【kqbd hn hom nay】Chặn kẽ hở làm thất thoát tài sản nhà nước
nhằm khắc phục những bất cập của hoạt động đấu giá tài sản hiện nay.
Ngăn chặn tình trạng thông đồng, “quân xanh, quân đỏ”
Một thực tế trong hoạt động đấu giá tài sản vừa qua được các đại biểu nhấn mạnh là tình trạng thông đồng, quân xanh, quân đỏ, làm mất niềm tin và xâm hại quyền lợi của người có tài sản đấu giá, gây thất thoát cho ngân sách nhà nước.
Đại biểu Thân Đức Nam (Đà Nẵng) dẫn chứng về trường hợp gây thất thoát lớn cho tài sản nhà nước khi một địa phương giao cho một trung tâm đấu giá 3 ha đất, trong tiêu chí đấu giá là quy hoạch trung tâm thương mại. Với giá khởi điểm là 30 triệu đồng/m2, các nhà đầu tư thấy không khả thi và không tham gia. Sau đó, một nhà đầu tư khác được chỉ định mua hồ sơ đấu giá dự án này. Sau khi mua lại, nhà đầu tư này xin chuyển đổi mục đích từ trung tâm thương mại thành nhà ở chia lô, chung cư và khách sạn. Như vậy, giá đất tăng gấp đôi từ 30 triệu lên 60 triệu đồng/m2. Theo đại biểu, đây là cách thay đổi một quy hoạch khi đưa ra đấu giá để “bẫy” các nhà đầu tư khác.
“Đây chính là kẽ hở làm thất thoát tài sản của nhà nước. Cần quy định đưa ra tiêu chí và đấu giá phải thực hiện đúng như yêu cầu ban đầu. Nếu điều chỉnh quy hoạch vì một lý do nào đó khách quan, nhà đầu tư phải nộp thêm tiền vào ngân sách, nếu không người đưa ra đấu giá, đưa ra chủ trương phải chịu trách nhiệm làm thất thoát ngân sách”, đại biểu Thân Đức Nam nói.
Từ thực tế này, đại biểu Thân Đức Nam đề nghị dự án luật này cần phải tập trung chế định chặt chẽ, không để những chỗ hở cho những người tiêu cực lợi dụng, kể cả xem xét tính đồng bộ của các luật pháp có liên quan khác.
Xử lý nợ xấu không chỉ trong ngành ngân hàng
Góp ý về phạm vi tài sản đấu giá, nhiều đại biểu đề nghị bổ sung quy định về việc đấu giá nợ xấu, tài sản đảm bảo. Đại biểu Trần Văn Minh (Quảng Ninh) dẫn số liệu cho thấy việc xử lý nợ xấu của VAMC thời gian qua đạt thấp, chỉ bằng 7,7% tổng số nợ mua về, trong đó bán nợ xấu chỉ đạt 1,46% và bán tài sản đảm bảo chỉ đạt 0,58%, một tỷ lệ rất nhỏ khiến cho nợ xấu vẫn là “cục máu đông” của nền kinh tế.
Theo đại biểu, hạn chế trong xử lý nợ xấu có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là thiếu hành lang pháp lý đủ mạnh. Để việc xử lý nợ xấu được nhanh chóng, hiệu quả, đại biểu đề nghị thiết kế luôn trong Luật Đấu giá tài sản một chương riêng về hoạt động đấu giá của VAMC, tạo tiền đề quan trọng để sớm hình thành nên thị trường mua bán nợ.
Cho rằng việc đưa quy định về xử lý nợ xấu vào luật là cần thiết, nhưng đại biểu Thân Đức Nam đề nghị phải mở rộng phạm vi áp dụng quy định cho các công ty mua, bán nợ, đặc biệt là công ty mua, bán nợ của Bộ Tài chính, vì việc xử lý nợ xấu hiện nay không chỉ có một mình VAMC.
Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Trần Du Lịch (TP.Hồ Chí Minh) cho rằng, việc tạo hành lang pháp lý, phát triển thị trường cho các công ty mua bán và xử lý nợ là rất quan trọng, và không có lý do nào quy định đấu giá nợ xấu, tài sản đảm bảo chỉ áp dụng với hoạt động mua bán nợ của ngân hàng.
“Nợ xấu là bạn đồng hành của kinh tế thị trường, việc mua bán nợ là rất bình thường. Tôi đề nghị phải chế định bình thường để cho tất cả các công ty mua bán nợ xử lý tài sản, không nên xem việc mua bán nợ hiện nay là cá biệt”, đại biểu Trần Du Lịch đề nghị.
Ngoài ra, đại biểu Phạm Huy Hùng (Hà Nội) đề nghị cần quy định cụ thể, minh bạch việc đấu giá nợ xấu, đấu giá tài sản bảo đảm, nợ xấu ngay tại Luật Đấu giá tài sản, không giao Chính phủ quy định cụ thể về nội dung này.
Bảo vệ quyền lợi của người trúng đấu giá ngay tình
Nhiều đại biểu cũng góp ý nội dung về quyền lợi, nghĩa vụ của người trúng đấu giá. Theo đại biểu Lê Đắc Lâm (Bình Thuận), trên thực tế còn nhiều trường hợp bàn giao tài sản cho người mua tài sản đấu giá mới thi hành án, tài sản giao dịch bảo đảm gặp rất nhiều khó khăn vướng mắc dẫn đến tình trạng người mua được tài sản đấu giá ngay tình chịu nhiều rủi ro, quyền lợi hợp pháp bị ảnh hưởng do không nhận được tài sản.
Cùng phản ánh này, đại biểu Nguyễn Văn Bình (Hải Phòng) nêu dẫn chứng về trường hợp người đấu giá ngay tình (bà Phạm Thị Tự, Hải Phòng) sau 17 năm chưa được sử dụng tài sản của mình.
Để khắc phục tình trạng này, nhiều đại biểu đề nghị luật cần phải quy định cụ thể, chặt chẽ quyền của người trúng đấu giá, trách nhiệm của cơ quan bán đấu giá phải thực thi việc đấu giá tài sản như thế nào để bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người trúng đấu giá.
Hoàng Yến
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Nga và Ukraine trao đổi hơn 300 tù binh trước thềm năm mới
- ·Mbappe lu mờ trước Lewandowski, Real Madrid thua đậm Barcelona
- ·Xác định 8 trận đấu ở vòng 1/8 cúp Quốc gia 2024/2025
- ·U17 Việt Nam 'đá ma' nửa trận có đáng bị chê bai?
- ·Bắt giam tài xế xe tải gây tai nạn khiến nữ du khách tử vong
- ·Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp vô địch giải Futsal sinh viên Hà Nội 2024
- ·Đánh bại Chelsea, Liverpool trở lại ngôi đầu
- ·Hòa U17 Yemen, U17 Việt Nam qua vòng loại U17 châu Á
- ·Samsung Galaxy Note 8 sẽ có màn hình siêu khủng, lớn hơn cả S8+
- ·Trực tiếp bóng đá Hòa Bình 0
- ·Chăm lo cho đoàn viên, người lao động có cái tết vui tươi, hạnh phúc
- ·Nhận định bóng đá Hòa Bình vs Bình Phước: Công Phượng đối đầu 'siêu nhân'
- ·Lý Tiểu Long bại trận trước diễn viên đóng thế ở Hollywood
- ·Vì sao tuyệt kỹ Lý Tiểu Long bị đề nghị cấm sử dụng?
- ·Xuất cấp hơn 1.128 tấn gạo dự trữ quốc gia cho tỉnh Gia Lai dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt
- ·Xác định 16 đội bóng dự giải U17 châu Á 2025
- ·Cận cảnh cú đạp rợn người khiến tuyển thủ U23 Việt Nam nằm sân
- ·Tái hiện ấn tượng các CLB V.League trong đoạn phim về mùa giải 2024
- ·Phần mềm độc hại mới nhắm vào webcam và camera giám sát
- ·Không có penalty, Ronaldo thua Messi