【bảng cúp c2】Kho bạc Nhà nước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn phát triển mới
Đội ngũ công chức Kho bạc Nhà nước đáp ứng yêu cầu các nhiệm vụ trong giai đoạn phát triển mới. Ảnh: Đại Dương |
Phát triển nguồn nhân lực theo hướng chuyên nghiệp
Trong giai đoạn thực hiện Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước (KBNN) đến năm 2020, để trở thành kho bạc điện tử đòi hỏi phải có đội ngũ công chức chất lượng cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Theo đó, KBNN đặc biệt chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực theo hướng chuyên nghiệp, đủ trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức, đáp ứng được yêu cầu của một kho bạc hiện đại.
Nguồn nhân lực phát triển cả về quy mô và số lượngThời điểm mới thành lập (ngày 1/4/1990), hệ thống KBNN có tổng số 7.420 người. Đến 30/9/2024, hệ thống KBNN có 13.070 người. So với ngày đầu mới thành lập, đến nay quy mô nguồn nhân lực hệ thống KBNN đã tăng gần gấp đôi. Tuy nhiên, so với năm 2011, quy mô nguồn nhân lực hệ thống KBNN giảm 19% do thực hiện chính sách cắt giảm, tinh giản biên chế. |
Với các giải pháp đã thực hiện, cơ cấu trình độ nguồn nhân lực có sự thay đổi theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công chức có trình độ đại học và sau đại học, giảm tỷ trọng công chức có trình độ cao đẳng trở xuống. Đặc biệt, KBNN đã tăng tỷ lệ công chức làm công tác kế toán để triển khai chức năng tổng kế toán nhà nước, tăng tỷ lệ công chức làm công tác thanh tra để thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành, giảm tỷ lệ công chức làm công tác kho quỹ khi triển khai thanh toán không dùng tiền mặt… phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, hiện nay hệ thống KBNN còn thiếu đội ngũ công chức, viên chức nòng cốt kế cận có trình độ chuyên môn cao và có khả năng hoạch định cơ chế, chính sách. Nguồn công chức, viên chức được phân bổ không đồng đều. Công chức, viên chức có trình độ đào tạo chính quy hoặc có năng lực trong công tác quản lý điều hành thường tập trung tại các thành phố trực thuộc trung ương, trong khi chế độ tiền lương của ngành còn chưa thu hút được người vào làm việc tại các tỉnh có điều kiện về địa lý xa xôi hoặc kinh tế còn kém phát triển.
Một bộ phận công chức, viên chức còn hạn chế trong việc tiếp cận các công nghệ ứng dụng hỗ trợ triển khai các quy trình nghiệp vụ trong hệ thống KBNN; còn hạn chế về trình độ ngoại ngữ, khả năng hội nhập quốc tế.
Đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ "vừa hồng vừa chuyên"
Với đích đến mới là kho bạc số, việc phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao càng là yêu cầu cấp thiết đối với hệ thống KBNN. Đội ngũ cán bộ chất lượng không chỉ giúp KBNN chinh phục những mục tiêu mới mà còn đáp ứng được với công cuộc cải cách hành chính nhà nước nói chung và của ngành Tài chính nói riêng.
Trước yêu cầu đó, KBNN đã đưa ra các giải pháp để phát triển nguồn nhân lực cho giai đoạn phát triển mới. Cụ thể, KBNN tiếp tục nâng cao toàn diện chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức hệ thống KBNN để nâng cao năng lực, kỹ năng thực thi công vụ được giao; ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp của công chức, viên chức hệ thống KBNN.
Đồng thời, KBNN tập trung đổi mới công tác xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trên cơ sở lấy người học làm trung tâm, bám sát nhu cầu đào tạo từ các đơn vị thuộc và trực thuộc KBNN và yêu cầu của từng vị trí việc làm; đa dạng các hình thức đào tạo, bồi dưỡng (trực tiếp và trực tuyến); đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tổ chức và quản lý đào tạo, bồi dưỡng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công chức, viên chức hệ thống KBNN tham gia; tăng cường các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng có yếu tố nước ngoài.
Để có đội ngũ cán bộ "vừa hồng vừa chuyên", thời gian tới, KBNN tiếp tục chủ động phối hợp với đơn vị trong ngành Tài chính và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có uy tín trong và ngoài nước để xây dựng kế hoạch, chương trình, tài liệu bồi dưỡng cho công chức, viên chức hệ thống KBNN và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua việc cử công chức, viên chức tham gia các lớp đào tạo sau đại học, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học chuyên sâu, bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu.
Ngoài ra, tăng cường kiểm soát đầu ra trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; áp dụng các tiêu chí đánh giá theo quy định hiện hành trong việc đánh giá chất lượng; tăng cường kỷ cương, kỷ luật đối với công chức, viên chức hệ thống KBNN tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng.
Thời gian tới, KBNN sẽ rà soát về tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo và tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức; bồi dưỡng công chức, viên chức nhằm hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo và tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức hệ thống KBNN. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức hệ thống KBNN theo vị trí việc làm. Hàng năm, đảm bảo khoảng 10% - 15% công chức, viên chức tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm và đến năm 2030 có 100% công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn vị trí việc làm theo yêu cầu của Nhà nước và Bộ Tài chính.
Kế hoạch thời gian tới, KBNN cử công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ đảm bảo đáp ứng yêu cầu của công việc. Ngoài ra, mở rộng hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng với các đối tác nước ngoài; chủ động xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng trên cơ sở nhu cầu của người học về kiến thức, kỹ năng và yêu cầu quản lý của từng đơn vị trong hệ thống.
Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ qua các thời kỳTrải qua quá trình hơn 34 năm xây dựng và phát triển, chức năng, nhiệm vụ của hệ thống KBNN liên tục được mở rộng, hoàn thiện. Để thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ và Bộ Tài chính giao, đòi hỏi quy mô, cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực hệ thống KBNN phải đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy, công tác đào tạo nguồn nhân lực ở mỗi giai đoạn phát triển có những yêu cầu riêng. Cụ thể, giai đoạn 1990 - 2005, công tác đào tạo nguồn nhân lực chủ yếu tập trung bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ (đào tạo đại học) đối với công chức, viên chức có trình độ thấp; đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo và tiêu chuẩn ngạch công chức. Giai đoạn 2006 - 2010, ngoài việc đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo và tiêu chuẩn ngạch công chức, công tác đào tạo chú trọng chủ yếu vào việc đào tạo nhân lực cho triển khai Dự án hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) và đào tạo nhân lực cho triển khai thực hiện Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020. Giai đoạn 2011 - 2023, KBNN tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo và tiêu chuẩn ngạch công chức; đào tạo chuyển đổi nhóm công chức, viên chức có liên quan đến thay đổi nhiệm vụ (giảm nhiệm vụ kho quỹ). Ngoài ra, KBNN tập trung vào đào tạo phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao (trên đại học) thực hiện nhiệm vụ hoạch định chính sách, phục vụ quá trình hội nhập và phát triển; đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu để triển khai thực hiện các chức năng nhiệm vụ mới như tổng kế toán nhà nước, quản lý ngân quỹ, thanh tra chuyên ngành theo Chiến lược phát triển KBNN. |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Đấu giá biển ô tô 30K
- ·Pháp ban bố tình trạng thảm họa thiên nhiên đặc biệt tại Mayotte
- ·Tình hình dịch Covid
- ·Mỹ nói Nga bắt đầu rút quân khỏi nhà máy điện Chernobyl
- ·Áp mới thuế TTĐB nước giải khát có đường: Thận trọng để tạo chính sách công bằng!
- ·Nhiều chính sách, quy định giáo dục có hiệu lực từ tháng 5/2017
- ·Tháng 4/2018 có sách giáo khoa mới lớp 1 và lớp 6
- ·Mỹ đưa Việt Nam khỏi danh sách hạn chế đi lại vì Covid
- ·Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải đăng ký kinh doanh
- ·Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thể được nghỉ hưu sớm
- ·Người đàn ông chết trong tư thế treo cổ bên hàng rào công ty
- ·Binh sĩ 14 nước diễn tập gần Biển Đông
- ·Bộ điều khiển nông nghiệp công nghệ cao “made by… SV”
- ·Khó xử lý các container chứa hàng cấm tại Hải Phòng vì hãng tàu Maersk Line?
- ·First News được Bộ Thông tin và Truyền thông tặng Bằng khen
- ·Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đối ngoại
- ·Tổng giám đốc Chubb Life Việt Nam: 18 năm vững vàng giá trị bảo vệ từ chính chữ tâm
- ·Tiếp tục “sờ gáy” các doanh nghiệp nhập phế liệu có dấu hiệu vi phạm
- ·Cử tri kiến nghị mở rộng quốc lộ, Bộ GTVT chưa bố trí được vốn
- ·Khó như tuyển sinh cao đẳng, trung cấp