【ty.le.nha.cai】Đẩy mạnh ứng dụng năng lượng nguyên tử vào đời sống
Thông qua quá trình hợp tác với Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA),Đẩymạnhứngdụngnănglượngnguyêntửvàođờisốty.le.nha.cai trong ứng dụng công nghiệp Việt Nam đã thực hiện xây dựng và nâng cấp phòng thí nghiệm ứng dụng phương pháp kiểm tra không phá hủy tại Trung tâm Đánh giá Không phá hủy. Cụ thể là kiểm tra các bộ trao đổi nhiệt ở các nhà máy nhiệt điện tạo tiền đề cho việc nghiên cứu tiếp nhận các phương pháp, quy trình công nghệ kiểm tra phục vụ chương trình phát triển điện hạt nhân.
Cùng với đó là tăng cường năng lực cho Phòng thí nghiệm chuẩn đo liều bức xạ và Phòng an toàn hạt nhân tại Viện Khoa học kỹ thuật hạt nhân nhằm đảm bảo an toàn bức xạ và an ninh hạt nhân phục vụ cho chương trình ứng dụng năng lượng hạt nhân và chương trình điện hạt nhân của Việt Nam.
IAEA đã hỗ trợ cho các Phòng thí nghiệm thăm dò và xử lý quặng tại Viện Công nghệ xạ hiếm, đảm bảo năng lực nghiên cứu áp dụng các kỹ thuật hạt nhân trong công tác thăm dò, phân tích xử lý quặng nâng cao năng lực thực hiện thẩm định kỹ thuật và tính khả thi cho sự phát triển của các nguồn tài nguyên uranium tại Việt Nam.
Đồng thời, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam cũng tham gia các chương trình, dự án khác trong khuôn khổ hoạt động của IAEA như: Mạng An toàn hạt nhân Châu Á; Dự án về Chu trình nhiên liệu và lò phản ứng hạt nhân thế hệ mới; Dự án thí điểm về tháo dỡ lò phản ứng nghiên cứu.
Trong y tế, từ năm 2000 đến nay, IAEA đã có những hỗ trợ thiết thực trong việc ứng dụng công nghệ hạt nhân vào y tế. Việt Nam đã tham gia dự án “Ứng dụng kỹ thuật gia tốc trong chữa trị y học”; “Nâng cấp dịch vụ y học hạt nhân giai đoạn năm”; “Thiết lập cơ sở máy gia tốc và Trung tâm y học hạt nhân và nghiên cứu”; “Giai đoạn 2 của dự án Thiết lập cơ sở máy gia tốc và Trung tâm y học hạt nhân và nghiên cứu”. Tổng số tiền tài trợ của IAEA cho mỗi dự án VIE vào khoảng 100.000 euros/năm.
Trong năm 2013, Việt Nam đã được Quỹ dầu lửa quốc tế (OFID) thông qua IAEA tài trợ thực hiện dự án “Thử nghiệm quy trình sàng lọc ung thư vú và ung thư cổ tử cung “Một lần trong đời” với tổng kinh phí lên đến 413 nghìn đô la Mỹ.
Giai đoạn 2014– 2015, Việt Nam tham gia “Củng cố năng lực nguồn nhân lực trong y học hạt nhân để cải thiện Quản lý ung thư bằng kỹ thuật Chụp cắt lớp bằng Positron/Chụp cắt lớp vi tính bằng tia X và Sản xuất máy gia tốc tròn mới”...
Thông qua hợp tác với IAEA, nhiều cán bộ, bác sỹ Việt Nam đã được đi đào tạo tại các cơ sở hạt nhân phát triển trên thế giới và nhận được nhiều máy móc, dụng cụ hiện đại cho y tế. Một trong những sự giúp đỡ đó được thể hiện bằng việc Ấn Độ hỗ trợ Bệnh viện Cần Thơ 01 máy xạ trị Cobalt 60 hiệu Bhabhatron II.
IAEA đã rất tích cực trong việc hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy những ứng dụng hạt nhân trong nông nghiệp. Việt Nam đã tham gia dự án “Tăng cường Chất lượng và Sản phẩm của Giống lúa đột biến thông qua chiếu xạ và các phương pháp liên quan” và dự án “Xử lý chống côn trùng hại quả Thanh Long xuất khẩu”. Trong giai đoạn 2014-2015, Việt Nam sẽ tham gia dự án “Tạo giống lúa mới bằng chiếu xạ để đối phó với biến đổi khí hậu và cải thiện hiệu suất sử dụng Nitrogen bằng cách ứng dụng Nitrogen-15 cho thực vật tại các vùng trồng trọt trọng điểm”. Tổng số tiền tài trợ của IAEA cho mỗi dự án vào khoảng 100.000 euros/năm.
Ngoài ra, Việt Nam cũng tham gia vào các dự án có nội dung chuyên môn cao như dự án “Phục hồi độ phì nhiêu của đất và tính bền vững cho các sản phẩm nông nghiệp; “Ứng dụng chiếu xạ thực phẩm để đảm bảo An ninh, An toàn và Thương mại”; “Phương pháp tích hợp để cải thiện khả năng sinh sản của gia súc sử dụng vật liệu truyền thống và bảo vệ môi trường” và các dự án khác.
Đáng lưu ý, Việt Nam đã sản xuất được nhiều giống lúa đột biến bằng chiếu xạ có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất, phẩm chất cao, chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất lợi của môi trường như giống DT10 của Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam. Hiện giống lúa này đã được trồng ở miền Bắc với diện tích khoảng 1 triệu ha (chiếm 33% diện tích trồng lúa thập kỷ 90); giống VND95-20 của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam là một trong 5 giống lúa xuất khẩu chủ lực với diện tích gần 200.000 ha. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã xây dựng được mô hình phòng trừ diệt sâu bệnh hại quả Thanh Long góp phần giảm số lần phun thuốc, bón phân đúng liều lượng và tăng năng suất cây trồng.
Thông qua các dự án hợp tác với IAEA đã góp phần giúp Việt Nam giải quyết được những khó khăn trước mắt và mang lại nhiều lợi ích. Trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực chuẩn bị cho dự án điện hạt nhân đầu tiên, các dự án tài trợ của IAEA đã hỗ trợ Việt Nam trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân…
Duy Anh
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Tạm giam người đàn ông lăng mạ, truy đuổi CSGT
- ·3 tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học
- ·“Triều Tiên có thể tấn công căn cứ Mỹ bằng tên lửa đạn đạo”
- ·Cây thông “khổng lồ” độc lạ tại CBD Thủ Đức: Điểm check
- ·Hình ảnh thực về Samsung Gear S2
- ·Gần 720 triệu đồng bồi thường cho 3 người bị oan sai ở Cà Mau
- ·Thái Nguyên: Tạm giữ hơn 14.400 viên kẹo ngậm và hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ
- ·Từ 1/3/2016, viện phí dự kiến sẽ tăng 2 đến 7 lần
- ·Apple làm thế nào để trở thành ông lớn trong làng công nghệ
- ·Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nói về hội nhập kinh tế quốc tế
- ·Người trẻ chuộng thức ăn nhanh
- ·Hải Dương: Xử phạt 30 triệu đồng đối với hộ kinh doanh sản phẩm mỹ phẩm nhập lậu
- ·Danh sách 74 người trúng cử BCH Đảng bộ Hà Nội khóa XVI
- ·Hà Nội cần 2.600 nghìn tỷ đồng đầu tư phát triển đến năm 2020
- ·Tấn công mạng toàn cầu: Việt Nam đã có trường hợp bị nhiễm mã độc
- ·Lai Châu: Liên tiếp phát hiện bắt giữ trên 1,9 tấn chân gà không rõ nguồn gốc
- ·Hội Hữu nghị Hungary
- ·Bắc Kạn: Tạm giữ hàng hóa giả mạo nhãn hiệu HONDA, YAMAHA tại 2 cơ sở trên địa bàn
- ·Nhiều tuyến đường miền núi phía Bắc sạt lở sau mưa lớn
- ·Ra mắt Trang tin điện tử Người làm nghề