【bxh ajax】Nhà máy Đường Khánh Hòa tăng giá và cam kết thu mua hết mía
Sau khi khắc phục xong sự cố môi trường xảy ra đêm ngày 12/3 vừa qua,ĐườngKhnhHatănggivcamkếtthumuahếbxh ajax Nhà máy Đường Khánh Hòa (nhà máy) thuộc Công ty TNHH Đường Khánh Hòa, đóng ở xã Cam Thành Bắc, huyện Cam Lâm đã hoạt động trở lại và cam kết mua hết số mía mà người dân đã ký bán theo hợp đồng.
Đồng thời, tăng giá mía để chia sẻ với người dân gặp khó khăn do mía chậm được thu mua.
Theo đó, nhà máy tăng giá mía từ ngày 11/5 và mua hết mía cho đến khi kết thúc vụ mía này, dự kiến vào cuối tháng 6 tới. Cụ thể, nhà máy tăng 50.000 đồng/tấn mía sạch không phân biệt chữ đường (ccs). Mía dưới 10ccs được thanh toán bằng mía có 10ccs. Mía có 10 ccs trở lên thanh toán theo thực tế. Đối với những hộ còn mía mà chưa có hợp đồng, cần sớm ký hợp đồng với nhà máy để tránh tồn đọng mía khi kết thúc vụ.
Hiện nay, đơn giá cơ bản mà nhà máy áp dụng mua mía sạch 10ccs tại ruộng là 920.000 đồng/tấn. Việc tăng giá mía được nhà máy áp dụng cho các vùng sản xuất mía của ba tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Đắk Lắk. Ước tính tổng sản lượng mía mà nhà máy cần thu mua cho người dân là 250.000 tấn.
Theo UBND huyện Cam Lâm, nhà máy bị sự cố khiến nước thải chưa qua xử lý tràn ra đầm Thủy Triều gây chết cá, tôm của 30 hộ, thiệt hại khoảng trên 8,8 tỷ đồng.
Trong khi đó ông Hồ Thọ, Phó Chủ tịch UBND xã Cam Thành Bắc cho biết, xã đã kiến nghị với UBND huyện bổ sung thêm 8 hộ nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do sự cố nhà máy, nâng số hộ có đơn yêu cầu bồi thường là 38 hộ, với tổng diện tích ao, đìa khoảng 14,8ha. Cũng theo ông Thọ, các hộ nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại đang mong được nhà máy sớm đền bù để đầu tư sản xuất, vì đang là vụ chính.
Đêm 12 đến rạng sáng 13/3, nước thải chưa qua xử lý của nhà máy đã tràn ra đầm Thủy Triều với lưu lượng 20m3/giờ. Nguyên nhân là do hệ thống nhiệt cấp hơi cao của nhà máy gặp sự cố làm cho đường tại hệ thống cô đặc bị cháy, lượng nước thải phát sinh đã làm cho hệ thống xử lý nước thải quá tải, xử lý không đạt tiêu chuẩn môi trường.
Ngay sau đó, Sở Tài nguyên và Môi trường Khánh Hòa đã yêu cầu nhà máy ngừng hoạt động để khắc phục sự cố. Đến ngày 8/4, Sở Tài nguyên và Môi trường Khánh Hòa cho phép nhà máy hoạt động trở lại. Tuy nhiên, đến ngày 12/4 Sở Tài nguyên và Môi trường Khánh Hòa phát hiện nhà máy xả nước thải không đúng quy định, đồng thời đề xuất UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo nhà máy ngừng hoạt động để thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
Ngày 20/4, UBND tỉnh Khánh Hòa đã đồng ý với đề xuất này của Sở Tài nguyên và Môi trường, yêu cầu nhà máy phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng gây ô nhiễm môi trường, vận hành hệ thống xử lý nước thải đúng quy trình… Ngày 12/5, nhà máy hoạt động trở lại.
Theo Nguyên Lý (TTXVN)
(责任编辑:La liga)
- ·Tổng cục Thuế chỉ đạo quản lý thuế đối với giao dịch “lan đột biến”
- ·Nghệ thuật mãi mãi yên lành
- ·Vướng mắc đối với nguyên phụ liệu NK chuyển tiêu thụ nội địa
- ·Đất Việt Tour
- ·Sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ: Đề xuất bổ sung nội dung chuyển đổi số
- ·Hai bức tranh quý của hoạ sĩ Lê Huy Miến tại chùa Ba La Mật
- ·Chân dung cô gái quyến rũ bị bắt cùng CEO Telegram ở Pháp
- ·Mục đích của Ukraine khi tấn công các cây cầu của Nga ở Kursk
- ·Hà Nội tạm dừng hoạt động các quán ăn đường phố, quán cà phê, di tích từ 17h00 ngày 03/5/2021
- ·Thưởng lãm phong cách mỹ thuật của Hàn Quốc
- ·PV GAS lần thứ 8 liên tiếp lọt vào Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2020
- ·Huế và triều Nguyễn
- ·Tổng thống Nga Putin tới thăm quốc gia thành viên ICC
- ·Thọ Xuân vương phúc thọ bậc nhất
- ·Saigontourist bị phạt 50 triệu vì phát ấn phẩm có đường lưỡi bò
- ·Cá voi 'điệp viên' của Nga bị bắn chết
- ·Thời sự & nhân văn
- ·Du lịch Huế phát triển thị trường khách quốc tế
- ·Giải đấu Tiền Phong Golf Championship 2020: Hứa hẹn cuộc tranh tài của các golfer hàng đầu
- ·Tàu chiến Malaysia chìm sau khi va chạm vật thể dưới nước