【celta – ath. bilbao】Bán tín chỉ các
Bán tín chỉ các-bon là kênh huy động tài chính ngoài ngân sách hiệu quả. Ảnh minh họa. |
PV:Ông có thể chia sẻ cụ thể kết quả của việc giao dịch mua bán tín chỉ các-bon mà Việt Nam đã triển khai đến thời điểm này?
Ông Trần Quang Bảo: Thực hiện các cam kết của Chính phủ về giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2030 và năm 2050, ngành lâm nghiệp đã tích cực chủ động tham mưu cho Chính phủ tham gia các sáng kiến quốc tế và chương trình giảm phát thải nhằm chống suy thoái rừng và bảo vệ rừng. Thực hiện các sáng kiến đó, hiện nay các khu vực có tiềm năng về phục hồi rừng cũng như nâng cao trữ lượng các-bon của rừng đã xây dựng, triển khai các thỏa thuận và đàm phán để chuyển giao các tín chỉ các-bon rừng.
Tháng 10/2020, Việt Nam đã ký kết Thỏa thuận chi trả giảm phát thải (ERPA) 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ với Ngân hàng thế giới (WB). Theo ERPA, Việt Nam sẽ chuyển cho WB 10,3 triệu tấn, với giá 5 USD/tấn và 95% lượng này sẽ được tính đóng góp NDC (đóng góp do quốc gia tự quyết định).
Ông Trần Quang Bảo |
Đến nay, các thủ tục về pháp lý, công tác chuẩn bị đã sẵn sàng và WB đã chuyển cho Việt Nam 80% tổng kinh phí, tương đương 41,2 triệu USD. Số tiền này sẽ được chuyển giao cho các địa phương trong tháng 9 và các địa phương đang mở tài khoản tiếp nhận và xây dựng chia sẻ lợi ích theo đúng nghị định về thí điểm thỏa thuận quản lý tài chính và sử dụng kết quả giảm khí thải.
Phần lớn phí sẽ được trả cho các chủ rừng, đặc biệt cộng đồng tham gia bảo vệ phát triển rừng, hỗ trợ sinh kế theo đúng cam kết thỏa thuận đàm phán.
Đối với vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 2021, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT và Giám đốc Tổ chức Emergent - cơ quan quản lý hành chính của LEAF (tổ chức được thành lập nhằm hỗ trợ tài chính để chống suy thoái rừng, mất rừng) đã ký Ý định thư về giảm phát thải.
Đây là căn cứ để hai bên đàm phán, ký kết và thực hiện Thỏa thuận mua bán giảm phát thải từ rừng cho 11 tỉnh vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (ERPA).
Theo Ý định thư này, Việt Nam dự kiến sẽ chuyển nhượng cho LEAF/Emergent 5,15 triệu tấn CO2 giảm phát thải từ rừng tại vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên giai đoạn 2022 - 2026 với giá tối thiểu là 10 USD/1 tấn CO2tđ (tương đương). Toàn bộ lượng tín chỉ chuyển nhượng cho LEAF sẽ được tính vào cam kết đóng góp giảm phát thải của Việt Nam.
Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030, giảm 15,8% lượng phát thải Thực hiện cam kết giảm phát thải, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030, giảm 15,8% lượng phát thải (146 triệu tấn CO2) bằng nguồn lực quốc gia và giảm 43,5% lượng phát thải (403 triệu tấn CO2) khi có hỗ trợ quốc tế. |
Hiện nay, Bộ NN&PTNT đã tiến hành các bước đàm phán kỹ thuật, ký kết nghị định thư và tại thời điểm hiện tại các nhà tài trợ cùng các tổ chức quốc tế đã tiến hành sang Việt Nam để tổ chức hội thảo và tiến hành tham vấn thực tế tại các địa bàn Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. Sau đó các bên sẽ tiến tới đàm phán chính thức để chuyển giao và dự kiến Việt Nam sẽ chuyển nhượng cho Tổ chức LEAF/Emergent theo thỏa thuận.
PV:Như vậy, tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã và đang ký kết, giao dịch hơn 15 triệu tấn tín chỉ các-bon, thưa ông?
Ông Trần Quang Bảo: Hiện nay đối với thỏa thuận Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ và Tây nguyên thì các tổ chức đàm phán quốc tế trong giai đoạn ký kết thường ước tính con số với giai đoạn tham chiếu kịch bản phát thải trước đó.
Tuy nhiên, qua tính toán ví dụ ở khu vực Bắc Trung bộ dự kiến sẽ chuyển giao lượng phát thải 10 triệu tấn trong 3 giai đoạn nhưng giai đoạn đầu 2018 - 2019 lượng phát thải đã vượt qua lượng này, như vậy sẽ có các lượng phát thải dư thừa. Tương tự, Nam Trung bộ, Tây Nguyên theo ký kết khoảng 5,15 triệu tấn, nhưng sau khi có báo cáo kiểm toán độc lập của các tổ chức quốc tế, dự kiến sẽ có lượng dư thừa.
Lượng dư thừa đó sẽ được Bộ NN&PTNT báo cáo chi tiết với Thủ tướng Chính phủ để đàm phán chuyển giao khí phát thải đảm bảo quyền lợi tối đa cho Việt Nam và thực hiện các cam kết về đóng góp giảm phát thải.
PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Nhận định, soi kèo U19 PVF Việt Nam vs U19 Công An Hà Nội, 14h30 ngày 7/1: Không có bất ngờ
- ·Tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng
- ·Tiện ích từ hộp nhận hàng tự động
- ·Xác định giá dịch vụ giáo dục đào tạo
- ·Giá trị ngành chăn nuôi chiếm trên 26% GDP
- ·Sân chơi hè cho thiếu niên, nhi đồng vùng biên
- ·Công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho HSSV
- ·Bình Phước “đại thắng” kỳ thi học sinh giỏi quốc gia
- ·Trò chơi Pokemon Go chính thức cập bến thị trường Việt Nam
- ·Giao lưu trực tuyến “Tư vấn mùa thi” 2020
- ·Infographics: 233.419 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong năm 2024
- ·Bộ Giáo dục hướng dẫn chế độ làm việc, nghỉ hè đối với giáo viên
- ·Hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai
- ·Thanh niên Trung đoàn 736 nói không với vi phạm pháp luật
- ·Bộ Công Thương bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Pháp chế
- ·Tuổi trẻ Bù Đốp hướng về cơ sở
- ·Năm 2020 dành nhiều thời gian cho chương trình giáo dục phổ thông mới
- ·Trường tiểu học Đăng Hà chồng chất khó khăn
- ·Lũ rút, chuẩn bị vụ mùa
- ·Tuổi trẻ Bình Long lan tỏa hành động vì cộng đồng