会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tỷ số lens】Tại sao Bộ GD&ĐT không công bố đề thi và đáp án kỳ thi THPT quốc gia 2017?!

【tỷ số lens】Tại sao Bộ GD&ĐT không công bố đề thi và đáp án kỳ thi THPT quốc gia 2017?

时间:2024-12-23 14:58:04 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:376次

Trao đổi với PV,ạisaoBộGDĐTkhôngcôngbốđềthivàđápánkỳthiTHPTquốtỷ số lensTiến sĩ Sái Công Hồng Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và KĐCL giáo dục - Bộ GD&ĐT đã giải thích rõ hơn về vấn đề này.

Đề thi đã được chuẩn hóa

TS Sái Công Hồng cho biết, kinh nghiệm quốc tế đối với các bài thi chuẩn hóa họ đều không công bố đề thi và đáp án sau khi tổ chức kỳ thi mà họ chỉ công bố đề thi minh họa, đề thi thử nghiệm, ví dụ như các bài thi chuẩn hóa: SAT, ACT, GMAT, TOEFL, IELTS... Trên thế giới có rất ít tổ chức dùng đề thi chuẩn hóa sau khi tổ chức thi công bố đề thi và đáp án.

Trước hết phải nói rõ năm nay mỗi thí sinh trong cùng một phòng thi có một đề thi trắc nghiệm riêng biệt đã được chuẩn hóa. Như vậy nếu mỗi phòng thi có 24 thí sinh thì có 24 đề thi khác nhau. Những năm trước, mỗi môn thi chỉ có một đề thi được hoán vị các hỏi để có các mã đề khác nhau. Đến nay một số người vẫn còn hiểu nhầm giữa đề thi khác nhau của năm nay với mã đề thi khác nhau của những năng trước.

Theo TS Hồng, những năm trước từ một đề thi ta có thể tạo ra 6 mã đề thi, thậm chí 24 mã đề thi khác nhau để mỗi thí sinh trong cùng một phòng thi có một mã đề thi khác nhau (không phải đề thi khác nhau). Việc công bố đề thi và đáp án trong trường hợp này hoàn toàn không có vấn đề gì. Thực tế lâu nay Bộ vẫn cho công bố đề thi, đáp án sau khi thi. Tuy nhiên khi tổ chức thi trắc nghiệm khách quan với ngân hàng câu hỏi thi được chuẩn hóa thì mọi việc sẽ khác.

Thực tiễn ở Việt Nam trong 3 năm vừa qua, ĐHQGHN trong các kì đánh giá năng lực để tuyển sinh đầu vào cũng không công bố đề thi, đáp án. Các kết quả nghiên cứu về việc ra đề thi của ĐHQGHN cho thấy các đề thi đều tương đương về độ khó, không có việc sai sót, hay chênh lệch đề độ khó giữa các đề thi sử dụng câu hỏi đã được chuẩn hóa.

Ngoài ra, Ở việt Nam, một số trường tổ chức thi ngoại ngữ để cấp bằng tương đương trình độ B1, B2 cũng không công bố đề thi và đáp án sau khi tổ chức thi.

Tiến sĩ Sái Công Hồng, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và KĐCL giáo dục - Bộ GD&ĐT

Huy động hơn 1.000 giáo viên tham gia viết câu hỏi đề thi

Đối với kỳ thi THPT Quốc gia không công bố đề thi và đáp án sau khi thi?, TS Sái Công Hồng cho rằng, quy trình xây dựng đề thi THPT quốc gia năm nay khác nhiều so với các kỳ thi quốc gia trước đây. Mục tiêu của toàn bộ quá trình này là xây dựng được ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa, chứ không phải chỉ xây dựng 1 đề chính thức, 1 đề dự phòng phục vụ cho duy nhất một kỳ thi trước mắt bằng phương pháp tập hợp các thầy cô, chuyên gia trong thời gian nhất định cách ly triệt để để xây dựng 2 đề thi này.

Mặt khác, ở kì thi trước đây Bộ GD-ĐT tập hợp một số chuyên gia để xây dựng đề thi sử dụng một lần. Nhưng cách làm năm nay khác, chỉ riêng đội ngũ tham gia viết 60.000 câu hỏi thô cho ngân hàng đề thi đã huy động hơn 1.000 giáo viên với quy trình chặt chẽ và chi tiết trong suốt một thời gian dài.

Đội ngũ chuyên gia làm đề được lựa chọn từ 63 tỉnh, mỗi tỉnh, thành phố trong cả nước, mỗi tỉnh, thành phố chỉ chọn 2 giáo viên cốt cán/môn tham gia.

Ngoài ra có ở 10 trường đào tạo sư phạm, mỗi bộ môn cũng có 2-3 giảng viên được chọn để tham gia viết câu hỏi thi. Như vậy có thể tin tưởng vào chất lượng giáo viên tham gia với tiêu chí đảm bảo về năng lực, phẩm chất và ý thức trách nhiệm. Họ không chỉ có vai trò tham gia xây dựng ngân hàng đề thi cho kì thi THPT quốc gia mà qua việc này, có thể lan tỏa cách thức xây dựng câu hỏi thi, thay đổi quan điểm và phương pháp đánh giá, từ đó tác động trở lại việc dạy học.

"Đây mới chỉ là một vài bước của qui trình xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa. Bởi vậy, việc không công bố đề thi, đáp án để có thể sử dụng lại vào các lần thi sau sẽ tiết kiệm được cả nguồn lực và ngân sách. Nếu phải công bố thì thực sự lãng phí. Lí do này cũng là lí do chính mà hầu hết các tổ chức xây dựng ngân hàng câu hỏi thi trắc nghiệm chuẩn hóa đều không công bố đề thi và đáp án đề thi sau khi tổ chức thi" - TS Sái Công Hồng khẳng định.

Công bố đề thi, đáp án dẫn đến học lệch học tủ, luyện thi gia tăng

Tiến sĩ Sái Công Hồng cho biết, nếu chỉ công bố 1-2 đề thi minh họa, đề thử nghiệm thì không sao, nhưng công bố vài chục đề thi thì cộng đồng xã hội có thể dễ dàng phán đoán được độ bao phủ của đề thi. Việc này sẽ dẫn tới việc học tủ, học lệnh, gia tăng việc luyện thi.

Tuy rằng, đề thi trắc nghiệm cho phép đánh giá kiến thức, kĩ năng, năng lực trên diện rộng hơn so với đề thi tự luận nhưng không có nghĩa là phủ kín nội dung mà học sinh phổ thông được học. Nhất là các năm tiếp theo khi Bộ GD-ĐT quy định nội dung đề thi ở cả chương trình học các lớp 10,11,12 thì bắt buộc việc ra câu hỏi thi phải chọn lọc kiến thức trọng tâm.

Mỗi một nội dung trọng tâm đó sẽ có nhiều câu hỏi khác nhau, mức độ khác nhau theo ma trận đề và bản đặc tả đề thi đã thống nhất. Bởi thế nếu đề thi được công bố, những cơ sở luyện thi sẽ phán đoán điểm rơi trọng tâm của câu hỏi thi để luyện tủ. Việc này sẽ ảnh hưởng không tốt đến chất lượng dạy học và tính công bằng, khách quan của kì thi.

Bộ GD&ĐT sẽ thử nghiệm đề thi vào cuối tháng 4, khi các em học sinh đã hoàn thành chương trình học tập toàn khóa

8 bước nghiêm ngặt khi xây dựng câu hỏi thi

Theo TS Sái Công Hồng, quy trình xây dựng câu hỏi thi được thực hiện theo 8 bước nghiêm ngặt. Mỗi bước lại bao gồm rất nhiều quy trình nhỏ để chuẩn hóa câu hỏi trong ngân hàng đề thi năm nay.

Như vậy, để có 1.500 câu hỏi thi/môn, chúng tôi cần có ít nhất 6000 câu hỏi thô. Quy trình dẫn từ việc ra câu hỏi thô, rồi từ thô sang câu hỏi được chuẩn hóa, qua các vòng biên tập, thử nghiệm và đo lường bằng các phần mềm về thi rất mất công, vất vả.

Nếu phải công bố đề thi, đáp án, công khai 1.500 câu hỏi thi/môn năm nay, mặc dù các chuyên gia vẫn tiếp tục sản xuất các câu hỏi thô một cách liên tục thì bộ phận xây dựng ngân hàng thi cho kì thi THPT quốc gia vẫn không thể có đủ nguồn lực để làm xuể được. Chưa kể, nội dung của đề thi các năm sau cũng vẫn tập trung nhiều vào kiến thức lớp 12 nên nếu công khai hết sẽ làm cạn kiệt nguồn dữ liệu có thể khai thác để viết câu hỏi sau này.

Theo TS Sái Công Hồng, trong 8 bước của quy trình xây dựng đề thi trắc nghiệm, đầu tiên sẽ phải xây dựng ma trận đề thi và bản đặc tả đề thi. Trên cơ sở ma trận đề thi, bản đặc tả chia ra các đơn vị kiến thức khác nhau để viết các câu hỏi. Bản đặc tả đề thi phải bảo mật vì để lộ bản đặc tả đề thi cũng có thể xem như lộ định hướng đề thi.

Hiện việc huy động giáo viên viết câu hỏi thô cho ngân hàng đề thi đã tiến hành nhiều đợt được khoảng 60.000 câu hỏi. Nhưng từ câu hỏi thô, còn phải rà soát, chọn lọc, biên tập, thẩm định. Mỗi môn sẽ có khoảng 20-30 người làm công việc này. Các câu hỏi không chỉ được xem xét phương án trả lời đúng mà còn được rà soát, giải thích lý do đưa ra ba phương án nhiễu.

Đặc biệt, sau khi thẩm định câu hỏi được chuẩn hóa, 100% số câu hỏi đã biên tập, lựa chọn và thẩm định được tiến hành thử nghiệm và đặc biệt có bước thử nghiệm đề thi vào cuối tháng 4 khi các em học sinh đã hoàn thành chương trình học tập toàn khóa để phân tích đề thi và cân bằng độ khó giữa các đề thi, đảm bảo các đề thi có độ khó hoàn toàn tương đương nhay.

Đối với mẫu thử nghiệm, TS Sái Công Hồng cho hay, sẽ được chọn đa dạng đối tượng, vùng miền. Kết quả bài làm của học sinh qua các đợt thử nghiệm sẽ được phân tích phần mềm khảo thí chuyên dụng để phân tích các thông số định chuẩn của các câu hỏi và các đề thi. Những câu hỏi không đạt độ tin cậy (do quá sức thí sinh, do không nằm trong chương trình, do sai kiến thức không giải được….) sẽ được hiển thị trên kết quả phân tích và lập tức được xem xét lại hoặc loại bỏ. Bởi vậy với quy trình này, sẽ khó có thể lọt lưới các câu hỏi thi được thiết kế thiếu chính xác.

Hơn nữa, Đây mới chỉ là hoạt động xây dựng ra ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa, khi tổ chức thi Bộ GD&ĐT còn thành lập hội đồng đề thi là các chuyên gia môn học có kinh nghiệm trong chuyên môn và trong công tác viết đề thi để làm việc theo hình thức cách ly hoàn toàn để khi phần mềm tự động tổ hợp các câu hỏi chuẩn hóa thành đề thi chính thức theo ma trận qui định các thành viên hội đồng đề sẽ rà soát, thẩm định các đề thi chính thức và dự phòng để phục vụ cho kỳ thi.

"Việc tổ chức thi với ngân hàng câu hỏi thi được chuẩn hóa hiện nay do điều kiện cơ sở vật chất chưa đầy đủ nên thí sinh làm bài trên phiếu trả lời trắc nghiệm. Phiếu này sau đó sẽ được chấm bằng máy quét. Sau này có đủ điều kiện thì cũng với ngân hàng câu hỏi thi đó, thí sinh sẽ làm bài trực tiếp trên máy tính và có kết quả ngay. Rõ ràng khi thi trên máy tính thì không ai công bố đề thi và đáp án" - TS Sái Công Hồng nhấn mạnh.

Theo Dân trí

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Những con người đau khổ tới lúc chết
  • Theo chân Bác, viết tiếp trang sử vàng, giành những thắng lợi mới
  • Hơn 190.000 ha đất nông, lâm nghiệp đang bị lấn chiếm, tranh chấp
  • Đề nghị Mỹ ủng hộ VN ứng cử thành viên không thường trực Hội đồng bảo an
  • Làm dâu phố cổ: Đang 'sinh hoạt'thì em chồng chui vào ngủ cùng
  • Bộ trưởng Tô Lâm: Công an xã chính quy không làm tăng biên chế
  • 18 tập thể, cá nhân được trao Giải thưởng Đào Tấn 2024
  • Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2019
推荐内容
  • Sửa máy tính... xem trúng phim nóng của người yêu
  • Cảnh sát biển Việt Nam có quyền truy đuổi tàu vi phạm chủ quyền
  • Thủ tướng tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Nicaragua
  • Cuộc đua vào ghế Tổng thống Mỹ gây cấn ngay từ đầu
  • Anh rể rủ tôi ly hôn để cùng sống chung
  • Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm nói về sai phạm của ông Tất Thành Cang