các bộ môn như lịch sử, khảo cổ học, nhân học, luật học, kiến trúc và mỹ thuật, kỹ thuật chế tác và kỹ thuật xây cất, các bộ môn kỹ thuật và công nghệ khác.

“Do vậy, làm công tác bảo tồn di sản văn hóa không thể không đòi hỏi kiến thức đa ngành và liên ngành. Không phải ngẫu nhiên mà trong lịch sử bảo tồn và phục hồi di tích trên thế giới có sự tham gia của các nhà khảo cổ học, sử học, triết học cùng với các kiến trúc sư, kỹ sư và họa sĩ… Cần thấu hiểu di sản, nỗ lực ứng xử với chúng trên nền tảng tiếp cận văn hóa”, Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh.

Thay mặt lãnh đạo Bộ VHTTDL, Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương ghi nhận và biểu dương những thành tích mà ngành di sản văn hóa đã đạt được trong những năm qua, đặc biệt trong năm 2024, năm kỷ niệm 65 năm sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong thời gian tới, Thứ trưởng đề nghị toàn ngành tập trung tiếp tục triển khai các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, các Đề án, Chương trình hành động của Chính phủ, Kế hoạch triển khai Chỉ thị của Bộ trưởng về tăng cường quản lý nhà nước đối với một số hoạt động văn hóa - nghệ thuật, lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, phục hồi phát triển du lịch.

Trách nhiệm lớn lao bảo vệ, phát huy  kho báu di sản trong giai đoạn mới - ảnh 3
Hội nghị - hội thảo thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học

Tập trung vào công tác nghiên cứu, tham mưu, hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách về di sản văn hóa, đặc biệt là xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Di sản văn hóa năm 2024, tạo thành hành lang pháp lý thuận lợi để công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa được triển khai hiệu quả trên thực tế.

Tháo gỡ các rào cản chính sách, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, khai thác các nguồn tài nguyên văn hóa, khuyến khích sự tham gia tích cực của xã hội, tạo động lực phát huy sức mạnh mềm, nội sinh của văn hóa để phát triển kinh tế - xã hội.

Tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2025; Chương trình số hóa di sản văn hóa giai đoạn 2021 - 2030; Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035, đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tư liệu hóa hệ thống tài liệu và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa.

Tích cực, chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ nguồn lực, học hỏi kinh nghiệm bảo tồn di sản văn hóa của các quốc gia trên thế giới, theo kịp với xu hướng bảo tồn gắn liền với phát triển bền vững của quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hiện nay.

Trách nhiệm lớn lao bảo vệ, phát huy  kho báu di sản trong giai đoạn mới - ảnh 4
PGS.TS Nguyễn Quốc Hùng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đổi mới tư duy của đội ngũ công chức, viên chức trong ngành về vị trí, vai trò, xu hướng phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Phát biểu tại Hội nghị- Hội thảo, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa Lê Thị Thu Hiền  nhấn mạnh, 65 năm qua, kể từ khi Sắc lệnh số 65/SL được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký,cùng với tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá ngày càng được Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta quan tâm, coi trọng, để lại nhiều dấu ấn và thành quả. Hiện nay, trên cả nước có hơn 40.000 di tích và khoảng gần 70.000 di sản văn hóa phi vật thể được kiểm kê.

Trên phương diện quốc tế, Việt Nam đã khẳng định là một trong những nước thành viên tích cực tham gia các Công ước của tổ chức UNESCO (phê chuẩn 4 trong số 6 Công ước của UNESCO), đóng góp kinh nghiệm cũng như thể hiện nỗ lực cho việc bảo tồn di sản văn hóa của nhân loại.

“Di sản văn hóa đã và đang đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương và vào sự phát triển chung của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu nổi bật, trên con đường phát triển, chúng ta cần phải nhận diện được một số khó khăn, thách thức để cùng vượt qua”, Cục trưởng Lê Thị Thu Hiền khẳng định.

Hội nghị - Hội thảo “65 năm sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa” là diễn đàn để tiếp tục khẳng định những thành tựu của sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời tổng kết kinh nghiệm trong công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Nguyên Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, PGS.TS Đặng Văn Bài (Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa quốc gia) chia sẻ niềm vui, tự hào khi được góp sức thực hiện sứ mệnh vẻ vang giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa mà các bậc tiền nhân để lại.

Trách nhiệm lớn lao bảo vệ, phát huy  kho báu di sản trong giai đoạn mới - ảnh 5
Các đại biểu tham dự Hội nghị - hội thảo

“Nguồn lực hiện nay của Cục Di sản văn hóa mạnh mẽ hơn rất nhiều, nhận thức của xã hội về vai trò của di sản văn hóa cũng đã thay đổi cơ bản; những hiện tượng xâm phạm di tích, di sản đã được đẩy lùi, hạn chế… Đặc biệt, với nhiều nỗ lực, hành lang pháp lý trong lĩnh vực này ngày càng được củng cố, hoàn thiện”, PGS.TS Đặng Văn Bài nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia cũng bày tỏ, với kho tàng di sản vô giá, mong rằng trong chặng đường sắp tới, ngành di sản văn hóa sẽ tiếp tục huy động được các nguồn lực phong phú, thúc đẩy mô hình hợp tác công tư để di sản có chỗ đứng trong đời sống xã hội, mang lại sinh kế cho cộng đồng, giúp cộng đồng cộng sinh với di sản.

Nhiều tham luận, góc nhìn của các nhà quản lý, chuyên gia, nhà khoa học đã nhìn lại con đường 65 năm vảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, với những dấu mốc đáng tự hào: Hoạt động quản lý về di tích- Những vấn đề đặt ra;  Chính sách về văn hóa, di sản văn hóa từ tiếp cận tổng thể tới chuyên ngành; Vị thế di sản văn hóa trong quá trình phát triển đất nước; Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, nhìn lại những chặng đường; 65 năm hệ thống bảo tàng Việt Nam, đổi mới và thách thức…

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Nệm cao su Liên Á
  • Trung Quốc diễn tập quân sự quanh đảo Đài Loan
  • Hàng nghìn con lợn nhập khẩu “bỏ” cách ly
  • Anh: PayPal cho phép người dùng mua, giữ và bán tiền điện tử
  • Sản lượng lúa năm 2024 ước đạt hơn 3,1 triệu tấn
  • Quảng Điền: 85,4% trường đạt chuẩn quốc gia
  • Sức sống bền bỉ của kịch nói trong đời sống văn hóa TP.HCM
  • Container chứa hơn 1.000 sản phẩm không có nhãn phụ bằng tiếng Việt
推荐内容
  • Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh
  • Công bố điểm tuyển sinh lớp 10 THPT công lập năm học 2024
  • BIDV giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng ảnh hưởng Covid
  • Hàng nghìn con lợn nhập khẩu “bỏ” cách ly
  • IEA: Nhu cầu dầu mỏ có mức tăng chậm nhất hơn một năm qua
  • Môn ngữ văn: Đề thi quen thuộc và nằm trong định hướng ôn tập