【bang diem y】Những nhà khoa học Việt nổi tiếng: GS Đoàn Trọng Truyến
Lời Tòa soạn: Được sự đồng ý của Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam,ữngnhàkhoahọcViệtnổitiếngGSĐoànTrọngTruyếbang diem y bắt đầu từ Tết này, Chất lượng Việt Nam sẽ khởi đăng loạt bài dài kỳ về "Những nhà khoa học Việt nổi tiếng".
Loạt bài khắc họa chân dung, cuộc đời và những cống hiến của giới trí thức Việt Nam xưa và nay. Hy vọng sẽ thắp lên những ngọn lửa sáng, để xua tan những bóng tối "cướp - giết - hiếp" ngập tràn các trang mạng hiện nay. Để người với người sống nhân văn hơn, biết hy sinh vì cộng đồng hơn.
GS Đoàn Trọng Truyến
Tôi có may mắn được làm việc và gắn bó với Bộ trưởng Đoàn Trọng Truyến trong một thời gian khá dài đối với cuộc đời một con người – 8 năm (1978-1986). Và điều lý thú còn ở chỗ khi đó tôi là một người còn trẻ, mới bước vào nghề nghiên cứu về kinh tế và quản lý, được Giáo sư dìu dắt, tin cậy giao việc, được chia sẻ những tâm tư trăn trở, những ý nghĩ của mình nhiều lĩnh vực, nhất là những vấn đề khó khăn, phức tạp của đất nước trong thời kỳ trước và ngay sau “đổi mới”.
Chính ông và những nhà khoa học, những nhà lãnh đạo thế hệ ông, vào lúc khó khăn nhất của đất nước, thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của nhân dân đã có những đóng góp quan trọng với lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong quyết định có tính chất bước ngoặt – đổi mới toàn diện nền kinh tế và đời sống chính trị - xã hội vào giữa những năm 80 của thế kỷ trước, đặt nền tảng cho quá trình phát triển ở nước ta cho đến ngày nay.
Trải nghiệm cuộc đời, qua nhiều công việc, gặp bao con người, mỗi lần nhớ về GS.NGND Đoàn Trọng Truyến, tôi luôn có suy nghĩ: đối với tôi, ông không chỉ là một vị Bộ trưởng trí thức, tài năng, trí tuệ mà là người thầy, người cha, người anh và người bạn lớn, mà tôi rất tự hào vì được gần gũi, được giúp việc và được Ông tin cậy, sẻ chia.
Tôi rất tâm đắc với những ý kiến và những nhận xét của những người bạn, đồng nghiệp, cấp dưới và học trò của GS.NGND Đoàn Trọng Truyến được thể hiện trong các bài viết, các phát biểu về ông. Có thể khái quát bốn điểm chính để nói về ông:
Thứ nhất, chúng ta đều nhận ra ở GS.NGND Đoàn Trọng Truyến hình ảnh một con người đậm nét trí thức, đam mê tìm tòi nghiên cứu khoa học, luôn tư duy một cách logic, luôn muốn chia sẻ ý tưởng và thích thảo luận, tranh luận cùng với việc nghiên cứu lý luận.
Ông là nhà khoa học xã hội, nhà lãnh đạo chính trị luôn ý thức được sự cần thiết phải nắm được diễn biến thực tế ở các địa phương và cơ sở, tâm tư nguyện vọng của người dân. Tôi đã nhiều lần được tháp tùng ông trong các chuyến đi địa phương và cơ sở ở khắp mọi miền của đất nước, gặp gỡ cán bộ, công nhân, nông dân, chuyện trò thân mật, lắng nghe tâm tư và nguyện vọng của họ để rồi sau đó những vấn đề cấp bách của địa phương, cơ sở và ý nguyện của dân được Bộ trưởng Đoàn Trọng Truyến tổng hợp lại và đưa ra thảo luận ở cấp cao.
Thứ hai, GS.NGND Bộ trưởng Đoàn Trọng Tuyến là một viên chức mẫn cán và đầy trách nhiệm với nhiệm vụ được giao. Đối với ông, công việc là trên hết. Ông luôn dành trọn thời gian để suy nghĩ, lao động và tập hợp mọi người xung quanh, khích lệ mọi người hết mình cùng ông hoàn thành nhiệm vụ. Nói theo ngôn từ mà ông hay sử dụng: công chức Nhà nước phải là người có lương tâm nghề nghiệp có trách nhiệm và phải làm việc một cách chuyên nghiệp.
Thứ ba, ông luôn tin tưởng và hướng về thế hệ trẻ, ưu tiên lựa chọn và giao việc cho cán bộ trẻ. Tôi và một số anh em đồng nghiệp hơn 30 năm về trước được ông tin cậy, tôn trọng giao việc, đào tạo giáo dục bằng cách chia sẻ ý tưởng, tạo điều kiện được tham dự các cuộc họp thảo luận các vấn đề quan trọng, thậm chí ở cấp cao. Ngay sau những lần tiếp xúc đầu tiên, tôi đã hiểu rằng những đám cán bộ trẻ chúng tôi chỉ có thể đến gần ông với những ý tưởng riêng ở trong đầu, những bài viết có nội dung và sự nhiệt thành với công việc. Chính đòi hỏi nghiêm khắc và sự khích lệ kín đáo (ông rất kiệm lời khen) đã giúp chúng tôi nhanh chóng trưởng thành.
Thứ tư, chúng tôi luôn thấy ở ông sự thẳng thắn và trung thực trong mọi tình huống chính trị và trong quan hệ với mọi người, kể cả với cấp cao. Điều này thật có ý nghĩa cho đến ngày nay bởi nó xa lạ với thói xu nịnh, xu thế chạy chọt và những biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội làm đảo lộn mọi giá trị trong xã hội. Với tất cả những gì biết về ông, có thể nói trong hai cương vị là nhà khoa học và nhà chính trị thì GS.NGND Đoàn Trọng Truyến luôn là người đi thẳng và ngẩng đầu.
Có thể nói nhiều điều tuyệt vời về GS.NGND Đoàn Trọng Truyến. Nhân đây tôi xin chia sẻ với các quý vị một đoạn trích đoạn từ cuốn sách tự sự cuộc đời mà tôi viết gần đây về người thầy của mình:
Viết đến đây tôi lại nhớ đến hình ảnh khắc sâu trong trí nhớ của tôi về người thầy kính mến, một chính khách lớn – Giáo sư Đoàn Trọng Truyến. Khoảng thời gian độ nửa năm trước khi ông mất, vào ngày sinh nhật ông 87 tuổi (15/1) tôi ghé thăm ông tại nhà riêng. Những năm cuối đời, do tuổi cao, làm việc trí óc nhiều, ông bắt đầu có biểu hiện lẫn, lúc nhớ lúc quên; ngay cả gặp con cháu, đôi lúc ông không nhớ tên.
Khi tôi bước vào phòng, ông đang nằm nghỉ, nhìn thấy tôi, ông từ từ nhỏm dậy. Tôi nắm tay ông, ông nhìn tôi, nở nụ cười rất hiền từ, nhìn kỹ có cảm giác ông đang lục lại trí nhớ. Hai cô con gái ông đang ở bên cạnh chăm sóc bố, cô út, bác sĩ Thu Hương hỏi: “Ông có nhận ra ai không?” Thật là cảm động, ông già lại cười cười một lúc rồi nói: “Hùng thư ký”. Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên hơn là nói chuyện một hồi, ông đứng dậy, bước một cách rất khó khăn đến chỗ bàn làm việc gần giường.
Trên bàn vẫn có mấy quyển sách. Tôi thấy ông lấy ra mấy tờ giấy thô ráp đã ngả màu vàng kẹp trong cái ghim hoen rỉ; hóa ra đó là bài phát biểu của ông về một Hội nghị nào đấy đã qua không dưới 25 năm rồi nhìn tôi cười hồn nhiên, đôi bàn tay run run. Hình như tất cả những câu chuyện ngày xưa, lao động và cống hiến, đối với các ông, luôn là một ký ức thiêng liêng không bao giờ phai nhạt. Tôi nghiệm ra rằng, những người lãnh đạo thế hệ các ông và cả bậc trên của ông, thế hệ cha ông của chúng tôi là thế hệ những con người hết mình vì sự nghiệp, luôn đặt lợi ích của đất nước, của dân tộc lên trên hết. Điều đáng kính trọng nhất ở thế hệ đó là họ đã rất trung thực, trung thực với lý tưởng và niềm tin của mình.
Nhớ về GS.NGND Đoàn Trọng Truyến tôi không thể không nhắc đến phu nhân của ông – một người phụ nữ tuyệt vời, Bà Nguyễn Kim Sa. Tôi có ý nghĩ rằng, trong hàng nghìn tư liệu liên quan đến cuộc đời nghiên cứu khoa học, giảng dạy, đào tạo và quản lý khoa học của ông mà gia đình ông chuyển cho Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam luôn có bàn tay ân cần, ấm áp, có hồn thiêng của Bà. Không phải là quá lời nếu nói rằng trong sự nghiêp thành công của Bộ Trưởng Đoàn Trọng Truyến có công lao to lớn của Bà Nguyễn Kim Sa. Tôi xin phép trích đoạn viết về Bà trong cuốn sách tự sự của tôi:
Đã từ lâu, đối với tôi Bác Kim Sa là một người phụ nữ, một người mẹ tuyệt vời. Mặc dù cuộc sống thời đó rất khó khăn, tôi rất ít khi nghe thấy bà kêu ca phàn nàn gì mỗi khi tôi đến thăm, làm việc với GS Đoàn Trọng Truyến tại nhà riêng. Cũng như bao phụ nữ Việt Nam khác, bà chấp nhận, nhẫn lại, tự vừa lòng và hy vọng. Có cảm giác là bác Kim Sa hết mực yêu chồng, cảm thông và chia sẻ với ông. Là người phụ nữ Huế, có học lại nhạy cảm nên bà cảm nhận được những trăn trở dằn vặt của ông – một chính khách trí thức ở thời kỳ khó khăn phức tạp đó nên bà lẳng lặng tìm cách xoay sở lo lắng cho cuộc sống gia đình yên ổn, nuôi dạy bảy người con để ông yên tâm làm việc, cống hiến.
Có một điều tuyệt diệu nữa ở bà, đó là chẳng bao giờ tôi thấy bà can dự vào việc của chồng khi ông làm Bộ trưởng - một chức vị cao đầy quyền lực. Giữ được một thái độ, một khoảng cách xa quyền lực thật không đơn giản chút nào đối với bất kỳ phu nhân nào của các chính khách – quan chức cấp cao bất kể thời nào; phải có một tầm văn hóa, một tầm nhân cách mới có thể tránh được sức hút của quyền lực và sự cám dỗ của cái danh, cái lợi để giữ mình luôn là người phụ nữ của gia đình, người phụ nữ đôn hậu, trong sáng.
Giáo sư Đoàn Trọng Truyến tham gia cách mạng từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 ở nhiều cơ quan, trên nhiều cương vị và ở nhiều địa phương và cơ quan Trung ương khác nhau. Hai lĩnh vực mà Giáo sư tham gia hoạt động chủ yếu là giáo dục (công tác quản lý và giảng dạy đào tạo tại trường Đại học nhân dân, trường Đại học Kinh tế- tài chính, trường Hành chính Quốc gia nay là Học viện Hành chính Quốc gia) và là Đại biểu Quốc hội từ khóa I đến VII và giữ nhiều chức vụ trong các cơ quan quản lý Nhà nước mà quan trọng nhất là Chủ nhiệm Ủy ban vật giá Nhà nước và Chủ nhiệm, Bộ trưởng Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng (nay là Văn phòng Chính phủ). Đặc điểm của những hoạt động trên đây đã được phản ánh sâu đậm trong Di sản của Giáo sư để lại cho đời, mà nay gia đình Giáo sư đã chuyển giao những Di sản này cho Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam. |
Bùi Huy Hùng
(nguyên thư ký của Bộ trưởng Đoàn Trọng Truyến)
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Những tác dụng phụ thuốc trúng đích chữa ung thư
- ·Hơn 300.000 trẻ em TPHCM được uống sữa học đường
- ·Xử lý cặn dầu thải: Chi phí lên tới 50 triệu/m3?
- ·Phát hiện 43 tấn măng ngâm chất độc suốt 2 năm
- ·TP Hồ Chí Minh: Ngăn chặn hành vi nhập lậu 378 thiết bị điện tử đã qua sử dụng
- ·Gà không có chứng nhận kiểm dịch vẫn sản xuất chà bông
- ·Bộ Tài chính đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính từ nay đến cuối năm
- ·Khởi tố, bắt tạm giam đối tượng lừa bán đất rồi chiếm đoạt tài sản
- ·Lái xe ngay khi khởi động ô tô
- ·Hà Nội: Bơm thạch agar vào tôm để tăng trọng lượng
- ·Cảnh báo 4 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm quy định quảng cáo
- ·Khi vàng lậu biến hình
- ·Học viện Tài chính tuyển dụng viên chức năm 2023
- ·Khánh Hòa: Kiểm tra, xử lý nghiêm các công trình vi phạm về PCCC
- ·Hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại diễn biến phức tạp, thủ đoạn khó lường
- ·Lãnh đạo Bộ Tài chính chúc mừng thầy cô giáo Trường Đại học Tài chính
- ·Hội nghị Phong trào Không liên kết thông qua các văn kiện quan trọng
- ·Tập trung xử lý các điểm "nóng"
- ·Công an các tỉnh đồng loạt cảnh báo lừa đảo giả mạo cảnh sát PCCC để bán hàng trục lợi
- ·Nâng chất lượng khám chữa bệnh của các trạm y tế