【soi kèo trận man city】Xuất khẩu thủy sản tháng 4 sụt giảm gần 30%
Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản thiếu vốn mua nguyên liệu sản xuất. Ảnh: T.H |
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), XK thủy sản tháng 4/2023 tiếp tục sụt giảm 28% so với cùng kỳ năm 2022, chỉ đạt 810 triệu USD. Doanh nghiệp thủy sản vẫn bị áp lực nặng nề vì thị trường tiêu thụ lao dốc, giá XK sụt giảm mạnh trong khi sản xuất, chế biến trong nước bị gánh nặng chi phí sản xuất tăng cao, nhất là thức ăn, con giống và các chi phí cơ bản khác. Tính đến hết tháng 4/2023, XK thủy sản đạt trên 2,6 tỷ USD, thấp hơn 31% so với cùng kỳ năm 2022.
Bà Lê Hằng, Giám đốc truyền thông của VASEP cho biết, thị trường Mỹ ngày càng lún sâu vào tình trạng giá thực phẩm tăng, tiêu thụ giảm. Các gia đình Mỹ đã quá “ngao ngán” với thực trạng giá thực phẩm lên quá cao. Giờ đây, người dân Mỹ đã tính tới việc cắt giảm chi tiêu cả những mặt hàng giá trị thấp, họ mua ít hàng tạp hóa không thiết yếu hơn, mua số lượng lớn, các sản phẩm không có thương hiệu và tập trung vào các mặt hàng chủ lực. Một số người thậm chí còn mua và ăn ít hơn nói chung. Người tiêu dùng đang tìm cách chỉ chi tiêu cho những hàng hóa mà họ thực sự cần.
Tình trạng đó khiến cho XK thủy sản của Việt Nam sang Mỹ duy trì mức giảm sâu 51% trong tháng 4, khiến Mỹ rớt xuống vị trí thứ 3 trong các thị trường nhập khẩu thủy sản, sau Nhật Bản và Trung Quốc. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2023, XK thủy sản sang Mỹ ước đạt 418 triệu USD, giảm trên 57% so với cùng kỳ.
XK sang Trung Quốc dù có tín hiệu tốt hơn, nhưng vẫn chưa ghi nhận được tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm 2022. Nguyên nhân chính, XK cá tra sang thị trường này chưa hồi phục vì giá trung bình XK giảm. Hơn nữa, nhu cầu tiêu thụ của thị trường này hồi phục chậm hơn so với dự đoán. Tính đến hết tháng 4, XK thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc ước đạt 435 triệu USD, giảm 37%.
Mở cửa sau Covid-19, thị trường bất động sản Trung Quốc vẫn trầm lắng và lợi nhuận công nghiệp sụt giảm sâu, nền kinh tế phải đối mặt với những cơn gió ngược liên tục, khiến khả năng phục hồi chậm và không có dấu hiệu bền vững. Chính sản xuất nội địa của Trung Quốc cũng đang khó khăn vì chi tiêu của khách hàng yếu hơn dự kiến.
Hai thị trường lớn đều sụt giảm nên XK cá tra bị ảnh hưởng nặng nề, dẫn đến doanh số chỉ đạt chưa đầy 600 triệu USD trong 4 tháng đầu năm nay, giảm 46% so với cùng kỳ năm 2022.
XK tôm cũng bị tác động mạnh bởi sụt giảm sang thị trường tiêu thụ lớn nhất là Mỹ. Tính đến hết tháng 4, trị giá XK tôm đạt trên 891 triệu USD, giảm 44%.
Trong số các mặt hàng hải sản XK, có mực và một số loài cá biển khác (trừ cá ngừ) có chiều hướng tích cực hơn trong tháng 4. Theo đó, XK các loài cá biển khác tăng 9%, XK mực, bạch tuộc tăng 3. Trong khi đó, XK cá ngừ vẫn giảm 36%, các loài hải sản khác đều sụt giảm với tỷ lệ 2 con số.
Hai thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản đều có giá trị nhập khẩu thủy sản Việt Nam thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng mức độ sụt giảm ít hơn so với Mỹ, Trung Quốc. XK tôm sang những thị trường này giảm được bù đắp bằng doanh thu từ hoạt động gia công chế biến XK các mặt hàng hải sản cho các nhà chế biến, kinh doanh hải sản nước ngoài.
Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký của VASSEP, trong 4 tháng đầu năm 2023, đơn hàng xuất khẩu của doanh nghiệp bị giảm. Nguyên nhân là tình hình lạm phát khiến tiêu dùng tại các nước này suy giảm, nhu cầu nhập khẩu thủy sản giảm mạnh. Nhiều doanh nghiệp dù đã ký hợp đồng nhưng khách hàng dời lại, khiến lượng hàng tồn kho nhiều. Việc xuất khẩu giảm khiến dòng tiền chậm về. Cùng với đó, nguồn vốn tín dụng hạn hẹp khiến các doanh nghiệp không có nguồn vốn để mua nguyên liệu hoặc không mua nguyên liệu đúng giá cho nông, ngư dân.
Đề xuất những giải pháp tháo gỡ khó khăn, ông Nam cho hay, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản chủ yếu vay USD. "Trước đây lãi suất vay USD dưới 3% nay đã trên 4%. Vì thế tôi kiến nghị nên giảm lãi suất vay USD. Ngoài ra, Chính phủ cần có gói tín dụng khoảng 10.000 tỷ đồng lãi suất thấp để phục vụ thu mua nguyên liệu, kích thích tâm lý, để nông ngư dân duy trì việc sản xuất. Đây chỉ là giải pháp mang tính giai đoạn nhưng rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay", ông Nam kiến nghị.
Từ đầu năm tới nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực tham gia các hội chợ thủy sản quốc tế tại Mỹ, EU, Nhật Bản cũng như các chương trình giao thương trong nước, hy vọng sẽ tăng thêm các kết nối và thu hút được các bạn hàng nhiều hơn trong thời gian tới và từ đó, kim ngạch XK thủy sản sẽ hồi phục dần. Tuy nhiên, ngành thủy sản đang trông chờ một bệ đỡ để trụ vững trong năm 2023 và có đà hồi phục trở lại khi thị trường tiêu thụ tốt hơn.
(责任编辑:La liga)
- ·Những điều cần lưu ý trước khi bắt đầu sử dụng thực phẩm chức năng
- ·Tinh hoa ẩm thực Việt Nam từ nguồn thực phẩm tươi sạch
- ·Khả Ngân 'hỏi cưới' Thanh Sơn trong hậu trường phim '11 tháng 5 ngày'
- ·'Nữ thần nhan sắc' YoonA (SNSD) sở hữu khối tài sản gần 600 tỷ
- ·Treo cờ rủ hai ngày Quốc tang nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải
- ·Xa Bảo La ‘Lộc đỉnh ký’ làm bảo vệ chợ, bế tắc vì kinh tế cạn kiệt
- ·Trương Hằng bị xử phạt 114 tỷ khi giúp Trịnh Sảng trốn thuế
- ·Sao Việt hôm nay 27/10: Lệ Quyên diện váy ngắn khoe dáng
- ·'Cá thần' được người dân Nghệ An đồn thổi sẽ vào nồi om dưa
- ·TP.Hồ Chí Minh: Sẽ chạy thử nghiệm toàn tuyến Metro số 1 trước ngày 31/12
- ·Cư dân chung cư Linh Đàm bất ngờ khi về quê nghỉ Tết 9 ngày, tiền điện vẫn tăng 60%
- ·Hà Nội: Trồng 100.000 cây gỗ quý tại Vườn Quốc gia Ba Vì
- ·Hướng đích GDP 6,7%, chứng khoán có cơ hội vững tiến
- ·Đường sắt cắt giảm tàu khách Thống Nhất do ảnh hưởng dịch COVID
- ·Internet không chỉ còn là khái niệm công nghệ mà trở thành một 'miền chiến sự mới'
- ·Hyundai Tucson 2022 thế hệ hoàn toàn mới có mặt tại Việt Nam
- ·Thị trường ô tô tháng 2: Hơn 22.800 ô tô được tiêu thụ
- ·TP. Hồ Chí Minh: Cân nhắc điều chỉnh 5k phù hợp với tình hình thực tế
- ·Chính sách tín dụng xanh mang lại cơ hội phát triển bền vững
- ·Thị trường ô tô tháng 2: Hơn 22.800 ô tô được tiêu thụ