会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【nhận định dortmund vs】Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả ở xã nông thôn mới!

【nhận định dortmund vs】Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả ở xã nông thôn mới

时间:2024-12-23 22:32:20 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:944次

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao hiệu quả sản xuất đã giúp phát triển kinh tế hộ gia đình,ểnđổicơcấucytrồnghiệuquảởxnngthnmớnhận định dortmund vs góp phần xây dựng nông thôn mới (NTM) đáng sống ở vùng quê.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả giúp người dân nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

Chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Đến thăm mô hình trồng vú sữa bơ hồng của ông Lê Thanh Tuyền, ở ấp Láng Hầm C, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, thời điểm gia đình ông tập trung chăm sóc vườn cây đang bắt đầu cho trái. Ông Tuyền cho biết: “Trước đây, vườn này trồng các loại cây ăn trái như mít, đu đủ, nhưng thu nhập không cao, kinh tế bấp bênh và bị ảnh hưởng khá nhiều bởi thị trường. Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu và được địa phương tạo điều kiện, tôi mạnh dạn chuyển sang trồng giống cây vú sữa bơ hồng với diện tích 10 công tầm lớn. Sau thời gian chăm sóc, cây phát triển tốt, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng tại địa phương nên cho năng suất cao hơn nhiều so với các loại cây khác, trái ra to, vỏ màu vàng tươi đẹp mắt, thịt dày mọng nước, ít hạt và có vị ngọt thanh nên rất được ưa chuộng, giá bán cũng cao hơn vú sữa truyền thống, dao động từ 40.000-50.000 đồng/kg”. Sau 5 năm, vừa học, vừa tích lũy kinh nghiệm, đến nay mô hình trồng vú sữa của gia đình ông Tuyền đã cho thu hoạch ổn định, với 850 gốc vú sữa, mỗi lần thu hoạch cho năng suất từ 35-40 tấn, lợi nhuận khoảng 1 tỉ đồng/năm.

Tương tự, ông Nguyễn Viết Hùng, ở ấp Tân Thạnh Tây, xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, đã được Trạm khuyến nông huyện hướng dẫn, tư vấn kỹ thuật và tham gia thực hiện mô hình trồng mít theo tiêu chuẩn GlobalGAP, hiện rất thành công với mô hình vì vườn mít của ông cho thu nhập cao hơn. Ông Hùng chia sẻ: “Nhờ trồng cây mít Thái này mà thu nhập của gia đình đã tăng lên. Với diện tích 1ha, qua chăm sóc theo dõi và bao trái có trên 10.000 trái. Giá bán mít hiện nay khoảng 28.000 đồng/kg, trong vụ này vườn nhà tôi cho thu hoạch gần 300 triệu đồng”.

Nhờ những hiệu quả thiết thực, nhiều nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, kết hợp với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, những mô hình này không chỉ mang lại thu nhập ổn định, cao hơn so với canh tác truyền thống, mà còn góp phần xây dựng nền nông nghiệp xanh, bền vững. Qua đó, các địa phương đã từng bước thúc đẩy việc xây dựng NTM, phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại và thân thiện với môi trường. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với nhu cầu thị trường, gắn với công nghệ và phương pháp canh tác tiên tiến đang là xu hướng tất yếu, góp phần vào sự phát triển ổn định, lâu dài của kinh tế nông thôn.

Động lực cho xây dựng NTM

Xác định phát triển kinh tế là mục tiêu quan trọng nên những năm qua các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh luôn thực hiện nhiều biện pháp giúp người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Trong đó, tập trung triển khai các giải pháp ưu tiên cho phát triển nông nghiệp, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, khuyến khích, hỗ trợ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế gắn với tiềm năng, thế mạnh tại địa phương. Nhờ đó, đời sống người dân được cải thiện rõ nét, kinh tế địa phương vững mạnh, tạo động lực để thúc đẩy, xây dựng NTM.

Để tiếp tục xây dựng, nâng chất các tiêu chí NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, các địa phương tích cực tuyên truyền, khuyến khích các hộ nông dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính để người dân tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi phát triển sản xuất, nhiều chương trình vận động người dân hiến đất, góp công, góp sức đầu tư, xây dựng các tuyến đường phục vụ việc đi lại, vận chuyển nông sản. Bên cạnh đó, thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các lớp đào tạo nghề, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP vào sản xuất cho người dân.

Ông Phạm Quốc Việt, Chủ tịch UBND xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, cho biết: Trong thời gian tới, xã Thạnh Xuân sẽ phối hợp với Phòng NN&PTNT và các cơ quan chức năng của huyện để tổ chức, hướng dẫn, tập huấn các lớp về áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc canh tác, cũng như thực hiện các loại cây trồng có giá trị. Hiện nay, xã đang tập trung chủ yếu vào các loại cây chủ lực, thay đổi từ cây cam mật và cây cam xoàn sang trồng các loại cây mới như măng cụt, vú sữa Lò Rèn, chôm chôm,… có giá trị kinh tế cao hơn. Đây là những giống cây còn mới với địa phương, được xã định hướng nhân rộng trong thời gian tới để phát triển kinh tế cho người nông dân, giúp đạt năng suất cao, canh tác nông nghiệp hiệu quả, góp phần xây dựng, duy trì và nâng chất tiêu chí NTM kiểu mẫu tại địa phương.

MAI THANH

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Dự trữ 11.000 tỷ đồng hàng hóa cho các nhu cầu cấp bách
  • Becamex Bình Dương cần bứt phá mạnh mẽ
  • Tư duy đột phá trong phát triển của Quảng Trị
  • TP. Cao Lãnh
  • Thả thiên nga ở Hồ Gươm: Chuyên gia nói gì?
  • Tuyển thủ Việt Nam thua đội bóng có 2.000 cầu thủ nhí
  • Khởi công dự án đường ven biển Quảng Bình
  • Giải vô địch bóng đá nam huyện Phú Giáo 2022:Xã Phước Hoà giành chức vô địch
推荐内容
  • Quảng Ninh: Khởi tố hình sự đối tượng vận chuyển tiền trái phép qua biên giới
  • Chung kết Giải Bóng đá Mini Nam
  • Vòng 22 Night Wolf V.League 2022, Becamex Bình Dương
  • Không lùi tiến độ Dự án tuyến đường bộ ven biển đoạn qua địa bàn Hải Phòng
  • Tổng cục QLTT: Nhận được gần 1,6 tỷ đồng sau 3 ngày phát động chiến dịch ủng hộ miền Trung
  • Giải Marathon Quốc tế thành phố mới Bình Dương năm 2022