【lịch thi đấu vô địch quốc gia brazil】Hướng tới quản lý nợ công hiệu quả hơn: Phải rõ ràng trong phân công, phân cấp quản lý nợ
Nhiều ý kiến của các chuyên gia tài chính cho rằng chức năng quản lý về nợ công nên đưa về một đầu mối vì nó mang lại lợi ích cho những quyết sách về tài chính vĩ mô, trong điều hành, giữa vấn đề vay, vấn đề trả nợ; vay và sử dụng vốn vay.
Quy định rõ quyền hạn các cơ quan quản lý
Cơ quan chủ trì soạn thảo cho biết, luật hiện hành đã quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong quản lý nợ công tại 11 điều (từ Điều 7 đến Điều 17 tại Chương II).
Trên cơ sở rà soát các quy định hiện hành của Hiến pháp, các luật có liên quan như: Luật Tổ chức chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Điều ước quốc tế, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công, Luật Kiểm toán Nhà nước..., dự thảo Luật Quản lý nợ công sửa đổi đã bổ sung 4 điều mới về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Điều 16), Chủ tịch nước (Điều 17), Bộ Tư pháp (Điều 22) và của Kiểm toán Nhà nước (Điều 26). Đồng thời sửa đổi, bổ sung quy định về thẩm quyền, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan để đảm bảo phù hợp với Hiến pháp và hệ thống pháp luật hiện hành.
Cũng theo cơ quan chủ trì soạn thảo, Nghị quyết số 07-NQ/TW đặt ra yêu cầu về hoàn thiện thể chế, đặc biệt là chính sách, công cụ, bộ máy quản lý nợ công đảm bảo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật có liên quan để kiểm soát toàn diện rủi ro và hiệu quả nợ công.
Theo chương trình của Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIV dự kiến khai mạc ngày 22/5 tới đây, lần đầu tiên dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) sẽ chính thức được Chính phủ trình ra Quốc hội. Dự luật sửa đổi lần này kỳ vọng sẽ giúp thay đổi hẳn phương thức quản lý nợ công theo hướng chặt chẽ, hiệu quả, tăng trách nhiệm người sử dụng vốn vay.
Đối với nội dung thống nhất đầu mối quản lý nợ công và phân công nhiệm vụ của các cơ quan Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chính phủ trình Quốc hội giữ nguyên quy định như hiện hành tại Luật Quản lý nợ công 2009 nhằm ổn định bộ máy, không gây xáo trộn tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan này. Theo đó: Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện đàm phán, ký kết các hiệp định khung, thống nhất vận động, điều phối, quản lý vốn vay ODA và vay ưu đãi. Ngân hàng Nhà nước đàm phán, ký kết các hiệp định vay ODA với các tổ chức tài chính quốc tế (Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á). Bộ Tài chính đàm phán, ký kết các hiệp định, thỏa thuận vay cụ thể (trừ các thỏa thuận vay với các tổ chức tài chính quốc tế do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì).
Về chức năng, nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nước, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ý kiến tham gia của Kiểm toán Nhà nước, Chính phủ bổ sung quy định về nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nước tại Điều 26 dự thảo luật.
Đổi mới phân công, phân cấp
Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Quản lý nợ công sửa đổi, tại cuộc hội thảo mới đây, PGS, TS. Đặng Văn Thanh, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, một trong nhiều nguyên chủ quan dẫn đến nợ công tăng sát trần và chất lượng quản lý nợ công của Việt Nam chưa cao hiện nay là do tình trạng phân cấp, phân công trong điều hành và quản lý không rõ ràng, chồng chéo, chia cắt; trong đó có cả sự yếu kém trong nhận diện và quản trị rủi ro trong quản lý nợ công.
Vì vậy, bên cạnh các công việc cần phải điều chỉnh, sửa đổi, việc đổi mới phân công, phân cấp về phân định trách nhiệm và tổ chức công tác quản lý nợ công là rất cần thiết.
Đồng quan điểm này, cũng tại hội thảo này nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, trong dự thảo luật đã có những quy định về trách nhiệm và thẩm quyền quản lý nợ của các cơ quan thuộc Chính phủ. Đồng thời các văn bản của Nhà nước đã giao nhiệm vụ quản lý nợ cho một số cơ quan chính phủ khác nhau, theo chức năng của các cơ quan, như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước... Tuy nhiên, vẫn còn không ít vướng mắc cần được phân định rõ ràng hơn và khoa học hơn cả về pháp lý và cả trên thực tế, đặc biệt trong các nhiệm vụ xây dựng chiến lược nợ dài hạn, trong lĩnh vực quản lý vay, trả nợ nước ngoài, nhiệm vụ tìm kiếm, đàm phán ký kết về vay ODA nước ngoài của Chính phủ, trong lĩnh vực quản lý vay, trả nợ trong nước.
Chính vì vậy, cần nhận dạng đầy đủ quy trình và từng công đoạn, từng nghiệp vụ của quy trình vay và trả nợ trong toàn bộ công tác quản lý nợ công. Các công việc của quy trình vay và trả nợ, gồm: Xây dựng chiến lược, kế hoạch vay nợ, huy động vốn; xác định nhu cầu, nguồn có thể huy động, vay nợ; đàm phán vay nợ, xác định phương thức vay, huy động; ký kết văn bản, tổ chức vay nợ; phân bổ nguồn vốn vay, vốn huy động; giải ngân nguồn vốn vay; sử dụng vốn vay; trả nợ (nguồn và phương thức trả nợ).
“Để thực hiện đúng, đầy đủ các quy trình này, cần có sự quản lý tập trung, thống nhất toàn bộ quy trình vay và trả nợ, tránh phân tán, chồng chéo trong chức năng, nhiệm vụ. Cần xây dựng và vận hành một đơn vị chuyên trách thực sự làm nhiệm vụ quản lý và điều phối nợ, vay và trả nợ”, ông Thanh đề nghị.
Theo quan điểm của PGS, TS. Đặng Văn Thanh, cũng như nhiều chuyên gia tài chính, chức năng quản lý về nợ công nên đưa về một đầu mối vì nó mang lại lợi ích cho những quyết sách về tài chính vĩ mô, trong điều hành, giữa vấn đề vay, vấn đề trả nợ; vay và sử dụng vốn vay.
“Việc tập trung một đầu mối vào đâu tùy thuộc vào mỗi quốc gia, tuy nhiên ở Việt Nam thì nên tập trung ở Bộ Tài chính. Vấn đề Bộ Tài chính có thành lập Cục Quản lý nợ công không, đầu mối như thế nào là việc tổ chức bên trong của bộ này. Nhưng điểm đáng chú ý là đầu mối này phải quản lý tập trung thống nhất toàn bộ quy trình vay và trả nợ. Mức độ tham gia tùy theo yêu cầu của công việc”, ông Thanh đề xuất.
Một ví dụ được đưa ra là vấn đề đàm phán vay, ký kết văn bản vay lâu nay vẫn giao cho Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, cũng cần tính đến xa hơn. Liệu trong 5 năm nữa có nên tiếp tục duy trì Ngân hàng Nhà nước với chức năng nhiệm vụ ngân hàng như hiện nay không? Liệu cơ quan này có làm chức năng quản lý nhà nước không? Hay phải hiểu đúng nghĩa của nó trong nền kinh tế thị trường là ngân hàng trung tâm, ngân hàng trung ương – nghĩa là ngân hàng của các ngân hàng, điều hành những vấn đề liên quan tới tiền tệ, lãi suất. “Từ đây đặt ra vấn đề là các công việc như đàm phán vay, xác định điều kiện vay nợ, ký kết văn bản vay,…phải chăng nên tập trung vào một đầu mối để chúng ta biết khi nào cần vay, khả năng vay như thế nào?”, PGS, TS. Đặng Văn Thanh đề xuất.
Việc quản lý nợ không tập trung, theo các chuyên gia, sẽ dẫn đến thiếu nguồn thông tin đầy đủ, toàn diện và kịp thời để giám sát tổng thể rủi ro tài khoá từ hoạt động vay nợ của Chính phủ và khu vực công; cũng như để hoạch định các chính sách, chiến lược nợ hiệu quả với chi phí và rủi ro thấp nhất có thể. Đây là vấn đề quan trọng để các nhà làm luật cần cân nhắc hướng đến.
Đức Minh
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Giá vàng hôm nay 09/5/2024: Lập đỉnh lịch sử 88 triệu đồng một lượng
- ·ASEAN+3 discusses COVID
- ·Việt Nam demonstrates its leadership in ASEAN: Secretary
- ·PM suggests Phú Thọ develop digital, urban economies
- ·Tại sao nên chọn biệt thự song lập Vinhomes Global Gate Cổ Loa?
- ·Việt Nam enhances its role thanks to joining UNSC activities
- ·Việt Nam reaffirms support for peace deal in Colombia
- ·Three people given jail terms for subversive acts
- ·Đặt khách sạn ở Cao Hùng giá tốt, tiện lợi trên Traveloka
- ·PM Phúc talks socio
- ·Cần chung tay bảo vệ môi trường nông nghiệp
- ·Thanh Hoá should strive to be 'exemplary province': Party chief
- ·Changes in visas for travel to border or coastal economic areas
- ·VN, Canada hold deputy foreign ministerial
- ·Cùng hoàn cảnh với: 'Cứ và phòng là chồng bắt...'
- ·Police search homes over theft of State secret documents
- ·Việt Nam gifts face masks to UK, Ireland
- ·Việt Nam shows proactive, responsible chairmanship of ASEAN: opinions
- ·Thi công nội thất chung cư tại Hà Nội uy tín cùng Ahome
- ·RoK Ambassador to Việt Nam proposes resuming people