【bxh bong da nga】Sử dụng bền vững đất nông nghiệp: Câu chuyện lớn
Là một tỉnh nông nghiệp,ửdụngbềnvữngđấtnngnghiệpCuchuyệnlớbxh bong da nga nên việc sử dụng đất đai tiết kiệm, bền vững, chất lượng và hiệu quả luôn là mối quan tâm hàng đầu của Hậu Giang. Tuy nhiên, vấn đề này tưởng dễ nhưng đó là câu hỏi lớn...
Sử dụng bền vững đất nông nghiệp giúp người nông dân giảm thiểu thiệt hại, nâng cao hiệu quả sản xuất. Ảnh: TRUNG QUÂN
Đất nông nghiệp trước nguy cơ thoái hóa
Hậu Giang hiện có khoảng 139.068ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó, chủ yếu là các loại cây trồng chủ lực của tỉnh như lúa, khóm, mít, chanh, bưởi và mãng cầu xiêm… Việc sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh luôn có sự thay đổi do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội và một số chính sách, quy hoạch.
Yếu tố tự nhiên tác động sâu sắc đến sự phát triển nông nghiệp của tỉnh. Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng phức tạp. Đặc biệt, quá trình sản xuất nông nghiệp không bền vững đã gây suy thoái và ô nhiễm môi trường đất. Việc sử dụng phân bón hóa học không đúng kỹ thuật, các loại thuốc bảo vệ thực vật gây độc đã tiêu diệt các loài sinh vật, làm tích tụ các chất độc hại, các kim loại nặng trong lòng đất.
Theo GS.TS. Nguyễn Bảo Vệ, nguyên Trưởng khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ: Đồng bằng sông Cửu Long đang gặp một trở ngại rất lớn là tầng canh tác thấp. Do đó, rễ cây không ăn sâu, dễ bị đổ ngã. Đây là một biểu hiện cho thấy sự suy thoái về mặt vật lý của đất mà chúng ta nên quan tâm, xem xét.
Để khắc phục những vấn đề trên, từ tháng 8-2017 đến tháng 10-2020, Hậu Giang đã tiến hành triển khai đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Hậu Giang”. Đề tài do GS.TS. Võ Quang Minh làm chủ nhiệm và Trường Đại học Cần Thơ là cơ quan chủ trì.
Đề tài đã đánh giá hiện trạng sử dụng đất của tỉnh và các trở ngại về thổ nhưỡng đất đai đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Qua nghiên cứu cho thấy, đất nông nghiệp ở Hậu Giang đang có xu hướng bị khô hóa, chua hóa, thiếu lân, ngộ độc Al, Fe và bị nhiễm mặn. Tất cả đã làm giảm độ phì nhiêu của đất, làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của nông sản và khả năng sử dụng bền vững đất nông nghiệp của tỉnh.
Sử dụng đất nông nghiệp sao cho bền vững
Sau quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả đã xây dựng được 8 bản đồ về các loại đất, độ phì nhiêu đất, hiện trạng đất sản xuất nông nghiệp ở Hậu Giang. Trên cơ sở đó, nhóm đã đưa ra những khuyến cáo sử dụng đất cụ thể cho từng địa phương trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Đối với những địa phương gặp trở ngại là đất chua, đất phèn, người dân cần áp dụng các biện pháp như bón vôi, rửa chua, sử dụng các loại giống chịu phèn, đào mương, rửa phèn cho đất và bón một số loại phân phù hợp. Riêng huyện Long Mỹ là địa phương có diện tích đất nhiễm mặn nhiều, cần tiến hành rửa mặn, sử dụng các giống chịu mặn và quan tâm quản lý mực nước.
Đề tài còn xây dựng và đánh giá hiệu quả kinh tế, kỹ thuật của một số mô hình canh tác cây trồng mẫu, phù hợp với thực trạng độ phì nhiêu đất nông nghiệp tại Hậu Giang, như: mô hình cam sành, cam xoàn ở thành phố Ngã Bảy; mô hình quýt đường ở thị xã Long Mỹ; mô hình xoài cát Hòa Lộc ở huyện Châu Thành A; mô hình trồng khóm ở thành phố Vị Thanh; mô hình trồng mía ở huyện Phụng Hiệp… Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn xây dựng một số mô hình trồng luân canh lúa - dưa lê - lúa, lúa - đậu bắp - lúa,… Trong khuôn khổ mô hình, người nông dân còn được tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật canh tác. Nhờ đó, mà mô hình không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế nhất thời mà còn giúp người dân có đủ kiến thức và kỹ năng để sử dụng đất nông nghiệp bền vững.
Từ những mô hình trên, đề tài đã đưa ra một số đề xuất và kiến nghị. Đối với cây lúa, cần tiếp tục nghiên cứu độ phì nhiêu đất và khả năng đáp ứng phân bón, cải thiện độ phì, giảm lượng giống gieo sạ. Bón bổ sung vôi kết hợp với phân hữu cơ vi sinh khi canh tác dưa leo, dưa hấu và bắp nếp. Đối với nhóm cây có múi, cần tiếp tục nghiên cứu biện pháp hữu hiệu phòng trị bệnh vàng lá thối rễ, bệnh vàng lá gân xanh theo hướng ứng phó. Ổn định canh tác và phòng trị rệp sáp trên khóm. Ngoài ra, nông dân cần tham dự nhiều lớp tập huấn về sử dụng phân bón, cải tạo đất và phòng trị sâu bệnh để cải thiện trình độ canh tác và bảo vệ nguồn tài nguyên đất.
Đề tài được đánh giá công phu, bài bản và có khả năng ứng dụng cao. Kết quả nghiên cứu của đề tài không chỉ được sử dụng ở Hậu Giang mà còn có thể cho các tỉnh khác tham khảo. GS.TS. Võ Quang Minh, chủ nhiệm đề tài, cho biết: “Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiến hành chuyển giao kết quả nghiên cứu cho các sở, ngành có liên quan. Đặc biệt là chuyển giao các dữ liệu số, các bản đồ, bộ số liệu phân tích về hóa, lý đất”. Từ đó, tạo điều kiện đưa kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tế sản xuất, vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa giúp sử dụng bền vững đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
GS.TS. Nguyễn Bảo Vệ, nguyên Trưởng khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ, chia sẻ: Đồng bằng sông Cửu Long đang gặp một trở ngại rất lớn là tầng canh tác thấp. Do đó, rễ cây không ăn sâu, dễ bị đổ ngã. Đây là một biểu hiện cho thấy sự suy thoái về mặt vật lý của đất mà chúng ta nên quan tâm, xem xét… |
ĐANG THƯ
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Công an Bình Thuận thông tin về vụ tai nạn 'xôn xao mạng xã hội'
- ·Bảo hiểm Bảo Việt ưu đãi dành riêng cho chủ thẻ ngân hàng
- ·Thủ tướng chỉ thị tạo điều kiện cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
- ·Lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết năm 2019 tăng trưởng 12,6%
- ·Ngành Thuế Quảng Ninh tập trung đảm bảo thu ngân sách ngay từ đầu năm 2025
- ·Bộ TT&TT ban hành tiêu chí đánh giá Trung tâm giám sát an toàn, an ninh mạng
- ·Remix trên Facebook Reels là gì cần điều kiện gì
- ·Đề nghị truy tố hacker Nhâm Hoàng Khang
- ·Huyện Sóc Sơn sẽ cưỡng chế các công trình 'xẻ thịt' đất rừng
- ·Vietnam Post nhận, trả giấy tờ của người vi phạm giao thông tận nhà
- ·Ô tô khách cháy ngùn ngụt trên đèo Khánh Lê, hành khách tháo chạy
- ·30 triệu dữ liệu người Việt bị hacker rao bán
- ·Lợi nhuận quý I của Dabaco cao hơn cả năm 2019
- ·Bảo Việt ra mắt sản phẩm bảo hiểm phòng chống dịch Covid
- ·Nổ khí gas tại nhà dân ở Hà Nội, 4 người bị thương
- ·Tra cứu kết quả tuyển sinh đầu cấp Hà Nội như thế nào
- ·Thụy Sỹ: Thành phố thông minh lấy con người làm trung tâm
- ·Dữ liệu một tỷ người Trung Quốc bị đánh cắp thế nào
- ·Tổng Bí thư: Bình Dương phải chuẩn bị đầy đủ hành trang cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới
- ·Sơn Maxilite và Dulux ra mắt loạt sản phẩm mới