【bảng xếp hạng bóng đá uae】Bức tranh màu xám của thế giới năm 2023
Nhiều ẩn số với nền kinh tế thế giới năm 2024 Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2023 (từ ngày 18/12/2023 đến 24/12/2023) Xung đột Hamas-Israel gây thiệt hại lớn đối với kinh tế Trung Đông Dự báo "bóng ma" lạm phát vẫn lởn vởn trong năm 2024 |
Xung đột tiếp tục tàn phá nhiều phần thế giới |
Khi xung đột chưa được hóa giải
Sau gần 2 năm, cuộc xung đột giữa Nga-Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, hàng triệu người chưa thể trở về nhà, trong khi những người ở lại đất nước liên tục phải chứng kiến giao tranh, rơi vào tình trạng thiếu lương thực, nước uống và nhu yếu phẩm cần thiết. Đáng nói, trong khi "bài toán" xung đột Nga-Ukraine chưa tìm ra lời giải thì cuộc xung đột giữa Israel và Phong trào Hồi giáo vũ trang Hamas bất ngờ bùng phát hôm 7/10, khiến hàng nghìn người thiệt mạng, kéo theo cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng, đẩy toàn bộ khu vực Trung Đông rơi vào nguy cơ của một chiến tranh toàn diện.
Các cuộc xung đột đã và đang tác động tới toàn bộ thế giới, không chỉ gây ra những biến động địa chính trị mà còn tác động lớn tới kinh tế, an ninh lương thực và năng lượng. Do Ukraine và Nga là những nước xuất khẩu chính lúa mì, lúa mạch, ngô và dầu ăn, đặc biệt là sang các nước châu Phi và Trung Đông, do đó, xung đột đã ngăn cản hoạt động vận chuyển ngũ cốc. Dù Thổ Nhĩ Kỳ và Liên hợp quốc đã môi giới một thỏa thuận vào mùa Hè năm ngoái để cho phép ngũ cốc Ukraine đi qua các cảng ở Biển Đen, nhưng thỏa thuận này đã chấm dứt vào tháng 7 vừa qua sau một số lần gia hạn. Moscow đã từ chối gia hạn thỏa thuận trên, với cáo buộc phương Tây đã gây trở ngại cho việc xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Nga. Sự gián đoạn đối với dòng hàng hóa này đang làm tăng thêm các thách thức về chuỗi cung ứng, đẩy giá lương thực tăng cao, gây ra tình trạng thiếu hụt ở nhiều nơi.
Tình hình năng lượng cũng không mấy sáng sủa hơn. Xung đột đã làm thị trường dầu mỏ trở nên thiếu chắc chắn và phân mảnh hơn, có nguy cơ đẩy giá dầu thô lên cao trong dài hạn. Với việc bổ sung Nga vào danh sách các quốc gia bị trừng phạt cùng với các nhà xuất khẩu dầu thô Iran và Venezuela, gần 20% nguồn cung toàn cầu từ các thị trường lớn đã bị cắt giảm. Trong khi đó, việc châu Âu cấm nhập khẩu dầu của Nga buộc hàng xuất khẩu của Nga phải đi xa hơn để đến tay người mua. Ông Torbjorn Tornqvist, nhà đồng sáng lập công ty thương mại của Gunvor Group đánh giá việc vận chuyển dầu thô theo cung đường xa hơn sẽ làm tăng chi phí vận chuyển vốn đã ở mức rất cao.
Còn tại Trung Đông, cuộc tấn công bất ngờ của Hamas hôm 7/10 nhằm vào các khu dân cư gần biên giới Israel và các biện pháp quân sự đáp trả của Nhà nước Do Thái tại Dải Gaza đã gây ra thảm kịch tồi tệ nhất cho cả hai bên kể từ năm 1948. Xung đột đã khiến khoảng 1.400 người tại Israel thiệt mạng, trong khi con số thương vong ở Gaza là hơn 17.000 người, phần lớn là phụ nữ và trẻ em, hàng chục nghìn người bị thương, nhiều người mất tích. Giao tranh đã biến phần lớn khu vực phía Bắc Dải Gaza thành đống đổ nát, khoảng 1,8 triệu người trong tổng số 2,3 triệu dân phải sơ tán, hệ thống y tế tại đây tê liệt hoàn toàn và người dân sống trong cảnh thiếu nước, nhiên liệu và lương thực nghiêm trọng.
Nhờ nỗ lực trung gian hòa giải của cộng đồng quốc tế, hai bên đã đạt được một thỏa thuận ngừng bắn kéo dài 7 ngày (từ ngày 24/11), giúp 110 con tin Israel và người nước ngoài cùng 240 tù nhân Palestine được trả tự do, song giao tranh đã nhanh chóng tiếp diễn ngay khi thỏa thuận này hết hiệu lực. Đáng nói, đây không phải là lần đầu tiên xung đột ở Trung Đông bùng phát. Rõ ràng khi các vấn đề gốc rễ không được giải quyết, xung đột sẽ lại tiếp diễn. Nói cách khác, một khi các bên vẫn còn những toan tính riêng, chưa thật sự kiềm chế để cùng tìm giải pháp với những nguyên nhân gốc rễ, xung đột, giao tranh sẽ vẫn còn tiếp diễn trong năm 2024 và nhiều năm sau nữa.
Kinh tế khó khăn và tác động của biến đổi khí hậu
Năm 2023 được cho là một năm khó khăn đối với nền kinh tế thế giới, với sự giảm sút cả tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thương mại và đầu tư toàn cầu; trong khi nợ xấu tăng và lạm phát vẫn duy trì ở mức cao.
Tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế Fitch Ratings và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới có thể đạt từ 2,5-3%, thấp hơn so với mức tăng 3,3 - 3,5% của năm 2022. IMF nhận định tăng trưởng thương mại thế giới dự kiến sẽ giảm từ 5,2% năm 2022 xuống 2% năm 2023, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 4,9% của giai đoạn 2000-2019. Suy giảm thương mại phản ánh nhu cầu toàn cầu giảm, gia tăng cơ cấu dịch vụ trong nước, tác động trễ của tăng giá USD và gia tăng các rào cản thương mại toàn cầu. Lạm phát toàn cầu dự kiến sẽ giảm từ mức 8,7% trong năm 2022 xuống còn 6,8% vào năm 2023.
Về tổng thể, nền kinh tế toàn cầu năm 2023 vẫn bấp bênh trong bối cảnh chịu tác động kéo dài của các cú sốc tiêu cực chồng chéo, trong đó có "cơn địa chấn" tài chính mà nhiều ngân hàng Mỹ như Silicon Valley Bank, Signature Bank và UBS của Thụy Sĩ phá sản tạo ra, cùng những tác động của xung đột, biến đổi khí hậu và chính sách thắt chặt tiền tệ của các nước phát triển nhằm kiềm chế lạm phát và hướng tới tài chính công bền vững; xu hướng thu hẹp tiêu dùng và sụt giảm lượng đơn hàng xuất khẩu.
Trong khi đó, Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho biết năm 2023 đã phá vỡ các kỷ lục về khí hậu, gây ảnh hưởng nặng nề. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho biết: “Năm nay chúng ta đã chứng kiến nhiều cộng đồng trên khắp thế giới phải hứng chịu hỏa hoạn, lũ lụt và nhiệt độ thiêu đốt. Sức nóng toàn cầu kỷ lục sẽ khiến các nhà lãnh đạo thế giới phải rùng mình".
Báo cáo của WMO còn cho thấy mức CO2 cao hơn 50% so với thời kỳ tiền công nghiệp, giữ nhiệt trong khí quyển. Tuổi thọ dài của CO2 có nghĩa là nhiệt độ sẽ tiếp tục tăng trong nhiều năm tới. Tổng Thư ký WMO - Giáo sư Petteri Taalas nhấn mạnh: “Mức khí nhà kính đang cao kỷ lục. Nhiệt độ toàn cầu cao kỷ lục. Mực nước biển dâng cao kỷ lục. Băng biển ở Nam Cực thấp kỷ lục. Đó là một tạp âm chói tai của những kỷ lục bị phá vỡ. Thời tiết khắc nghiệt đang hàng ngày hủy hoại cuộc sống và sinh kế".
Trong bối cảnh thế giới đầy biến động, nhiều yếu tố đe dọa đến bền vững, hơn lúc nào hết các nước cần chung tay tìm giải pháp nhằm mang lại sự bình yên cho thế giới.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Bác Hồ với ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
- ·Tuyên truyền bệnh lây truyền từ gia súc, gia cầm sang người
- ·Phú Giáo: Khám, điều trị cho hơn 98.580 lượt bệnh nhân
- ·Tăng chiều cao nhờ dinh dưỡng
- ·Thách thức phát triển nông nghiệp những tháng đầu năm
- ·Tuyên truyền bệnh lây truyền từ gia súc, gia cầm sang người
- ·Bệnh viện Đa khoa tỉnh cứu sống một bệnh nhân nhồi máu cơ tim nặng
- ·Ngành y tế: Triển khai kế hoạch, nhiệm vụ năm 2016
- ·Bổ sung giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp chịu tác động của dịch COVID
- ·Ngành y tế tỉnh: Kỷ niệm 61 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam
- ·Ký kết thực hiện chương trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả
- ·Biết bệnh viêm gan
- ·Kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú: Không kê thực phẩm chức năng
- ·Năm 2015: Phấn đấu đạt chỉ tiêu trên 16.000 đơn vị máu
- ·Các chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2021
- ·Bệnh viện đa khoa tỉnh: Tập huấn cập nhật dinh dưỡng trong điều trị bệnh nhân nặng
- ·Tiêm vắc xin là cách phòng bệnh rubella hiệu quả nhất
- ·Ngành y tế cam kết thực hiện đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế
- ·Anh tìm ra loại thuốc tiêm có thể làm trái tim trẻ lại 10 tuổi giúp kéo dài tuổi thọ
- ·Xe BMW mui trần vượt ẩu, tông người đi xe máy ngã ra đường