会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bóng đá tivi.net】Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với tỉnh Ninh Thuận, nhấn mạnh tái khởi động điện hạt nhân!

【bóng đá tivi.net】Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với tỉnh Ninh Thuận, nhấn mạnh tái khởi động điện hạt nhân

时间:2025-01-05 23:43:43 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:642次
Luật Điện lực và dấu ấn của Tổng Bí thư Tô Lâm trong chỉ đạo đổi mới tháo gỡ điểm nghẽn thể chế UBND tỉnh Ninh Thuận tham gia ý kiến về việc tái khởi động dự án điện hạt nhân

Tham gia buổi làm việc của Tổng Bí thư còn có Bí thư Trung ương Đảng,ổngBíthưTôLâmlàmviệcvớitỉnhNinhThuậnnhấnmạnhtáikhởiđộngđiệnhạtnhâbóng đá tivi.net Chánh Văn phòng Trung ương Nguyễn Duy Ngọc, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt và lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương. Về phía Ninh Thuận có Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đức Thanh và các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Phát triển điện hạt nhân: Chậm là lãng phí

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao sự phát triển vươn mình đầy vượt bậc của tỉnh Ninh Thuận và ghi nhận sự nỗ lực cố gắng của Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh trong thời gian qua. Tổng Bí thư nhấn mạnh, kết quả đạt được là đáng mừng, song cũng còn nhiều điểm nghẽn, rào cản, khó khăn, vướng mắc yêu cầu Ninh Thuận phải nhận diện đầy đủ, từ đó tập trung thúc đẩy những lĩnh vực đột phá, mũi nhọn.

Đứng trước những thời cơ, thách thức mới, Tổng Bí thư tin tưởng vào sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ hơn nữa của Ninh Thuận trong việc thực hiện đạt những mục tiêu 2025-2030 và những mục tiêu ở tầm cao hơn. Tổng Bí thư lưu ý năm 2025 là năm cuối thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và là năm khởi đầu cho nhiệm kỳ mới 2025-2030 của Đảng bộ tỉnh, do đó cần chú ý cho nhiệm vụ tổ chức đại hội, kế đó là khẩn trương, không được chậm rãi, từ từ chờ Đại hội toàn quốc của Đảng mà nhất định phải đưa nghị quyết của tỉnh vào triển khai ngay, quá trình triển khai vừa tiếp thu, vừa bổ sung, điều chỉnh để Nghị quyết của Đảng thực sự đi vào cuộc sống, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và lợi ích nhân dân, để Ninh Thuận phát triển nhanh nhất, bền vững nhất.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Ninh Thuận
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại Ninh Thuận và đánh giá cao sự phát triển vươn mình, sự nỗ lực cố gắng của Ninh Thuận trong thời gian qua

Chính vì vậy, thông qua buổi làm việc này, Tổng Bí thư muốn lắng nghe Ninh Thuận đưa ra những phương hướng, giải pháp về phát triển kinh tế xã hội của địa phương, cùng với đó nhận diện được những khó khăn, thách thức cũng như lĩnh vực quan tâm đột phá.

Với tinh thần “cùng gánh vác, cùng tháo gỡ”, Tổng Bí thư đề nghị các Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận thẳng thắn nêu lên những khó khăn, kiến nghị những vấn đề vượt tầm giải quyết của tỉnh để đoàn công tác Trung ương giải đáp cũng như trao đổi, tiếp thu, nghiên cứu đề xuất Bộ Chính trị, Quốc hội chỉ đạo, tháo gỡ những vấn đề cụ thể…Thông qua đó, Ninh Thuận có thể tiếp thu, đề xuất những vấn đề với Trung ương. Những khó khăn này phải được tháo gỡ ngay “như đoàn xe đang đi nhưng vướng hòn đá thì phải xuống xe khênh đi, không thể đứng lại chờ đợi mà phải đi luôn. Một việc bé nhưng không tháo thì sẽ gây ra ùn tắc. Làm nhanh, làm tốt, xong việc này để làm ngay các việc khác” – Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Tổng Bí thư cũng cho biết, vừa qua, Trung ương, Quốc hội đã thống nhất khởi động lại Nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận. Thông qua buổi làm việc này, Tổng Bí thư muốn lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, mong muốn gì của nhân dân Ninh Thuận. “Chủ trương đã có, nhân dân đồng tình thì phải bắt tay vào làm, xây dựng kế hoạch chuẩn bị triển khai đạt hiệu quả, chậm là lãng phí. Nhân dân đã đồng lòng ủng hộ cao thì phải tập trung giải quyết dứt điểm mối bận tâm của nhân dân để khơi thông nhanh cho dự án. Mong muốn sao Ninh Thuận phát triển nhanh nhất, đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước” – Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Ninh Thuận
Lãnh đạo một số Bộ, ngành phát biểu giải đáp những kiến nghị của Ninh Thuận

Kinh tế - xã hội Ninh Thuận duy trì ổn định, tăng trưởng khá

Báo cáo với Tổng Bí thư, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận Nguyễn Đức Thanh cho biết: Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV trong bối cảnh có những thuận lợi, thách thức đan xen. Qua 5 năm thực hiện, ước thực hiện hoàn thành 16 /18 chỉ tiêu đề ra, kinh tế-xã hội của tỉnh duy trì ổn định và tăng trưởng khá, quy mô nền kinh tế được mở rộng đáng kể, tăng hơn 1,7 lần so với đầu nhiệm kỳ, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt gần 9% thuộc top đầu cả nước (riêng năm 2024, kinh tế tăng trưởng khá, đạt 8,74%, xếp vị thứ 4/14 tỉnh khu vực; 16/63 tỉnh thành phố). GRDP bình quân đầu người đến cuối năm 2023 đạt 88,2 triệu đồng/người, thu hẹp nhanh khoảng cách chênh lệch so với cả nước và trong vùng, đứng thứ 24/63 tỉnh, thành và đứng thứ 3/14 vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung , đưa Ninh Thuận từ tỉnh khó khăn của cả nước lên tỉnh có thu nhập trung bình. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng nâng cao tỷ trọng công nghiệp; khai thác hiệu quả được nhiều tiềm năng thế mạnh. Sản xuất nông nghiệp có bước phát triển khá toàn diện. Dịch vụ, du lịch phục hồi, lượng khách du lịch đến tỉnh tăng mạnh, đến cuối năm 2024 đạt 3,4 triệu lượt, gấp gần 3 lần so với năm 2020. Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện tích cực; năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được cải thiện đáng kể, huy động nguồn lực đầu tư đạt kết quả tích cực. Kết cấu hạ tầng thiết yếu liên vùng, kết nối, liên thông đa mục tiêu được tập trung đầu tư.

Về dự án phát triển điện hạt nhân, lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận cho biết: Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại Nghị quyết 41/2009/QH12, ngày 25/11/2009, xác định quy hoạch xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 đặt tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam và Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 đặt tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải. Tổng diện tích quy hoạch xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, 2 là 1.642,22 ha, ảnh hưởng, tác động đến gần 4.000 người/1.100 hộ.

Sau khi công bố quy hoạch địa điểm, Đảng bộ, chính quyền các cấp tỉnh Ninh Thuận đã tập trung tuyên truyền vận động. Vì vậy, đa số nhân dân vùng dự án đã chấp hành nghiêm túc chủ trương của Đảng và Nhà nước, đồng lòng tự nguyện chấp thuận di dời, bàn giao mặt bằng. Tỉnh chỉ đạo hoàn thành công tác đo đạc, kiểm kê, áp giá bồi thường tại địa điểm Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, các khu tái định canh, định cư, khu nghĩa trang, với tổng diện tích 479 ha/1.029 ha; đồng thời triển khai 10 dự án thành phần phục vụ tái định cư. Đồng thời, tỉnh Ninh Thuận cũng cử 88 học sinh, sinh viên tham gia học tập ngành công nghệ hạt nhân tại Liên Bang Nga. Đến nay có 44 em về nước được Tập đoàn Điện lực Việt Nam giới thiệu việc làm; 29 em tự tìm việc làm; 15 em chưa về nước.

Đối với việc thực hiện dừng chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận nêu rõ: Ngày 26/11/2016, Quốc hội ban hành Nghị quyết 31/2016/QH14 dừng thực hiện chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận; chủ trương này đã làm thay đổi các kịch bản tăng trưởng và phát triển của tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội và các công trình phúc lợi công cộng trên địa bàn 02 xã Phước Dinh và xã Vĩnh Hải và vùng lân cận bị xuống cấp do không được đầu tư chờ bàn giao chuyển đi nơi ở mới. Nhân dân trong vùng dự án gặp nhiều khó khăn, trải qua thời gian dài chờ đợi, mong mỏi sớm được về nơi ở mới, ổn định đời sống-sản xuất. Tỉnh đã tổ chức đối thoại trực tiếp với nhân dân, tuyên truyền đến cán bộ, công chức, đảng viên, các hội đoàn thể chính trị và nhân dân hiểu rõ hơn về chủ trương dừng thực hiện dự án điện hạt nhân Ninh Thuận của Quốc hội. Thông qua đó đã giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc của người dân, tạo đồng thuận cao với chủ trương của Nhà nước.

Để hỗ trợ đời sống nhân dân và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tỉnh do tác động chủ trương dừng đầu tư 2 nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận, thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, Chính phủ ban hành Nghị quyết 115/NQ-CP ngày 31/8/2018 thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận phát triển kinh tế-xã hội, ổn định sản xuất, đời sống nhân dân giai đoạn 2018-2023. Qua 5 năm thực hiện, kết quả triển khai một số chính sách đóng góp tích cực, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Trung ương hỗ trợ nhiều nguồn lực hoàn thiện kết cấu hạ tầng thiết yếu như giao thông ven biển, hạ tầng đô thị, thuỷ lợi, hạ tầng để phục vụ hỗ trợ khôi phục sản xuất, đời sống nhân dân hai vùng dự án.

“Chủ trương xây dựng Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước đã tạo động lực mới đột phá, phát triển kinh tế của tỉnh, đến cuối năm 2024 đã đưa vào vận hành thương mại (COD) 57 dự án với tổng công suất 3.749,942 MW, cao nhất cả nước, chiếm 18% tổng công suất toàn quốc; tỷ trọng ngành năng lượng chiếm 24,6% GRDP của tỉnh, đóng góp trên 25% tổng thu ngân sách tỉnh, giải quyết việc làm khoảng 4.150 lao động” – Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận cho biết.

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với tỉnh Ninh Thuận, nhấn mạnh tái khởi động điện hạt nhân
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại buổi làm việc, giải đáp một số kiến nghị của Ninh Thuận về phát triển năng lượng và điện hạt nhân

Song song với đó, tiềm năng, vị thế của Ninh Thuận được cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước đánh giá cao. Hạ tầng kinh tế-xã hội được đầu tư ngày càng động bộ, liên thông, cơ bản đáp ứng cho yêu cầu phát triển. Ninh Thuận đã phê duyệt Đề án ổn định sản xuất, đời sống nhân dân và phát triển khu dân cư đối với các vị trí trước đây quy hoạch xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2, quy hoạch chuyển đổi đất đai, tạo điều kiện ổn định sản xuất nhưng vẫn bảo đảm chủ trương giữ vị trí đã quy hoạch bảo đảm thuận lợi để thu hồi khi tái khởi động nhà máy Điện hạt nhân trong tương lai.

Để dự án điện hạt nhân nhanh chóng triển khai, tỉnh Ninh Thuận kiến nghị Trung ương sớm xác định lộ trình xây dựng nhà máy Điện hạt nhân; điều chỉnh đồng bộ Quy hoạch tổng thể quốc gia, Quy hoạch điện VIII, các Quy hoạch ngành quốc gia về phát triển Điện hạt nhân; hoàn thiện hệ thống pháp luật về điện hạt nhân như: (i) Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) để đồng bộ với Luật chuyên ngành về xây dựng, điện lực, bảo vệ môi trường; (ii) Hệ thống các tiêu chí, quy chuẩn kỹ thuật về đầu tư điện hạt nhân để có cơ sở pháp lý triển khai các công việc tiếp theo.

Cùng với đó, Ninh Thuận cũng đề nghị Trung ương cho chủ trương để tỉnh sớm điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, bổ sung định hướng phát triển Nhà máy điện hạt nhân; lựa chọn phương án phát triển các ngành, lĩnh vực; bố trí lại không gian, phân bổ, khoanh vùng đất đai; tính toán lại kịch bản phát triển; đồng thời điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng vùng phát triển Điện hạt nhân để bảo đảm điều kiện triển khai.

Đồng thời, trên cơ sở lộ trình triển khai dự án các nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận, cho phép tỉnh chủ động tiến hành khảo sát, lấy ý kiến, xác định tâm tư, nguyện vọng Nhân dân vùng dự án; tăng cường công tác tuyên truyền thông tin, vận động tạo đồng thuận Nhân dân khi dự án được triển khai. Tiếp tục đồng ý cho tỉnh xây dựng cơ chế đặc thù phát triển kinh tế-xã hội của địa phương có Nhà máy điện hạt nhân, trong đó ưu tiên cơ chế phát triển nhân lực, hạ tầng trọng điểm.

Với những khó khăn của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đang gặp phải, lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận đề nghị Bộ Chính trị sớm cho ý kiến, có cơ chế xử lý vướng mắc các dự án điện mặt trời, điện gió theo Kết luận 1027/KL-TTCP, ngày 28/4/2023 của Thanh tra Chính phủ, trong đó có dự án điện mặt trời, điện gió của tỉnh Ninh Thuận để tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư, tránh lãng phí nguồn lực xã hội.

Ninh Thuận hội tụ đủ tiềm năng và lợi thế để trở thành trung tâm năng lượng

Trả lời một số khó khăn, vướng mắc, đề xuất một số giải pháp để Ninh Thuận phát triển nhanh, bền vững như chỉ đạo, định hướng của Tổng Bí thư, đại diện một số bộ, ngành đã có những trả lời cụ thể tại cuộc họp.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng dư địa tín dụng tại Ninh Thuận còn rất lớn. Bộ Tài chính ủng hộ việc bổ sung các nguồn vốn cho Ninh Thuận song cần phải đưa ra giải pháp để sử dụng hiệu quả và phát huy vai trò của "đòn bẩy" tài chính. Bên cạnh đó, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã gợi mở giải pháp về hạ tầng, thiếu nước phục vụ cho phát triển công nghiệp của Ninh Thuận.

Trong khi đó, liên quan đến phát triển điện hạt nhân Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết: Trước hết, chúng ta phải tiếp tục hoàn thành hệ thống pháp luật về điện hạt nhân như Luật Năng lượng nguyên tử sửa đổi để đồng bộ với các quy định và nghiên cứu các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn hạt nhân. Hiện Bộ Khoa học và Công nghệ đang chủ trì xây dựng, sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử với mục tiêu đồng bộ với các luật chuyên ngành. Về việc cấp phép an toàn, lưu trữ chất thải…của điện hạt nhân, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đang xây dựng các quy định liên quan và tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành đẩy mạnh hợp tác quốc tế.

Đối với kiến nghị về việc đẩy mạnh tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền trong đời sống nhân dân để tạo sự đồng thuận khi dự án triển khai. Bộ rất đồng tình với việc này, hiện Bộ đang phối hợp xây dựng về trung tâm nghiên cứu công nghệ điện hạt nhân, trong đó có truyền thông về lợi ích của điện hạt nhân. Bộ sẵn sàng phối hợp cung cấp thông tin về công dụng của điện hạt nhân tới đông đảo nhân dân. Đồng thời, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng chương trình truyền thông về điện hạt nhân.

"Việc phát điện hạt nhân tại Ninh Thuận không chỉ việc phát điện mà còn là cơ hội tốt cho Ninh Thuận ứng dụng công nghệ điện nguyên tử phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội" - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh.

Phát biểu tại cuộc họp này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cũng đã có báo cáo Tổng Bí thư về tổng quan phát triển năng lượng, trong đó có phát triển điện hạt nhân và khẳng định: Ninh Thuận hoàn toàn có thể phát triển năng lượng tái tạo trong tương lai gần để trở thành trung tâm năng lượng của cả nước. Cùng với đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên báo cáo với Tổng Bí thư về 10 công việc cần tập trung để đẩy nhanh tiến độ các dự án điện hạt nhân.

Nhanh chóng tháo gỡ các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực phát triển các dự án năng lượng

Phát biểu kết luận hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm ghi nhận, biểu dương những thành tựu mà Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Ninh Thuận đạt được trong thời gian qua, nhất là phát triển kinh tế-xã hội. Về công tác xây dựng Đảng, tỉnh đã bám sát các văn bản của Trung ương, tập trung lãnh đạo quyết liệt, chủ động, phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; chủ động triển khai thực hiện kịp thời Chỉ thị 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.

Tổng Bí thư cho biết vui mừng và xúc động khi thấy Ninh Thuận từ vùng đất khô hạn với lượng mưa ít ỏi, thấp nhất cả nước chỉ với khoảng 700-800mm một năm, nay đã vượt lên khó khăn, biết khai thác được những tiềm năng sẵn có từ năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, du lịch xanh và nông nghiệp công nghệ cao. Trong vòng 10 năm, thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 4 lần, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 9,34% xuống còn 2,69%. Đó là minh chứng cho sức mạnh vượt qua nghịch cảnh. Ninh Thuận ngày nay không chỉ là điểm đến hấp dẫn, mà còn là lời nhắc nhở rằng sự quyết tâm, bền bỉ và sáng tạo có thể biến những thách thức thành cơ hội, mở ra con đường phát triển bền vững và đầy hy vọng.

Tổng Bí thư nhấn mạnh, điều kiện khí hậu và tự nhiên của Ninh Thuận không thuận lợi, đó là khi nhìn lợi thế so sánh trong ngành nông nghiệp, nếu nhìn ở ngành năng lượng, trong đó có năng lượng tái tạo, năng lượng sạch thì đây lại là một thế mạnh vượt trội. Ninh Thuận đang nổi lên như một trung tâm năng lượng quan trọng của cả nước, chiếm 18% tổng công suất toàn quốc, đóng góp lớn vào tăng trưởng của tỉnh trong thời gian qua. Nếu một số vướng mắc các dự án điện gió, điện mặt trời hiện nay được khơi thông, đồng thời việc triển khai Quy hoạch điện VIII được thúc đẩy, Ninh Thuận sẽ tiếp tục bứt phá mạnh mẽ hơn nữa. Chính phủ, các bộ ngành, nhất là Bộ Công Thương phải nhanh chóng tháo gỡ các điểm nghẽn về cơ chế, chính sách, vướng mắc để thúc đẩy sự phát triển các dự án năng lượng của quốc gia nói chung, trong đó có các dự án năng lượng ở Ninh Thuận.

Về điện hạt nhân, Tổng Bí thư khẳng định, điện hạt nhân là nguồn điện nền, xanh và bền vững. Điện hạt nhân ngày càng được nhiều quốc gia quan tâm lựa chọn và tiếp tục phát triển. Trong lịch sử có một số sự cố về các nhà máy điện hạt nhân nhưng xét về xác suất là vô cùng thấp. Hơn nữa, những công nghệ hạt nhân hiện nay đã tiến bộ rất xa, trải qua rất nhiều thế hệ mới so với những công nghệ cũ trước đây. Vừa qua, Quốc hội đã quyết nghị tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư điện hạt nhân Ninh Thuận, sau 8 năm tạm dừng dự án này, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện của Việt Nam hết sức cấp thiết và được dự báo vẫn tiếp tục tăng cao. Tổng công suất hệ thống điện hiện nay khoảng 85.000MW, cần có thêm khoảng 70.000MW vào năm 2030, tức khoảng 150.000MW. Đến năm 2050, tổng công suất cần đạt là 400.000 đến 500.000MW. Việc phát triển nguồn điện hạt nhân sẽ đa dạng nguồn cung, bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh, giúp Việt Nam đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào 2050 theo cam kết tại COP26. Bên cạnh đó, làm dự án điện hạt nhân còn là cơ hội để nước ta phát triển nhân lực chất lượng cao, nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia, tham gia vào chuỗi cung ứng công nghiệp điện hạt nhân toàn cầu.

Tổng Bí thư nêu rõ, người dân Ninh Thuận và các địa phương lân cận chia sẻ, dành nguồn lực (đất đai, tài nguyên) để phát triển dự án năng lượng phục vụ sự phát triển cho cả nước, chắc chắc sẽ phải được tái phân phối, thụ hưởng những thành quả xứng đáng của sự phát triển. Đảng và Nhà nước sẽ phải đảm bảo lựa chọn những công nghệ hạt nhân tốt nhất, chọn những đối tác tư vấn tốt nhất, đào tạo nhân lực quản lý tốt nhất để bảo đảm vận hành an toàn và hiệu quả dự án năng lượng này của quốc gia, không chỉ vì thế hệ hiện tại mà còn cho thế hệ con cháu mai sau.

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với tỉnh Ninh Thuận, nhấn mạnh tái khởi động điện hạt nhân
Tổng Bí thư Tô Lâm chụp ảnh cùng các đại biểu dự hội nghị - Ảnh: Báo Nhân Dân

Về phát triển kinh tế-xã hội nói chung, Tổng Bí thư cho rằng, Ninh Thuận có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, phát triển kinh tế biển, cảng biển và trung tâm dịch vụ logistics. Ninh Thuận có lợi thế vượt trội để phát triển năng lượng điện mặt trời, điện gió nhờ tốc tốc độ gió và số giờ nắng trung bình trong ngày cao nhất cả nước. Vùng biển Ninh Thuận có lợi thế độ mặn lý tưởng để phát triển sản xuất công nghiệp muối và hóa chất sau muối; có nhiều sản phẩm đặc hữu mang tính bản địa cao đã trở thành thương hiệu nổi tiếng như nho, táo, hành, tỏi, tôm giống… Tất cả giá trị tiềm tàng của Ninh Thuận rất lớn, cần có cách nhìn mới mang tính thời đại, toàn cầu, mang hơi thở của kỷ nguyên vươn mình để đánh thức tiềm năng đang ẩn chứa trong đất và người Ninh Thuận.

Quán triệt quyết tâm phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025, Tổng Bí thư đề nghị Đảng bộ tỉnh tiếp tục làm tốt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; phát huy sức mạnh văn hóa, con người, khối Đại đoàn kết toàn dân. Đề cao trách nhiệm người đứng đầu, trách nhiệm nêu gương; khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung. Tập trung sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Chuẩn bị thật tốt các điều kiện và tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030; trọng tâm là xác định các mục tiêu tăng trưởng, làm tốt công tác nhân sự phục vụ Đại hội; văn kiện Đại hội phải khách quan, khoa học, lấy ý kiến rộng rãi, thể hiện ý chí khát vọng vươn lên, vững tin bước vào Kỷ nguyên mới của dân tộc. Tỉnh cần tận dụng thế mạnh của một trung tâm năng lượng lớn quốc gia, vùng ít mưa, ít bão, vùng cao, các lợi thế giao thông để phát triển vùng đất này trở thành tổ hợp công nghiệp chế tạo xanh, công nghiệp phụ trợ, Trung tâm công nghiệp xanh-Net Zero; Trung tâm sản xuất chip bán dẫn và công nghệ trí tuệ nhân tạo AI, trung tâm dữ liệu quốc gia vùng. Chuẩn bị tốt các điều kiện để khởi động lại Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận theo chủ trương của Trung ương, nhất là công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận cao trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Bộ trưởng Trương Minh Tuấn: Các ngành nghề đều phải kết nối số
  • 6 “chìa khoá” quan trọng kiểm soát cơ bản dịch Covid
  • Hơn 2 tỷ đồng hỗ trợ người dân các tỉnh bị ảnh hưởng bão số 11
  • Ca mắc corona thứ 15 là trẻ 3 tháng tuổi
  • Nhiều kết quả nổi bật của Bộ Công an thực hiện Ngày Pháp luật năm 2023
  • Thể thao cùng phòng, chống Covid
  • Trường Chính trị tỉnh: Hội thao truyền thống chào mừng 20
  • Ủy ban Tài chính Ngân sách đề xuất tăng thêm thuế suất thuế tài nguyên
推荐内容
  • Bộ trưởng Trương Minh Tuấn: Các ngành nghề đều phải kết nối số
  • Thể thao lên kế hoạch trở lại
  • Tuyển Việt Nam sẽ có thêm 3 điểm ?
  • Hỗ trợ 250 tấn gạo cứu đói cho đồng bào tỉnh Hà Giang
  • Nhận định, soi kèo Al Kahrabaa vs Al Naft, 18h30 ngày 2/1: Khó cho chủ nhà
  • Đội cơ động hỗ trợ chuyên môn cho Vĩnh Phúc chống dịch Covid