【bang xep hang bong da ai cap】Doanh nghiệp và cơ quan Hải quan vướng thực hiện chính sách ưu đãi thuế đối với sản phẩm tái chế
Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế nhập khẩu ưu đãi chế phẩm xăng và ethanol xuống 10% | |
Nâng cao vai trò của cơ quan Hải quan trong thực hiện chính sách thương mại xanh |
Hoạt động tái chế tại doanh nghiệp. Ảnh: Hà Mai |
Chính sách đã quy định rõ…
Trước vướng mắc của một số DN về việc thực hiện chính sách ưu đãi thuế XK đối với sản phẩm được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải, theo Tổng cục Hải quan, tại các văn bản quy phạm pháp luật đã quy định rõ. Cụ thể chia làm 3 giai đoạn sau ngày 1/9/2016 (ngày có hiệu lực của Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế XK, thuế NK - gọi tắt là Nghị định 134); sau ngày 1/7/2019 (ngày có hiệu lực của Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường - gọi tắt là Nghị định 40) và sau ngày 10/1/2022 (thời điểm có hiệu lực của Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường - gọi tắt là Nghị định 08 thay thế Nghị định 40/2019/NĐ-CP).Cụ thể chia làm 3 giai đoạn sau ngày 1/9/2016 (ngày có hiệu lực của Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế XK, thuế NK - gọi tắt là Nghị định 134); sau ngày 1/7/2019 (ngày có hiệu lực của Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường - gọi tắt là Nghị định 40) và sau ngày 10/1/2022 (thời điểm có hiệu lực của Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường - gọi tắt là Nghị định 08 thay thế Nghị định 40/2019/NĐ-CP).
Theo quy định tại Luật Thuế XK, thuế NK và Nghị định 134 thì từ ngày 1/9/2016 sản phẩm được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải khi XK thuộc trường hợp được miễn thuế XK. Căn cứ để xác định sản phẩm XK được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải thực hiện theo danh mục hoặc tiêu chí do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Tuy nhiên, trong giai đoạn từ ngày 1/9/2016 tới 1/7/2019, Bộ Tài nguyên và Môi trường không quy định danh mục hoặc tiêu chí sản phẩm XK theo thẩm quyền nên cơ quan Hải quan không có căn cứ để xem xét xử lý miễn thuế XK đối với sản phẩm thu được từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải.
Đối với giai đoạn từ ngày 1/7/2019 đến trước 10/1/2022, những sản phẩm XK được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải lại được thực hiện theo khoản 23 Điều 2 Nghị định 40 sửa đổi khoản 3 Điều 44 Nghị định 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Theo đó, sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải rắn của cơ sở xử lý chất thải (sinh hoạt, công nghiệp và chất thải nguy hại) quy định tại khoản 12 phụ lục 3 mục 2 phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40 là các sản phẩm đã được nêu trong dự án đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của cơ sở xử lý chất thải.
Trong đó, khoản 12 phụ lục 3 mục 2 phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40 quy định: Hoạt động sản xuất sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải rắn của cơ sở xử lý chất thải thuộc danh mục hoạt động bảo vệ môi trường được ưu đãi, hỗ trợ.
Với các quy định này, cơ sở để xác định sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải rắn của cơ sở xử lý chất thải là các sản phẩm đã được nêu trong dự án đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của cơ sở xử lý chất thải và cơ quan Hải quan có căn cứ để xem xét xử lý miễn thuế XK đối với sản phẩm này theo quy định tại Luật Thuế XK, thuế NK và Nghị định 134.
Giai đoạn từ ngày 10/1/2022 đến nay, theo Tổng cục Hải quan, khoản 1 Điều 131 Nghị định 08 quy định về đối tượng được ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường bao gồm các tổ chức, cá nhân có hoạt động đầu tư công trình bảo vệ môi trường; hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về bảo vệ môi trường thuộc dự án, ngành, nghề ưu đãi đầu tư được quy định tại phụ lục 30 ban hành kèm theo Nghị định này. Cũng tại khoản 2 Điều 134 Nghị định 08 quy định về ưu đãi về thuế, phí và lệ phí khác được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí.
Theo Điểm đ khoản 2 phụ lục 30 kèm theo Nghị định 08 thì DN sản xuất, cung cấp công nghệ, thiết bị, sản phẩm và dịch vụ phục vụ các yêu cầu về bảo vệ môi trường, bao gồm: sản phẩm được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải đáp ứng các quy định của pháp luật chất lượng sản phẩm hàng hóa thuộc danh mục hoạt động bảo vệ môi trường được ưu đãi, hỗ trợ.
Do đó, kể từ ngày 10/1/2022, sản phẩm được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải đáp ứng các quy định của pháp luật chất lượng sản phẩm hàng hóa thuộc danh mục hoạt động bảo vệ môi trường được ưu đãi, hỗ trợ, việc ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
… nhưng danh mục xác định chưa có
Theo các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường hiện hành, để xác định các sản phẩm được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải có được hưởng chính sách ưu đãi thuế, cơ quan Hải quan phải căn cứ vào danh mục hoặc tiêu chí do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Tuy nhiên, giai đoạn từ ngày 1/9/2016 đến trước 1/7/2019, Bộ Tài nguyên và Môi trường không quy định danh mục hoặc tiêu chí sản phẩm XK theo thẩm quyền. Do đó, cơ quan Hải quan không có căn cứ để xem xét xử lý miễn thuế XK đối với sản phẩm thu được từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải.
Giai đoạn từ ngày 1/7/2019 đến 10/1/2022, cơ quan Hải quan nhận được công văn số 2210/TCMT-QLCT ngày 24/5/2019 của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường). Công văn nêu: Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu và trình Chính phủ ban hành Nghị định 40 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hình Luật Bảo vệ môi trường, trong đó có sửa đổi quy định sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải. Theo đó, khoản 3 Điều 14 Nghị định 19/2015/NĐ-CP được sửa đổi như sau “sản phẩm từ hoạt động tái chế xử lý chất thải rắn của cơ sở xử lý chất thải (sinh hoạt, công nghiệp và chất thải nguy hại) quy định tại khoản 12 phụ lục 3 mục 2 phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này là các sản phẩm đã được nêu trong dự án đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của cơ sở xử lý chất thải”.
Như vậy, hoạt động sản xuất sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải rắn của cơ sở xử lý chất thải thuộc danh mục hoạt động bảo vệ môi trường được ưu đãi, hỗ trợ. Cơ quan Hải quan đã căn cứ quy định để xác định sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải rắn của cơ sở xử lý chất thải là các sản phẩm đã được nêu trong dự án đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của cơ sở xử lý chất thải và xem xét xử lý miễn thuế XK theo quy định đối với sản phẩm này.
Tổng cục Hải quan cho rằng, hiện nay, quy định pháp luật về thuế vẫn đang có hiệu lực thi hành. Theo đó, Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm ban hành danh mục hoặc tiêu chí để xác định sản phẩm XK được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải.
Trong khi đó, Nghị định 08 không quy định về danh mục hoặc tiêu chí để xác định sản phẩm XK từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải theo quy định tại pháp luật về thuế, không quy định việc xác định sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải là các sản phẩm đã được nêu trong dự án đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của cơ sở xử lý chất thải như đã quy định tại Nghị định 40 trước đây. Do đó, giai đoạn từ ngày 10/1/2022 đến nay, cơ quan Hải quan không có căn cứ để xem xét xử lý miễn thuế XK theo pháp luật thuế đối với sản phẩm thu được từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải.
Để xử lý vướng mắc này, ngày 21/6/2022, Tổng cục Hải quan và Vụ Quản lý chất thải (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã có cuộc trao đổi về vấn đề này. Theo đó, trên cơ sở nội dung trao đổi, ngày 19/8/2022, Bộ Tài chính đã có công văn số 8240/BTC-TCHQ đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành danh mục hoặc tiêu chí xác định sản phẩm được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải làm căn cứ áp dụng chính sách thuế XK theo quy định.
Trường hợp không ban hành danh mục hoặc tiêu chí thì quy định rõ tên loại văn bản làm cơ sở xác định sản phẩm XK từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải (ví dụ: Giấy phép xử lý chất thải nguy hại còn hiệu lực hoặc Giấy phép môi trường...). Văn bản này phải có các thông tin cụ thể về: tên nguyên liệu đầu vào, tên sản phẩm thu được từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải, khối lượng nguyên liệu đầu vào, công suất, quy mô sản xuất của cơ sở xử lý chất thải... để cơ quan Hải quan có cơ sở xem xét xử lý miễn thuế XK theo quy định của pháp luật về thuế.
Tuy nhiên, đến nay Bộ Tài nguyên và Môi trường vẫn chưa ban hành danh mục hoặc tiêu chí để xác định sản phẩm XK được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải nên từ ngày 10/1/2022, cơ quan Hải quan chưa có căn cứ để xem xét xử lý miễn thuế XK theo quy định đối với sản phẩm thu được từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải.
Để xử lý vướng mắc của một số đơn vị hải quan địa phương và DN có hoạt động trong lĩnh vực này và đảm bảo thực hiện đúng đối tượng được miễn thuế XK đối với những sản phẩm này, Tổng cục Hải quan đề nghị các DN có thể liên hệ và làm việc trực tiếp với Bộ Tài nguyên và Môi trường để xử lý vướng mắc nêu trên, làm cơ sở cho cơ quan Hải quan thực hiện miễn thuế XK theo quy định.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Các công ty bán bảo hiểm xe máy lãi ‘khủng’: Thu về 765 tỷ, bồi thường chỉ 45 tỷ đồng
- ·Viettel hỗ trợ tỉnh Nam Định xây dựng nền tảng chuyển đổi số toàn diện
- ·Siết chặt quản lý nguồn gốc nông sản
- ·Diễn đàn GS1 toàn cầu năm 2022
- ·Phát sốt những bông hoa mạ vàng giá gần chục triệu tặng chị em ngày 8/3
- ·Xuất khẩu cá ngừ sang Italy tăng trưởng ngoạn mục nhờ EVFTA
- ·Sử dụng miếng dán màn hình điện thoại nhập lậu: Rủi ro tiềm ẩn
- ·Hà Nội: Từ 6h00 ngày 14/10, nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống được phép kinh doanh
- ·Bất ngờ tìm thấy mảnh vỡ nghi ‘xác’ máy bay Mig21
- ·Điểm sáng trong hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
- ·Đường dây đánh bạc nghìn tỷ: Phan Sào Nam giấu 500 tỷ trong 2 thùng tiền ở Quảng Ninh và TP.HCM
- ·Cần giải pháp hiệu quả sớm khắc phục thẻ vàng IUU, hỗ trợ nghề cá bền vững
- ·Chấn chỉnh công tác quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản
- ·Hội Nông dân tỉnh phát động mô hình 'Tuyến đường xanh, dòng kênh sạch'
- ·Đề nghị tạo điều kiện thuận lợi nhập giống tằm phục vụ phát triển ngành dâu tằm tơ
- ·5 giải pháp phục hồi kinh tế, tạo tiền đề tăng trưởng năm Nhâm Dần
- ·Cần giải pháp hiệu quả sớm khắc phục thẻ vàng IUU, hỗ trợ nghề cá bền vững
- ·Hơn 12 nghìn sổ BHXH, thẻ BHYT trao tặng tới người dân có hoàn cảnh khó khăn
- ·6 thực phẩm giàu vitamin E phụ nữ có làn da đẹp thường ăn
- ·Bộ Y tế đề nghị xác minh thông tin tiêm chủng COVID