【nhận định áo】Những thách thức lớn đang chờ đợi nước Pháp trong năm 2021
Bức tranh ảm đạm của kinh tế Pháp trong năm 2020
Tăng trưởng kinh tế (quý so với quý) của Pháp đã giảm kỷ lực từ -5,ữngtháchthứclớnđangchờđợinướcPháptrongnănhận định áo9% trong quý 01/2020 xuống -13,8% trong quý 2/2020 do các biện pháp phong tỏa để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
Mặc dù kinh tế đã phục hồi và tăng trưởng trở lại khi đạt mức 18,7% trong quý 3/2020, nhưng nhiều chuyên gia và các tổ chức dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này lại sụt giảm trong quý 4/2020 do tác động của hậu phong tỏa. Trong đó, Viện Thống kê Quốc gia Pháp (INSEE) ước tính nền kinh tế lớn thứ hai khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ giảm khoảng 4,5% trong quý 4/2020 bởi ngày 30/10/2020, để ngăn chặn làn sóng dịch COVID-19 thứ hai, Chính phủ Pháp đã ra lệnh đóng cửa tất cả các cơ sở kinh doanh không thiết yếu.
Ngân hàng Trung ương Pháp dự kiến kinh tế nước này sẽ giảm 10% vào năm 2020 và phục hồi 7% vào năm 2021 và 4% vào năm 2022. Trong khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF, 10/2020) dự báo tăng trưởng của Pháp sẽ giảm 9,8% trong năm 2020 và tăng trở lại trong năm 2021 với mức 6%.
Ảnh: TL minh họa |
Theo Nhà phân tích kinh tế Daniela Ordonez thuộc Viện nghiên cứu Oxford Economics, Pháp khó lấy lại mức tăng trưởng GDP như cuối năm 2019 và trước năm 2022. Năm 2021, tăng trưởng của Pháp có thể phục hồi ở mức 7% trừ khi xảy ra kịch bản xấu về đợt bùng phát dịch thứ hai. Như vậy, kinh tế Pháp vẫn bị suy thoái ở mức khoảng 5% trong năm tới.
Có cùng xu hướng ảm đảm trên, tỷ lệ thất nghiệp tại Pháp cũng đã tăng từ 7,1% trong quý 2 lên 9% trong quý 3/2020, mức cao nhất kể từ quý 3/2018. Tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh ở những người từ 25 đến 49 tuổi và những người từ 50 tuổi trở lên.
Những thách thức lớn chờ đợi nước Pháp trong năm 2021
Các nhà phân tích và các tổ chức nghiên cứu nhận định nền kinh tế Pháp sẽ bước vào năm 2021 với nhiều khó khăn và thử thách đang chờ đón, trong đó có những bất ổn sẽ tác động lớn đến sự phục hồi của nền kinh tế, bao gồm: phá sản doanh nghiệp, thất nghiệp và bất bình đẳng.
Thứ nhất, nguy cơ phá sản của doanh nghiệp ngày càng lớn. Năm 2020, với sự hỗ trợ của Chính phủ thông qua việc bảo lãnh vay vốn, tỷ lệ thất bại trong kinh doanh đã giảm gần 40% so với năm 2019. Tuy nhiên, việc bảo lãnh vay chỉ giúp các doanh nghiệp giảm được điều kiện vay, chứ không thể giúp doanh nghiệp trả lãi vay nhất là khi các biện pháp trợ cấp Chính phủ cũng sẽ giảm dần sau 1 năm Chính phủ liên tục đưa ra các gói cứu trợ nền kinh tế. Với tổng giá trị các khoản vay khoảng 127 tỷ Euro (156 tỷ USD) được Nhà nước bảo lãnh, sẽ đến hạn trả, trong khi hoạt động sản xuất vẫn đang bị đình trệ bởi cả từ phía cung và cầu, các nhà kinh tế dự đoán số lượng các doanh nghiệp Pháp bị phá sản sẽ tăng nhanh trong năm 2021. Theo công ty bảo hiểm Euler Hermes, số vụ phá sản sẽ tăng từ 33.000 vụ vào năm 2020 lên 50.000 vụ năm 2021 và 60.500 vụ năm 2022.
Tình trạng phá sản lan rộng có thể đóng vai trò như một bong bóng, gây ảnh hưởng đến các chủ nợ khác nhau của các công ty như ngân hàng, nhà cung cấp, nhà tài trợ, nhà nước... Các lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất bao gồm: khách sạn, nhà hàng, giải trí, du lịch, tiếp đó là lĩnh vực tài chính.
Thứ hai, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng ngày càng tăng. Việc các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, các chuỗi cung ứng bị tắc nghẽn khiến tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng cao. Nhà kinh tế học Eric Heyer ước tính điều này dẫn đến sự biến mất của khoảng 180.000 việc làm trong năm 2021. Trong khi, Ngân hàng Trung ương Pháp ước tính tỷ lệ thất nghiệp sẽ đạt đỉnh 11% trong nửa đầu năm 2021. Ngân hàng này cũng dự báo sẽ chỉ có thêm 30.000 việc làm mới trong năm 2021, một giả định thấp hơn nhiều so với dự báo của Chính phủ là 435.000 việc làm.
Thứ ba, sự gia tăng tình trạng bất bình đẳng thu nhập. Kể từ khi cuộc khủng hoảng y tế bắt đầu, việc bơm tiền công ồ ạt đã giúp bảo toàn thu nhập hộ gia đình, song đã không ngăn cản được sự xuất hiện của những bất bình đẳng mới. Một số hạng mục nghề nghiệp, như lao động tự do, bị ảnh hưởng nhiều hơn lao động làm công ăn lương. Những người bấp bênh nhất đang phải đối mặt với sự biến mất của những công việc nhỏ và ngắn hạn, nhất là đối với sinh viên và lao động trẻ khi triển vọng hội nhập thị trường việc làm trở nên khó khăn.
Trên thực tế, cuộc khủng hoảng này là cơ hội cho các biện pháp phục hồi chưa từng có, nhưng bất chấp thiện chí của kế hoạch này, các lỗ hổng vẫn tồn tại nhiều, đặc biệt là đối với thanh niên./.
Hải Hà
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Dịch vụ vận chuyển nhà trọn gói Kiến Vàng tại vanchuyenkienvang.vn
- ·Bà mẹ 3 lần sinh đôi trong 5 năm
- ·Helly Tống: Tư duy ‘mở’ giúp người trẻ ứng phó khó khăn
- ·Thái Lan sẽ áp dụng chính sách thị thực mới cho khách du lịch
- ·Nỗi cơ cực của người em ung thư nuôi chị tật nguyền
- ·Đổi đời thành triệu phú nhờ cách dọn dẹp nhà cửa sạch gọn bất ngờ
- ·Em bật khóc tìm được chị gái bị bán đi Trung Quốc 30 năm trước
- ·Chuyện xúc động phía sau bộ ảnh 'bô lão xì
- ·Giá vàng hôm nay 12/11: Vàng 'sập' mạnh
- ·Airbus bị điều tra vì liên quan đến các cáo buộc gian lận, hối lộ
- ·Đánh bạn thương tật 12%, học sinh bị tội gì?
- ·Nữ tình nguyện viên nhận lời tỏ tình khi đang là F0
- ·Ưu tiên phát triển các loại hình kinh doanh thương mại hiện đại
- ·Ngày 19/10, CCRIF sẽ chi trả hơn 29 triệu USD cho thiệt hại từ bão Matthew
- ·Nâng cao quản lý nhà nước về đất đai
- ·Indonesia phá âm mưu khủng bố Singapore bằng tên lửa
- ·Vấn đề Brexit: Italy có thể thiệt hại 3 tỷ euro trong năm 2016
- ·Nhiều thị trường lớn đang trở lại, xuất khẩu gạo dự báo khả quan
- ·Gợi ý chọn hoa chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
- ·Hàn Quốc chi 9,6 tỷ USD làm ‘phao cứu sinh’ cho ngành đóng tàu