【kết quả bóng đá giải hạng nhất】JP Morgan: Giá mục tiêu cổ phiếu Masan (MSN) là 102.000 đồng/CP
JP Morgan: Giá mục tiêu cổ phiếu Masan (MSN) là 102.000 đồng/CP
JP Morgan,ámụctiêucổphiếuMasanMSNlàđồkết quả bóng đá giải hạng nhất một trong những tổ chức tài chính hàng đầu thế giới vừa công bố báo cáo định giá với cổ phiếu MSN (Công ty cổ phần Tập đoàn Masan – Masan Group), với giá mục tiêu 102.000 đồng/cổ phiếu.
Tiềm năng tăng giá 26%, cơ hội mua vào tốt
JP Morgan đưa giá mục tiêu tháng 12/2024 cho cổ phiếu MSN là 102.000 đồng, mức tăng tiềm năng khoảng 26%. P/E mục tiêu cho năm 2024 là 34 lần và EV/EBITDA là 12 lần.
MSN là tập đoàn hàng tiêu dùng hàng đầu tại Việt Nam với danh mục sản phẩm tiêu dùng đa dạng bao gồm gia vị, mì ăn liền, nước tăng lực và thịt chế biến, và đang mở rộng mạng lưới bán lẻ hiện đại.
“Chúng tôi tin rằng MSN đang tạo dựng hệ sinh thái tiêu dùng mạnh mẽ, giúp gia tăng thị phần khách hàng, và công ty định vị mình là một trong những đại diện xuất sắc của ngành tiêu dùng Việt Nam. Chúng tôi lạc quan về cơ hội tăng trưởng trong lĩnh vực bán lẻ hiện đại, nơi MSN dẫn đầu về số lượng điểm bán và đang tiếp tục mở rộng thị phần”, báo cáo của JP Morgan cho biết.
So sánh với Trung Quốc và Thái Lan trước năm 2010, thị trường tiêu dùng tại Việt Nam đang ở “thời điểm vàng” của sự phát triển thương mại hiện đại và có tiềm năng định giá lớn trong tương lai. Theo JP Morgan, thị trường tiêu dùng khó khăn nửa đầu năm là cơ hội mua tốt cho câu chuyện tăng trưởng hấp dẫn trong nhiều năm tới của cổ phiếu này.
Vị thế dẫn đầu thị trường bán lẻ đầy tiềm năng
Thị trường bán lẻ hiện đại tại Việt Nam có độ thâm nhập còn thấp, ở mức 12% so với tỷ lệ 20-45% ở các nước thành viên ASEAN, và có mức độ sử dụng kênh marketing để tạo lợi thế cạnh tranh vừa phải so với khu vực.
Từ khi tiếp quản hoạt động kinh doanh từ Vingroup vào năm 2019, MSN đã đẩy mạnh tăng 7% thị phần trong lĩnh vực bán lẻ thương mại hiện đại (vượt qua Co-op, một công ty chưa niêm yết, để trở thành công ty dẫn đầu thị trường vào năm 2022). Đồng thời, đơn vị này còn cải thiện biên EBITDA lên tới 10%.
Về tiềm năng của thị trường, câu chuyện tăng trưởng tiêu dùng của Việt Nam rất hấp dẫn. Với dân số gần 100 triệu người, trong đó một nửa dưới 32 tuổi, Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng GDP bình quân đầu người ấn tượng 7,1% CAGR từ năm 2017, lên đến hơn 4.000 USD vào năm 2022 - mức cao nhất trong số các nước ASEAN/các thị trường mới nổi. Chính phủ đề ra mục tiêu nâng mức GDP bình quân đầu người lên 7.500 USD vào năm 2030 và 10.000 USD vào năm 2035.
"Chúng tôi tin rằng Việt Nam đang chứng kiến thời kỳ vàng của tăng trưởng tiêu dùng cũng như cổ phiếu ngành tiêu dùng. Với GDP bình quân đầu người và tốc độ đô thị hóa tương đương với Trung Quốc và Thái Lan trước năm 2010, quốc gia này đã và đang bước vào giai đoạn tăng trưởng của thương mại hiện đại, tạo cơ hội cho các công ty thuộc ngành hàng tiêu dùng gia tăng định giá trong nhiều năm tới”, JP Morgan cho biết.
Trong bối cảnh đó, Masan Group là một đại diện tiêu biểu của tiêu dùng Việt Nam, với danh mục sản phẩm tiêu dùng trải dài (gia vị, mì ăn liền, nước tăng lực và thịt chế biến), và mạng lưới bán lẻ hiện đại rộng khắp toàn quốc. Thông qua các hoạt động M&A và mở rộng tự nhiên, Công ty đã và đang xây dựng hệ sinh thái công nghệ tiêu dùng theo chiến lược 'Point of Life', nhằm tối đa hóa thị phần chi tiêu của người tiêu dùng.
Masan Group đang chiếm đến 24% thị phần trong thị trường bán lẻ hiện đại của Việt Nam, chiếm vị trí dẫn đầu trong phân khúc siêu thị mini và đã liên tục cải thiện khả năng sinh lời.
“Theo quan điểm của chúng tôi, điều này làm cho cổ phiếu MSN trở thành một trong những đại diện tốt nhất cho câu chuyện tiêu dùng hấp dẫn của Việt Nam”, báo cáo nhận định.
Động lực từ phân bổ vốn
Theo JP Morgan, Masan Group đang có kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng thông qua các chiến lược khác nhau ở các giai đoạn chu kỳ kinh doanh khác nhau. Đối với danh mục hàng tiêu dùng, Masan quản lý khả năng sinh lời tương đối ổn định bằng cách cân bằng việc cải tiến lợi nhuận ở các phân khúc trưởng thành, song song đó là đầu tư vào mở rộng danh mục và tung ra sản phẩm mới (NPD).
Đối với các công ty thành viên còn non trẻ như MEATLife và WinCommerce, Tập đoàn ưu tiên thúc đẩy doanh thu thay vì lợi nhuận (ví dụ: giảm giá các sản phẩm thịt để tăng thị phần) trong thời gian ngắn. Cải thiện doanh thu theo thời gian sẽ thúc đẩy lợi nhuận cao hơn thông qua quy mô kinh tế (cải thiện chi phí) trong tương lai.
Thông qua việc M&A mảng kinh doanh liên quan đến người tiêu dùng và thoái vốn khỏi mảng kinh doanh thức ăn chăn nuôi vào năm 2021, các dự án, tài sản liên quan đến hệ sinh thái người tiêu dùng của Masan đã tăng từ khoảng 30% năm 2015 lên 44% vào năm 2022. Từ góc nhìn doanh thu, phân khúc kinh doanh liên quan đến người tiêu dùng đã tăng từ 43% năm 2015 lên 94% doanh thu vào năm 2022.
"Theo quan điểm của chúng tôi, những nỗ lực phân bổ vốn gần đây của Masan nhằm định hướng rõ ràng hơn việc trở thành một công ty lấy người tiêu dùng làm trọng tâm", báo cáo của JP Morgan nhận định.
- ·Cổ tích thời @
- ·Bài 1: Sầu riêng
- ·Giá vàng miếng SJC tiếp đà tăng thêm 1 triệu đồng/lượng, lên sát mốc 90 triệu đồng
- ·Tôn vinh người hiến nhóm máu hiếm Rh âm
- ·Vững tin vào năm mới!
- ·“Mách bạn” cách chuyển tiền định cư an toàn cho cuộc sống an vui
- ·Nga phá âm mưu đầu độc binh sĩ, Ukraine bị tố tấn công nhà máy Zaporizhzhia
- ·Hơn 1.000 đoàn viên, thanh niên tham gia Ngày hội hiến máu tình nguyện Chủ nhật Đỏ
- ·Valentine không anh!
- ·Bộ Y tế yêu cầu giám sát, phát hiện các ca mắc viêm não mô cầu tại Bắc Kạn
- ·Tình yêu em trao gửi nhầm người
- ·Tặng 200K khi mở mới và chi tiêu thẻ MB JCB tại UNIQLO
- ·Đề xuất đến hết năm 2025, áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử trên cả nước
- ·Bệnh ho gà có dễ thành dịch lớn?
- ·Chồng tôi bảo: 'Muốn ly hôn phải có 30 triệu'
- ·Tôn vinh gương sáng nhân đạo
- ·Tỷ giá hôm nay (31/10): Đồng USD đồng loạt giảm, “chợ đen” tiếp tục trượt dốc
- ·NATO không định gửi quân tới Ukraine, không xem Nga là mối đe dọa
- ·Trót dại phá thai, có nên kết hôn với người mới?
- ·Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế năm sau cao hơn năm trước