【kèo genoa】Sunhouse có chiến lược ‘bứt tốc’ với chuỗi nhà máy mới phía Nam
Thêm nhiều nhà máy sản xuất ở thị trường miền Nam
Vốn là một thị trường năng động với sức tiêu thụ lớn,óchiếnlượcbứttốcvớichuỗinhàmáymớiphíkèo genoa nhu cầu cao nên ngay khi bước chân vào thị trường miền Nam cách đây gần 20 năm, Sunhouse đã nhanh chóng được người tiêu dùng đón nhận. Việc doanh thu năm 2021 của thị trường miền Nam chiếm 45% tổng doanh thu nội địa đã chứng minh chỗ đứng của Sunhouse trong ngành gia dụng tại thị trường này.
Đặt kỳ vọng nâng tỷ trọng kinh doanh khu vực phía Nam lên 48% vào năm 2022 và 52% vào năm 2025, Sunhouse đã mạnh dạn mở mới loạt nhà máy tại Long An, Bình Dương.
Gần đây nhất, Sunhouse hé lộ thương vụ M&A thành công với Olympic Cables để sở hữu nhà máy sản xuất tại Việt Nam của Tập đoàn này. Nhà máy OVI Cables (Việt Nam) là một thành viên của Công ty Olympic Cables thuộc Tập đoàn OSK Group Malaysia, với hơn 40 năm kinh nghiệm sản xuất dây cáp xuất khẩu trên thế giới. OVI Cables (Việt Nam) được thành lập vào tháng 9/2006, công suất mỗi năm khoảng 8.000 tấn đồng. Sản phẩm cáp điện phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế (như International Electro Technical Commission (IEC), British Standard (BS), Malaysia Standards (MS), Tiêu chuẩn quốc tế ISO…) và đã có mặt tại hàng chục công trình bất động sản, nhà máy quy mô trong và ngoài nước.
“Chúng tôi mua lại nhà máy cáp điện OVI Cables (tại Bình Dương) nhằm thừa hưởng toàn bộ kinh nghiệm, kiến thức và công nghệ trong sản xuất dây và cáp điện. Điều này giúp Sunhouse có thể cung cấp ngay sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng Việt Nam”, ông Nguyễn Xuân Phú - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sunhouse (Shark Phú) chia sẻ.
Trước đó vào hồi tháng 4/2022, Sunhouse khánh thành nhà máy sản xuất máy lọc nước R.O tại KCN Tân Đức, Long An với công suất lên đến 1.000-1.500 sản phẩm mỗi ngày. Ông Nguyễn Minh Thắng - Giám đốc Chi nhánh Sunhouse miền Nam cho biết: “Việc xây dựng và đưa nhà máy RO ở Long An vào vận hành thể hiện nhu cầu tìm hiểu sâu sắc hơn nữa của Tập đoàn đối với thị trường phía Nam”.
“Thay vì sản phẩm phù hợp với tất cả các khu vực, chúng tôi tập trung vào sản phẩm chất lượng, đáp ứng đúng nhu cầu của người dân địa phương. Thành lập nhà máy tại khu vực phía Nam cho phép chúng tôi nghiên cứu, cung cấp những sản phẩm phù hợp hơn cho người tiêu dùng phía Nam. Đặc biệt, đối với sản phẩm R.O đòi hỏi dịch vụ hậu mãi rất khắt khe. Với dịch vụ sau bán hàng, lâu nay Sunhouse rất tự tin với hệ thống đối tác hỗ trợ. Nhưng khi có nhà máy tại khu vực phía Nam, chúng tôi sẽ càng hiểu người tiêu dùng, phát triển tốt hơn về thời gian cung cáp linh kiện thay thế, dự trữ đủ về mặt số lượng...” ông Thắng chia sẻ.
Mọi chiến lược đều xoay quanh người tiêu dùng
Trước khi mở rộng sản xuất vào khu vực phía Nam, Sunhouse đã sở hữu cụm 8 nhà máy trên tổng diện tích 100.000m2 tại KCN Ngọc Liệp, Quốc Oai, Hà Nội. Tại đây, doanh nghiệp tự chủ gần như 100% năng lực sản xuất các sản phẩm gia dụng nhà bếp như nồi, chảo, nồi cơm điện, máy lọc nước, bếp gas, bếp từ…
Khi hệ thống sản xuất và phân phối tại phía Bắc đã đủ lớn mạnh, “ông lớn” ngành gia dụng mới chính thức mở rộng sản xuất về phía Nam. Doanh nghiệp dự định tiếp tục vận hành thêm các dây chuyền sản xuất chảo chống dính, bếp gas, bếp từ… trong giai đoạn 2022 - 2025; giữ vững đà tăng trưởng 25-30% mỗi năm.
Theo đại diện Sunhouse, việc mở nhà máy sản xuất ở phía Nam sẽ mang lại hàng loạt lợi ích như: Rút ngắn thời gian và chi phí vận chuyển sản phẩm vào miền Nam, tránh đứt gãy nguồn hàng trong các thời gian cao điểm, từ đó hạ giá thành sản phẩm khi đến tay khách hàng; Hạn chế một số vấn đề về hỏng hóc hàng hóa, linh kiện trong quá trình vận chuyển; Bổ sung hệ thống nhà xưởng, kho bãi để lưu trữ linh kiện bảo hành - vốn luôn cần sự nhanh chóng, kịp thời; Tập trung sản xuất với những nhóm sản phẩm được thị trường miền Nam đón nhận (địa phương hóa sản phẩm), từ đó gia tăng nhu cầu và sự yêu mến với thương hiệu.
Chia sẻ về lí do đặt những nhà máy đầu tiên tại Long An và Bình Dương, đại diện Sunhouse cho biết thêm, đây là 2 địa phương có đầy đủ yếu tố phù hợp về lao động. Lao động kỹ thuật cao dễ dàng di chuyển giữa TP.HCM và nhà máy trong ngày. Lao động trực tiếp được tuyển dụng với mức lương phù hợp. Ngoài ra, với vị trí địa lý chiến lược, nhà máy tại 2 địa phương này dễ dàng vận chuyển hàng hoá xuất khẩu thị trường lân cận như Campuchia, Thái Lan, Indonesia…
Có thể thấy, Sunhouse đã có một chiến lược rõ ràng và chuẩn bị rất kỹ để bứt tốc sau đại dịch. Lấy người tiêu dùng làm trọng tâm phát triển, doanh nghiệp mở rộng đa dạng lĩnh vực sản xuất và tập trung làm chủ công nghệ để phục vụ được số đông khách hàng.
Bích Đào
(责任编辑:World Cup)
- ·Cục Hàng không nâng cảnh báo phòng dịch ở sân bay lên mức cao nhất
- ·Trường Đại học Nam Cần Thơ công bố điểm sàn năm 2024
- ·TP Cần Thơ: 12.815 thí sinh làm thủ tục thi tốt nghiệp THPT năm 2024
- ·Đôi nét về bánh mì Tuấn Mập
- ·Doanh nghiệp viễn thông chung tay giúp chính quyền, người dân đảm bảo thông tin liên lạc sau bão Nor
- ·Trên 200 võ sinh thi lên đai
- ·Công bố điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung thành phố Đồng Xoài
- ·Việt Nam đạt thành tích cao ở Giải cử tạ người khuyết tật thế giới
- ·Bản lĩnh vững vàng, Petrovietnam vượt qua ảnh hưởng nặng nề của tác động kép
- ·Tín dụng chính sách nối những mùa xuân vui
- ·Đăng tin nhận tiêm vắc xin Covid
- ·Xăng tăng gần 1.000 đồng/lít
- ·Bắt giam nguyên Phó Giám đốc VDB Minh Hải
- ·Thúc đẩy liên kết vùng, tạo xung lực phát triển mới
- ·Cần Đước: Nhiều dự án chưa thể triển khai thu hồi đất do chưa bố trí tái định cư
- ·Để đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2024 hiệu quả
- ·Chu Đức Anh, Lộc Thị Đào làm nên lịch sử với huy chương châu Á 2017
- ·Chủ động, sáng tạo hợp tác trong nước và quốc tế
- ·Từ 1/4/2022, không được mua bán trang thiết bị y tế khi chưa có giá kê khai
- ·Giải Vô địch Thế giới Võ cổ truyền Việt Nam lần 1