【soi kèo bóng đá hom nay】Kinh tế Việt Nam tiếp tục chứng minh khả năng phục hồi
Thặng dư thương mại 8 tháng đạt 11,9 tỷ USD
Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, kinh tế trong nước tăng trưởng trong tháng 8 nhưng với tốc độ chậm hơn so với tháng 7 và thấp hơn nhiều so với tốc độ ghi nhận được vào một năm về trước. So với cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất công nghiệp (NSA) tăng trưởng 2,1% trong tháng 8, so với 4,0% trong tháng 7. Tăng trưởng doanh số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ (SA) trong tháng 8 giảm 2,3%, so với 5,2% trong tháng 7. Cả khu vực sản xuất và bán lẻ đều ghi nhận mức tăng trưởng chậm hơn đáng kể so với năm ngoái, khi mà cả hai khu vực đều tăng trưởng khoảng 10%.
Trong tháng 8, Việt Nam đã duy trì được thặng dư thương mại hàng hóa với mức thặng dư hàng tháng là 3,5 tỷ USD, đóng góp vào mức thặng dư 11,9 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm 2020. Giá trị tổng kim ngạch xuất khẩu đi ngang so với tháng 7 năm 2020 nhưng vẫn tăng 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Con số này cho thấy sự khác biệt lớn giữa các doanh nghiệp khi các nhà xuất khẩu trong nước tiếp tục thể hiện khả năng phục hồi mạnh mẽ (tăng 18% so với cùng kỳ), còn doanh thu của các nhà xuất khẩu có vốn nước ngoài lại giảm 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tương tự, kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ và Trung Quốc tăng trong khi xuất khẩu sang EU giảm nhẹ. Tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 4,8% (so với tháng trước) và 3,7% mỗi tháng và tăng 1,6% (so cùng kỳ năm trước) với các mặt hàng thiết bị điện tử, đồ gia dụng, quặng sắt và một số mặt hàng thực phẩm có mức tăng lớn.
Dự trữ ngoại hối tiếp tục được tích lũy, trong khi tỷ giá hối đoái vẫn ổn định. Vào cuối tháng 8, dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước là 92 tỷ USD, tăng so với mức 80 tỷ USD vào cuối tháng 12. Mặc dù mức tăng này không cao như mức tăng cùng kỳ năm 2019, nhưng nó chứng tỏ khả năng phục hồi của nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam đã đạt mức thặng dư thương mại hàng hóa cao kỷ lục và thu hút được dòng vốn FDI lớn cho dù có đại dịch. Hoạt động này đã giúp giảm thiểu tác động của việc giảm lượng kiều hối và thu nhập bằng ngoại tệ từ du khách nước ngoài.
Bên cạnh đó, cán cân thanh toán của Việt Nam cũng đã thể hiện tính chống chịu cao khi tỉ giá VND/USD được duy trì ở mức ổn định. Đồng thời, lạm phát vẫn giảm. Chỉ số CPI tháng 8 không thay đổi so với tháng 7 (100,1), nhưng tăng 3,2% so với năm ngoái. Tỷ lệ lạm phát hàng năm trong tháng 8 thấp hơn một chút so với những tháng gần đây, phản ánh sự ổn định về giá thực phẩm, năng lượng và phương tiện giao thông.
Mặt khác, dư nợ cho vay đối với nền kinh tế tiếp tục ở mức vừa phải. Cụ thể, tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế tiếp tục xu hướng đi xuống, xu hướng này được ghi nhận lần đầu tiên vào tháng 2, giảm xuống 9,7% (so với cùng kỳ) vào tháng 6 và 9,4% (so với cùng kỳ) trong tháng 7.
Duy trì sự bền vững về tài khóa và nợ vay trong dài hạn
Theo WB, Chính Phủ đã có những biện pháp ứng phó với dịch COVID-19 bằng cách tăng chi tiêu công và do vậy đã dần dần làm giảm dư địa tài khóa. Trong 8 tháng đầu năm, thu ngân sách đạt 58,3% dự toán thu ngân sách - thấp hơn 12,4% so với cùng kỳ năm 2019 - do kinh tế suy thoái và các doanh nghiệp, cá nhân được miễn thuế để hỗ trợ phục hồi kinh tế.
Đồng thời, chi tiêu công cao hơn 8,2% so với cùng kỳ năm 2019, phản ánh biện pháp nới lỏng chính sách tài khóa để hỗ trợ phục hồi kinh tế. Để thực hiện mục tiêu đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình đầu tư công, chi đầu tư phát triển tăng lên đến 221,7 nghìn tỷ đồng trong 8 tháng đầu năm 2020, tăng 41,4% so với cùng kỳ năm 2019. Do đó, cần theo dõi sát sao các cân đối này.
WB cho biết, hầu hết các chỉ số kinh tế và tài chính tiếp tục chứng minh khả năng phục hồi của Việt Nam, nhưng mức độ phục hồi trong nước đã giảm nhẹ trong tháng 8, một phần là do đợt bùng phát dịch Covid-19 ở Đà Nẵng. Kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng cho dù còn nhiều trở ngại trên thị trường quốc tế, trong khi dòng vốn FDI vào Việt Nam đã giảm đáng kể.
Vì vậy, trong thời gian tới, cần quan tâm nhiều hơn đến các nhà đầu tư trong và ngoài nước do họ có thể trì hoãn kế hoạch đầu tư trong một môi trường nhiều bất ổn như hiện nay, cũng như các chính sách ứng phó của Chính phủ cần kích thích khả năng phục hồi trong ngắn hạn và duy trì sự bền vững về tài khoá và nợ vay trong dài hạn.
Các chuyên gia của WB cũng nhấn mạnh, trong tương lai, tốc độ phục hồi kinh tế sẽ phụ thuộc vào mức độ phục hồi của nhu cầu trong nước sau đợt bùng phát dịch bệnh ở Đà Nẵng. Cần chú ý nhiều hơn đến các tác động của cuộc khủng hoảng, sự ổn định về tài khóa và tài chính trong trung và dài hạn, cũng như các chính sách để giải quyết những vấn đề liên quan phát sinh.
Dòng vốn FDI vào Việt Nam dường như đã tạm ngưng trong tháng 8 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (số liệu vốn FDI, đăng ký) giảm mạnh trong tháng 8 xuống còn khoảng 720 triệu USD so với 3,1 tỷ USD vào tháng 7 năm 2020. Nhìn chung, tổng vốn FDI đăng ký đạt mức 19,5 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm 2020, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2019. Theo WB, sự sụt giảm này có thể phản ánh sự bất ổn ngày càng tăng liên quan đến đợt bùng phát dịch bệnh ở Đà Nẵng, với việc các nhà đầu tư nước ngoài tạm dừng để đánh giá tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế. |
Thảo Miên
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Hầm chui cửa ngõ TPHCM ngập nặng, người dân lại chật vật di chuyển
- ·Sự thật biển số ô tô chờ đấu giá lưu thông trên đường phố Hải Phòng
- ·Vinfast khai trương cửa hàng Berlin, mở rộng mạng lưới ở châu Âu
- ·Giá xe 1 tỷ đồng, ngoài Mazda6 có thể mua được những mẫu nào?
- ·Lốc xoáy cuốn bay hàng chục mái nhà ở Thừa Thiên Huế
- ·Honda Dream biển tứ quý 8 của chủ nhân xuất hiện sau: Xe nguyên bản
- ·Miễn tới 100% lệ phí trước bạ cho khách mua xe Toyota Vios
- ·Xe điện Trung Quốc BYD thách thức thị phần ô tô cỡ nhỏ Nhật Bản
- ·Đề xuất bỏ quy định xin giấy xác nhận ‘người dân tộc’ khi thi bằng lái xe
- ·Đức lo ngại Volkswagen đang thua từ sân khách đến sân nhà
- ·Giá vàng nhẫn tại Công ty Phú Quý chính thức đắt hơn giá vàng SJC
- ·Tài xế ô tô cố tình đánh lái gây va chạm với xe máy
- ·Ô tô chạy ngược chiều đường dẫn cao tốc khiến tài xế giật mình đánh lái tránh
- ·Siêu xe Lamborghini Countach vỡ nát được định giá lên đến 2 triệu USD
- ·Tây Ninh Smart
- ·Nóng trên đường: Những lỗi sơ đẳng của lái xe khiến va chạm xảy ra
- ·Đấu giá biển số sáng 11/11: Biển 'lộc phát' Hà Nội giá gần 8 tỷ gây sốt
- ·Suzuki Hybrid Ertiga vẫn dẫn đầu phân khúc về độ tiết kiệm
- ·Một gia đình ở Hà Nội liên tục bị 'khủng bố', khóa cổng không cho ra ngoài
- ·Chạy thử 100.000km với ô tô điện Volkswagen sau 2,5 năm và cái kết bất ngờ