【kqbd vdqg vn】Bài 3: “Điểm sáng” trong giải ngân vốn đầu tư công tại địa phương
Loạt bài: Giải ngân vốn đầu tư công: Thấy gì từ những “top” đầu cả nước?àiĐiểmsángtronggiảingânvốnđầutưcôngtạiđịaphươkqbd vdqg vn |
Bài 2: Cách làm hay từ những điển hình khối bộ, ngành |
Tiền Giang là một trong những địa phương có tỷ lệ giải ngân đầu tư công cao nhất cả nước. Ảnh tư liệu |
Nói về các địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công (ĐTC) cao nhất cả nước không thể không nhắc đến tỉnh Tiền Giang, bởi từ nhiều năm nay địa phương này luôn nằm trong top đầu của cả nước với tỷ lệ giải ngân rất cao. Và trong năm 2024 này, tính đến hết tháng 9 vừa, tỉnh đã giải ngân được khoảng trên 3.852 tỷ đồng, đạt 67,9% tổng kế hoạch vốn năm 2024 của tỉnh (trên 5.673,6 tỷ đồng) và đạt 69% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (trên 5.583,6 tỷ đồng). Hiện Tiền Giang đang đứng thứ 3 cả nước về tỷ lệ giải ngân cao.
Chia sẻ bí quyết để có được thành công, ông Nguyễn Đình Thông - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tiền Giang cho biết, như nhiều địa phương trong cả nước, tỉnh Tiền Giang cũng gặp phải không ít khó khăn trong quá trình thực hiện dự án và giải ngân. Tuy nhiên, xác định ĐTC chính là “bệ phóng” đưa nền kinh tế của địa phương phát triển nên tỉnh Tiền Giang đã chú trọng tập trung cho công tác này.
Một trong những giải pháp đã được tỉnh Tiền Giang làm tốt trong nhiều năm vừa qua đó là công tác chuẩn bị đầu tư (đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến cho việc giải ngân vốn bị chậm). Theo đó, ngoài việc nâng cao chất lượng của công tác chuẩn bị đầu tư, ngay từ kỳ họp thường lệ giữa năm 2023, UBND tỉnh Tiền Giang đã trình HĐND tỉnh thông qua dự kiến kế hoạch ĐTC năm 2024, làm cơ sở cho chủ đầu tư chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng thực hiện dự án.
Một giải pháp nữa cũng được tỉnh Tiền Giang thực hiện hiệu quả đó là giao vốn sớm cho các chủ đầu tư. Theo đó, việc phân bổ vốn chi tiết đã được tỉnh hoàn thành trước ngày 15/12/2023. Song song với việc giao vốn, tỉnh Tiền Giang còn theo sõi sát tình hình triển khai đầu tư xây dựng, giải ngân các dự án. Đặc biệt là kịp thời điều chuyển vốn từ những công trình dự án có khối lượng thấp sang các công trình, dự án có khối lượng cao; đôn đốc chủ đầu tư, nhà thầu thực hiện nghiệm thu, thanh toán vốn ngay khi có khối lượng hoàn thành….
“Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp, cùng việc thường xuyên tổ chức các đoàn đi kiểm tra thực tế công tác giải ngân nên các khó khăn, vướng mắc đã được tỉnh tháo gỡ kịp thời, từ đó giúp cho công tác giải ngân được thuận lợi” - ông Thông chia sẻ.
Cách làm quyết liệt của Nam Định
Cùng thuộc top các địa phương giải ngân cao, tỉnh Nam Định cũng có những cách làm rất quyết liệt.
Ông Phạm Đình Nghị - Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định cho biết, năm 2024, tỉnh được Thủ tướng Chính phủ giao trên 4.649 tỷ đồng, HĐND tỉnh giao thêm 4.400 tỷ đồng, theo đó tổng vốn ĐTC của tỉnh phải giải ngân trong năm 2024 là 9.049 tỷ đồng.
Để giải ngân lượng vốn lớn này, các cấp chính quyền, các ngành chức năng của tỉnh đã nỗ lực không ngừng trong cải thiện quy trình, chủ động đẩy nhanh tất cả các phần việc liên quan. Cũng giống như tỉnh Tiền Giang, ngay trong các kỳ họp từ năm 2023, UBND tỉnh Nam Định đã chủ động trình HĐND tỉnh kế hoạch dự kiến ĐTC năm 2024, nhờ đó các nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư (thủ tục đầu tư, công tác giải phóng mặt bằng…) đã được thực hiện sớm.
Công tác chỉ đạo điều hành được tỉnh Nam Định cũng được duy trì xuyên suốt ngay từ đầu năm ở mức quyết liệt tại tất cả các cấp chính quyền, các ngành chức năng. Đồng thời, hàng tuần, UBND tỉnh đều họp, kiểm điểm và đốc thúc tiến độ đầu tư các dự án trọng điểm, giải ngân vốn vốn ĐTC.
Một điểm nhấn quan trọng giúp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ĐTC của tỉnh Nam Định được ông Nghị nhấn mạnh đến chính là tinh thần “vượt nắng, thắng mưa”, “3 ca, 4 kíp”, thậm chí “làm xuyên ngày nghỉ, xuyên ngày lễ” tại các dự án trọng điểm thời gian qua như: Dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Nam Định; Cầu Đống Cao bắc qua sông Đào thuộc tuyến đường trục phát triển nối vùng kinh tế biển tỉnh Nam Định với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình… nên tỷ lệ giải ngân của các dự án này rất cao, góp phần đưa tỷ lệ giải ngân của toàn tỉnh tăng cao.
Đặc biệt, theo ông Nghị, Nam Định cũng bị thiệt hại nặng nề bởi cơn bão Yagi vào đầu tháng 9 vừa qua. Tuy nhiên, các địa phương trong tỉnh đã khắc phục hậu quả rất nhanh, không để bất cứ công trình sử dụng vốn ngân sách nào phải tạm dừng, do đó tiến độ thi công vẫn đảm bảo.
Với các giải pháp đã thực hiện, hết tháng 9/2024, tỉnh Nam Định giải ngân được khoảng trên 5.663,1 tỷ đồng, đạt 121,8% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và đạt 60,8% tổng kế hoạch vốn.
Tỉnh miền núi vượt khó lọt top đầu về giải ngân
Là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, nhưng trong nhiều năm trở lại đây, Lào Cai luôn góp mặt trong top các địa phương dẫn đầu cả nước về giải ngân vốn ĐTC. Đây chính là “phần thưởng” cho những nỗ lực của địa phương để vươn lên trở thành "điểm sáng" về giải ngân không chỉ đối với những tỉnh miền núi mà còn đối với cả nước.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 9/2024, tỷ lệ giải ngân vốn ĐTC của tỉnh Lào Cai ước đạt 75,3% kế hoạch, trong khi tỷ lệ trung bình của cả nước mới đạt 47,29%. Với tỷ lệ này, hiện Lào Cai đứng thứ 6 cả nước về tỷ lệ giải ngân cao.
Để có được thành công này phải kể đến sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị tại địa phương ngay từ đầu năm. Đồng thời, để thúc đẩy việc “tiêu tiền” cho các công trình, dự án, UBND tỉnh Lào Cai đã yêu cầu các sở, ngành, huyện, thị ban hành kế hoạch và cam kết giải ngân chi tiết theo từng nguồn vốn của dự án, phân công lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện cho từng dự án; đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn ĐTC ngay từ những ngày đầu năm 2024, đặc biệt là các dự án trọng điểm, các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội…
Về việc đảm bảo nguồn vốn và thanh toán kịp thời cho các dự án ĐTC trên địa bàn, ông Vũ Trọng Cường - Giám đốc Kho bạc Nhà nước (KBNN) Lào Cai cho biết, đơn vị đã tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan để nhanh chóng tháo gỡ các vướng mắc. Đồng thời, đơn vị đã làm tốt công tác kế toán, thanh toán đảm bảo thông suốt, an toàn, chính xác, cung cấp thông tin đầy đủ kịp thời phục vụ công tác điều hành ngân sách nhà nước của chính quyền địa phương.
Đặc biệt ông Cường cho biết, để nguồn vốn đầu tư đến được các công trình một cách nhanh chóng, KBNN Lào Cai đã đôn đốc các chủ đầu tư bằng cả văn bản cũng như qua điện thoại việc hoàn thiện hồ sơ ngay khi có khối lượng hoàn thành, tránh để dồn việc thanh toán vốn vào cuối năm, vừa gây áp lực cho kho bạc lại vừa làm giảm hiệu quả của nguồn vốn. Bên cạnh đó, KBNN Lào Cai đã thông báo thời gian và thủ tục thanh toán đến các chủ đầu tư để chủ động thanh toán, tránh tình trạng bỏ sót hoặc phải chuyển nguồn sang năm sau…
Mặc dù các địa phương này đang có tiến độ giải ngân tốt nhưng từ nay đến cuối năm vẫn còn khó khăn tiềm ẩn. Do đó, để giải ngân hết nguồn vốn khi kết thúc năm, các địa phương này vẫn đang quyết liệt đôn đốc tiến độ giải ngân các công trình, dự án để góp phần đưa tỷ lệ giải ngân của cả nước đạt trên 95% như kế hoạch Thủ tướng Chính phủ đã giao.
Giảm ít nhất 30% thời gian thực hiện thủ tục hành chính liên quan tới giải ngân vốn đầu tư công Trước tiến độ giải ngân của cả nước còn chậm, ngày 8/10 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 104/CĐ-TTg đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ, giảm ít nhất 30% thời gian thực hiện các thủ tục hành chính liên quan tới việc giải ngân vốn ĐTC, đẩy mạnh công tác thanh toán, quyết toán vốn ĐTC, không để tồn đọng khối lượng đã thực hiện nhưng không được thanh toán, không để dồn thanh toán vào cuối năm… |
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Chấn chỉnh tình trạng bán thuốc giả
- ·Hàn Quốc khuyến khích phát triển dự án đầu tư BTL, giảm chi từ ngân sách
- ·Hà Nội bắn pháo hoa tại 30 quận, huyện dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023
- ·Hà Nội đồng ý cho thí điểm thuê xe đạp công cộng
- ·Giá xăng giảm 900 đồng, dầu giảm trên 1.000 đồng/lít
- ·Huy động khoảng 364.585 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới
- ·Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng trở lại
- ·Phát triển hệ thống công nghệ để xử lý tập trung qua cổng thông tin một cửa quốc gia
- ·Giá điện sẽ được giữ nguyên trong năm nay
- ·Khai mạc Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII
- ·Mưa lũ nghiêm trọng, thủy điện Rào Trăng 3 bị sạt lở: Khẩn trương cứu nạn cứu hộ, bảo đảm an toàn hồ
- ·Quảng Nam: Ngân sách thu 3,9 tỷ đồng từ xử lý vi phạm về thị trường
- ·Miền Bắc đón đợt lạnh đầu mùa, nhiệt độ giảm sâu
- ·Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Cần chuyển nhanh từ tiểu ngạch sang chính ngạch
- ·Buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn phức tạp cần siết chặt phòng chống
- ·Hà Nội: Đình chỉ toàn bộ quán karaoke trên địa bàn huyện Hoài Đức
- ·Khánh thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe theo tiêu chuẩn Nhật Bản
- ·Infographics: Điểm sáng kinh tế Việt Nam 2018
- ·Hàng Việt nâng cao sức cạnh tranh nhờ đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý
- ·Chuẩn bị kỹ điều kiện để bộ máy mới hoạt động thông suốt và an toàn