【bảng xếp hạng lazio】Thứ trưởng Bộ Giáo dục: Thi tốt nghiệp THPT 2020 chỉ gói gọn trong 1,5 ngày
Ngày 22/4,ứtrưởngBộGiáodụcThitốtnghiệpTHPTchỉgóigọntrongngàbảng xếp hạng lazio Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đã trao đổi với báo chí về phương án cụ thể trong tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020.
Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Hữu Độ.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, do bối cảnh của dịch bệnh Covid-19, kế hoạch năm học 2019-2020 đã phải điều chỉnh, Bộ GDĐT cũng đã công bố tinh giản chương trình Học kỳ 2 và triển khai dạy học qua Internet và trên truyền hình.
Cũng vì dịch bệnh Covid-19 mà kỳ thi THPT sẽ được tổ chức muộn hơn mọi năm, dự kiến vào tháng 8 năm 2020; thời điểm này cả Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học đã có hiệu lực thi hành (Luật Giáo dục đại học có hiệu lực từ 01/7/2019 và Luật Giáo dục có hiệu lực từ 01/7/2020). Do vậy, sẽ không tổ chức kỳ thi THPT quốc gia như mọi năm mà tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Mục đích cua Kỳ thi tốt nghiệp THPT là tổ chức an toàn, nghiêm túc lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông từ đó điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học trong các nhà trường.
Kết quả của kỳ thi cũng có thể được các trường ĐH, CĐ sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.
3 bài thi bắt buộc và 1 bài tự chọn
Thưa thứ trưởng, vậy các bài thi trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ được tổ chức như thế nào?
Kỳ thi tốt nghiệp THPT dự kiến sẽ gồm 03 bài thi độc lập (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và 02 bài thi tổng hợp KHTN và bài thi tổng hợp KHXH.
Trong đó, Bài thi KHTN gồm tổ hợp của 03 môn Vật lí, Hóa học và Sinh học; Bài thi KHXH đối với thí sinh THPT gồm tổ hợp của 03 môn Lịch sử, Địa lí và Giáo dục công dân; đối với thí sinh GDTX gồm tổ hợp của 02 môn Lịch sử, Địa lí.
Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trong 1,5 ngày với 3 buổi thi.
Thí sinh THPT phải thi 03 bài thi bắt buộc Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 01 bài thi tự chọn KHTN hoặc KHXH.
Thí sinh GDTX phải thi 02 bài thi bắt buộc Toán, Ngữ văn và 01 bài thi tự chọn KHTN hoặc KHXH. Các bài thi Toán, Ngoại ngữ, KHTN và KHXH thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan.
Mỗi thí sinh trong cùng phòng thi có một mã đề thi riêng; thí sinh làm bài thi trên Phiếu trả lời trắc nghiệm (Phiếu TLTN).
Kết quả làm bài của thí sinh trên Phiếu TLTN được chấm bằng phần mềm máy tính do Bộ GDĐT cung cấp.
Bài thi Ngữ văn thi theo hình thức tự luận.
Mỗi bài thi tổng hợp được chấm chỉ với 01 đầu điểm (không có điểm các môn thành phần như đối với bài thi tổ hợp trong kỳ thi THPT quốc gia những năm trước đây).
Tổ chức kỳ thi trong 1,5 ngày với 03 buổi thi.
Công tác tổ chức coi thi, in sao đề thi, chấm thi.. sẽ do toàn quyền các tỉnh thực hiện?
Kỳ thi sẽ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là UBND tỉnh) chủ trì tổ chức.
Bộ GDĐT chỉ đạo, UBND tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức Kỳ thi của địa phương mình bảo đảm an toàn, nghiêm túc, công bằng và đúng quy chế.
Các tỉnh sẽ thành lập Hội đồng thi để tổ chức thi cho tất cả thí sinh. Hội đồng thi của tỉnh sẽ chịu trách nhiệm tổ chức tất cả các khâu của kỳ thi như: in sao đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo, công bố kết quả thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Mỗi Hội đồng thi có các Điểm thi được bố trí đảm bảo tại thuận lợi tối đa cho thí sinh.
Cán bộ coi thi là giáo viên của tỉnh và có sự đổi chéo giáo viên coi thi giữa các trường với nhau, bảo đảm giáo viên không coi thi học sinh của trường mình.
Để đảm bảo kỳ thi nghiêm túc thì công tác thanh tra sẽ được tổ chức như thế nào thưa thứ trưởng?
Công tác thanh tra, giám sát sẽ được tăng cường để hướng tới kỳ thi được tổ chức an toàn, nghiêm túc, trung thực, khách quan.
Theo đó, dự kiến ngoài lực lượng thanh tra của Bộ, thanh tra của sở GDĐT, công tác thanh tra sẽ có thêm lực lượng thanh tra của tỉnh để thanh tra, giám sát tất cả các khâu của kỳ thi; nhất là các khâu in sao, vận chuyển, bảo mật đề thi, công tác coi thi và chấm thi.
Độ phân hóa của đề thi giảm
Đề thi năm nay ra theo hướng nào, khi học sinh bị gián đoạn học và khó khăn trong ôn tập vì dịch Covid- 19?
Để đảm bảo tính khách quan, công bằng và mặt bằng chung trong đánh giá, xét công nhận tốt nghiệp, Bộ GDĐT xây dựng và cung cấp đề thi cho các địa phương để tổ chức thi tốt nghiệp cùng một thời điểm trong cả nước.
Với bài thi trắc nghiệm, mỗi thí sinh trong mỗi phòng thi sẽ có một mã đề thi riêng. Đề thi sẽ dùng chung cho cả học sinh giáo dục THPT và học viên GDTX.
Nội dung thi nằm trong Chương trình giáo dục THPT hiện hành, phù hợp với nội dung tinh giản chương trình học kỳ 2 đã được Bộ GDĐT công bố; nội dung đề thi sẽ dễ hơn, độ phân hóa của đề thi cũng sẽ giảm đi so với các năm trước để phù hợp với mục đích của Kỳ thi tốt nghiệp THPT cũng như điều kiện dạy học do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Vì sao Bộ không tính đến việc giảm số môn thi mà lại giảm độ khó của đề thi thưa thứ trưởng?
Kỳ thi sẽ sử dụng đề thi chung của Bộ để đảm bảo thống nhất trong cả nước cùng một mặt bằng đánh giá chất lượng giáo dục sau 12 năm học ở cấp phổ thông cũng như đảm bảo tính khách quan, công bằng trong đánh giá giữa các địa phương.
Hơn nữa, chương trình giáo dục do Bộ ban hành vì vậy việc Bộ ra đề thi cũng phù hợp để đảm bảo đánh giá theo chuẩn đầu ra của chương trình.
Việc sử dụng các bài thi bắt buộc và các bài thi tổ hợp tự chọn KHTN và KHXH hướng đến đánh giá toàn diện học sinh, hạn chế học lệch, học tủ.
Việc vẫn tổ chức thi 03 môn bắt buộc và 01 bài thi tổ hợp tự chọn cũng là cách để giúp thí sinh tập trung thi những môn học đã được dành thời gian ôn tập kỹ hơn, phù hợp với định hướng lựa chọn nghề nghiệp của các thí sinh.
Mặt khác, sử dụng đề thi chung là phù hợp với việc sử dụng chung mẫu bằng tốt nghiệp THPT có tính quốc gia cho các thí sinh. Việc này tạo thuận lợi trong hội nhập quốc tế, nhất là trong việc học sinh đi du học ở nước ngoài.
Cùng với đó, Bộ tiếp tục chịu trách nhiệm ra đề thi, xây dựng những giải pháp kỹ thuật nhằm giám sát chất lượng, tính trung thực của kỳ thi.
Dư luận vẫn băn khoăn về những gian lận có thể xảy ra khi giao Kỳ thi cho địa phương chủ trì, vậy Bộ đã tính đến những giải pháp nào để đảm bảo an toàn, khách quan cho kỳ thi?
Tổ chức Kỳ thi an toàn, nghiêm túc, công bằng là yêu cầu đầu tiên, cao nhất đối với kỳ thi. Để thực hiện được cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp.
Trước hết, việc giao quyền tổ chức kỳ thi về cho địa phương phải gắn liền với việc tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu địa phương cũng như trách nhiệm của người phụ trách các khâu trong quy trình tổ chức kỳ thi.
Bộ tiếp tục chịu trách nhiệm ra đề thi, xây dựng những giải pháp kỹ thuật nhằm giám sát chất lượng, tính trung thực của kỳ thi.
Các bài thi trắc nghiệm sẽ được chấm bằng máy, bằng phần mềm chung của Bộ, có sự giám sát của hệ thống camera trên cơ sở phát huy hiệu quả của quy trình chấm thi năm 2019 sẽ đảm bảo quy trình chấm thi an toàn, nghiêm túc, đề phòng gian lận.
Đặc biệt, năm nay, các tỉnh phải công khai phổ điểm thi, báo cáo toàn bộ điểm học bạ của các thí sinh qua hệ thống dữ liệu điện tử. Bộ GDĐT sẽ lấy đó làm căn cứ đối sánh kết quả thi.
Bộ sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra các khâu của kỳ thi, cùng với đó là các chế tài nghiêm khắc để xử lý các gian lận nếu có.
Trân trọng cám ơn Thứ trưởng!
TheoDân trí
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ
- ·Đà Nẵng thiết lập các điểm tập kết xanh nhằm nói không với rác thải nhựa
- ·Phát động cuộc thi 'Sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa – Huế 2023'
- ·Tập huấn nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp
- ·Cùng với chống dịch, Bắc Ninh phải duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
- ·Tích tem đổi quà 2023: Du lịch theo phong cách vì thế giới phát triển bền vững
- ·Cần hành lang chính sách thúc đẩy kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam
- ·Nâng cao hiệu quả thực thi Luật Bảo vệ môi trường
- ·'Nóng' nạn buôn lậu xăng dầu trên biển có yếu tố nước ngoài
- ·Khuyến khích tái chế, tái sử dụng chất thải rắn xây dựng
- ·Tạo điều kiện cho khẩu trang vải xuất ngoại
- ·Khi tín đồ làm đẹp yêu thích sản phẩm thân thiện với môi trường
- ·Thay đổi thiết kế, quy trình sản xuất theo hướng tuần hoàn
- ·Hải Phòng: Đẩy mạnh tuyên truyền phân loại, xử lý rác thải tại nguồn
- ·Điểm thi cao bất thường ở Sơn La: Nhiều thí sinh là con cán bộ bị giảm điểm
- ·Vĩnh Phúc: Lấy lợi ích người dân làm mục tiêu xây dựng 'Làng văn hóa kiểu mẫu'
- ·Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: TP.HCM là nơi thử nghiệm tốt chính sách kinh tế xanh
- ·Để có mô hình trang trại sinh thái, trung hòa carbon, Vinamilk chuẩn bị thế nào?
- ·20 tấn thanh long ruột đỏ Sơn La chuẩn bị xuất khẩu sang Nhật Bản
- ·Tiệm tạp hóa 'tẩy chay' túi nilon