【bang xep hang bong uc】Du lịch cộng đồng: Cho cộng đồng, vì cộng đồng
Huy động mọi nguồn lực cho phát triển công nghệ số ngành du lịch Chuyển đổi số tạo động lực mới cho ngành du lịch Du lịch Việt Nam phục hồi,ịchcộngđồngChocộngđồngvìcộngđồbang xep hang bong uc trở lại “đường đua” tăng trưởng Kỳ vọng du lịch |
Tân Hóa - “hoa nở trên vùng lũ”
Tân Hóa là một thung lũng nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi đá vôi. Dòng Rào Nan khởi nguồn từ vùng núi giáp biên giới Việt-Lào, chảy ngầm gần 3km vào hang Rục thuộc xã Trung Hóa (Quảng Bình) rồi chảy về hạ nguồn tại xã Tân Hóa.
Tân Hóa trở thành “rốn lũ” khi mỗi mùa mưa đến, tất cả những ngôi nhà nơi đây đều ngập chìm trong biển nước. Người dân Tân Hóa đã quen với cuộc sống của những ngày mưa lũ, quen với cái khổ.
Từ một làng quê quanh năm đối diện với khó nghèo, mưa lũ, chật vật mưu sinh dưới những lèn núi đá vôi, Tân Hóa bắt đầu tham gia vào hoạt động du lịch của Oxalis.
Những nương ngô lại tốt tươi sau mỗi bận lũ rút, sau những chật vật của thiên tai, đói nghèo, vùng “rốn lũ” Tân Hóa đã thực sự hồi sinh mạnh mẽ. Thực tế này đã gợi mở ý tưởng về mô hình du lịch trải nghiệm cuộc sống mùa lụt ở Tân Hóa, cũng là hướng phát triển kinh tế mới rất triển vọng của vùng đất này với sự đồng hành hỗ trợ của Oxalis và chính quyền địa phương. Mỗi mùa lũ về, người dân Tân Hóa phải tìm lối thoát lên núi để tránh lũ, và họ thường mất hết tài sản khi nước lũ cuốn trôi mọi thứ. Sau cơn lũ lịch sử năm 2010, người dân nơi đây đã tạo ra mô hình nhà nổi độc đáo. Mỗi ngôi nhà rộng khoảng 20 mét vuông, được xây dựng bằng gỗ hoặc tôn và có hệ thống thùng phuy được gắn chặt bên dưới, giúp cho ngôi nhà có thể nổi lên khi nước lũ dâng cao. Tân Hoá, với mô hình nhà nổi và các hoạt động du lịch độc đáo, đã trở thành một điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn trải nghiệm cuộc sống mùa lũ và khám phá vẻ đẹp thiên nhiên của vùng đất này.
“Ánh mắt núi rừng” làm xiêu lòng du khách
Bước chân vào khu làng đẹp như chuyện cổ tích A nôr-A Lưới - Huế. này là những ngôi nhà sàn sạch đẹp, điện, đường được quy hoạch bài bản, những homestay xinh đẹp nằm dưới những tán cây.
Hôm nay là ngày đặc biệt của làng, vì làng nhộn nhịp chào đón đoàn du khách gần 100 người đến làng. Những cô gái xinh đẹp, cùng những điệu hát, điệu múa của núi rừng làm say lòng du khách. Các món đặc sản của núi rừng được bày bán trong nhà cộng đồng. Buổi sáng, khi tiếng chim hót véo von bắt đầu chào đón một ngày mới, ngôi làng A nôr xinh đẹp dần sáng lên trong màn sương mỏng, chúng tôi được người chủ nhà bưng ra một nồi nước xông răng, đây là loại thảo dược quý của dân vùng A nôr, gia chủ còn bảo: "Loại thảo dược này chỉ có ở vùng A Lưới này thôi".
Theo lời kể của già làng, thung lũng nhỏ xanh mướt nằm ngay dưới chân thác A Nôr từ xa xưa đã được dòng họ Kêr Pa Kô lựa chọn làm nơi an cư lạc nghiệp, trước kia mang tên Panon - A Nôr, sau đổi thành A Nôr - Việt Tiến. Ngôi làng mang đậm nét văn hóa của người dân tộc Pa Kô như: Tắm thác, xông răng bằng lá dân gian, gội đầu bằng lá rừng ngay tại thác A Nôr ba tầng trắng xóa. Dẫu trải qua bao thăng trầm của lịch sử, thiên nhiên và con người nơi đây vẫn giữ được những nét bình dị, nguyên sơ cùng với những tập tục đặc sắc, làm xiêu lòng du khách ghé thăm.
Bên cạnh A Nôr, du khách có thể tham quan các bản làng thuộc thôn Akachi, xã A Roàng, tìm hiểu đời sống đời thường của dân tộc Cơ Tu và Tà Ôi nơi đây như: Đan lát, dệt thổ cẩm, hoạt động làm nông. Buổi tối, du khách hòa mình vào sinh hoạt cộng đồng của đồng bào dân tộc tại các bản làng, hòa mình vào ánh lửa bập bùng cùng những điệu múa dân tộc Tà Ôi, Cơ Tu, cùng thưởng thức những món đặc sản đặc trưng văn hóa ẩm thực nơi đây bên những chén rượu cần thơm nồng A Lưới.
Nằm bên con suối Chơr Lang hiền hòa, làng Ta Lang thuộc huyện Tây Giang lưu giữ nhiều dấu ấn văn hóa dân tộc Cơ Tu đặc sắc, tiêu biểu như nghề chế tác và trình diễn các loại hình nhạc cụ dân tộc của cố nghệ nhân Alăng Avel - người đã sáng chế nhiều loại hình nhạc cụ độc đáo như aheen (sáo 3 lỗ), abel (đàn cò)… cùng nhiều loại hình văn hóa khác đang được cộng đồng làng giữ gìn, bảo tồn và phát huy đưa vào khai thác phục vụ du lịch. Anh Phạm Hải Quỳnh Chủ tịch Hội Du lịch Cộng đồng Việt Nam cùng những anh em trong Hội Du lịch Cộng đồng đã không quản tháng ngày về giúp dân. Mọi người vẫn thường gọi anh Quỳnh là “Già làng Quỳnh”. Để có biệt danh là “Già làng Quỳnh”, anh phải đồng hành cùng dân, dạy cho dân biết thế nào là làm du lịch.
Chúng tôi dạo bước trên làng A-nôr những khuôn mặt người dân rạng rỡ, họ bảo: “Mừng lắm, chúng tôi may mắn được các anh chị em làm du lịch giúp đỡ để có làng du lịch hôm hay, một ngôi làng xanh, sạch đẹp, đậm chất văn hóa”.
Du lịch cộng đồng phải vì cộng đồng!
Chúng tôi rời những ngôi làng của du lịch cộng đồng, thầm vui mừng vì bà con các vùng sâu vùng xa từ đây đã cải thiện cuộc sống của mình, họ đã không bỏ làng bỏ bản để đi xa làm ăn. Cuộc sống dân sinh đã ổn định, từ an ninh được đảm bảo, đến cảnh quan vệ sinh sạch đẹp hơn. Những người làm du lịch cộng đồng chia sẻ: Cái khó khi tham gia làm du lịch cộng đồng chính là chữ “Cộng đồng”. Muốn phát triển được du lịch cộng đồng thì cần nhìn nhận rõ nhất giá trị của cộng đồng từ đó lựa chọn ra giá trị để khai thác và tạo sản phẩm du lịch.
Chủ tịch Hội Du lịch Cộng đồng Việt Nam đưa ra ý kiến: bản chất cốt lõi của du lịch cộng đồng về chính cộng đồng cư dân bản địa, đánh thức tiềm năng bản sắc văn hóa và ý thức cộng đồng trong người dân; cộng đồng là phải đoàn kết và đi lên từ nội lực, tôn trọng tuyệt đối văn hóa bản địa, không đưa cái bên ngoài vào, phục hồi nguyên trạng thiên nhiên môi trường xung quanh, rồi mới cùng cộng đồng kiến tạo nên sản phẩm tour du lịch cộng đồng, bởi chính hơi thở cuộc sống là sinh hoạt, lao động canh tác hàng ngày của người dân bản địa, rồi mới gắn kết chọn lọc khách hàng. Bên cạnh đó, những người kết nối cộng đồng và du khách phải tôn trọng cộng đồng tuyệt đối, không được lấn át cộng đồng, mà sẽ giúp cộng đồng kết nối du khách, tham gia gia công thêm các giá trị du lịch hướng đến trao quyền cho cộng đồng quản lý phát triển nhằm đạt được nguyện vọng quyền lợi cộng đồng, bao gồm phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.
Để phát triển kinh tế địa phương, tôn trọng những giá trị bản địa, giá trị cộng đồng thì loại hình du lịch có trách nhiệm sẽ là giải pháp để phát triển du lịch cộng đồng đúng hướng và bền vững. Một nền du lịch bền vững thì người dân phải được hưởng lợi từ sự phát triển du lịch của địa phương.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Thương bé trai mắc tim bẩm sinh trải qua 3 lần phẫu thuật mới có hy vọng sống
- ·Tỷ giá USD, Euro ngày 7/2: USD tăng giá
- ·Giá thép xây dựng tăng
- ·Bắc Ninh: Thu hơn 3.300 tỷ đồng thuế thu nhập cá nhân
- ·Con gái 14 tuổi mang bầu, bố mẹ thách cưới 70 triệu
- ·Hoa hậu Mai Phương Thúy: Tôi không phải người giỏi đi quan hệ
- ·Tháo “nút thắt” nhân lực
- ·Công khai hai thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực sở hữu trí tuệ
- ·CSGT làm nhiệm vụ mà cúc áo cái còn cái mất?
- ·Chi cục Thuế thành phố Quảng Ngãi ra quân phấn đấu thu đạt 3.000 tỷ đồng
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày giữa tháng 12/2017
- ·Đàn trâu trắng muốt từ đầu đến chân, được định giá gần 200 triệu đồng ở Quảng Nam
- ·Quảng Ninh: Hải quan Hòn Gai làm thủ tục cho 4 chuyến tàu đầu xuân
- ·Loài chuối tiến vua trồng ở Tuyên Quang
- ·Gia đình phản đối vì quan hệ họ hàng nhiều đời
- ·Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 12/2024
- ·Tài sản tỷ USD, ghế nóng trong tay thế hệ 2
- ·Nghệ An đạt 1,2 triệu tấn mía cây
- ·Đào được cổ vật dưới móng nhà, tôi có quyền sở hữu?
- ·Cục Thuế Hưng Yên: 2 tháng thu ngân sách trên 1.876 tỷ đồng