【tỷ số bóng đá hôm】Lạng Sơn: Nền tảng cửa khẩu số có giải được bài toán ùn ứ hàng hóa XNK?
Lạng Sơn: Áp dụng quy trình mới trong sử dụng,ạngSơnNềntảngcửakhẩusốcógiảiđượcbàitoánùnứhànghótỷ số bóng đá hôm khai thác Nền tảng cửa khẩu số | |
Lạng Sơn: Hơn 29.000 phương tiện khai báo trực tuyến trên Nền tảng cửa khẩu số | |
Tổng cục Hải quan chia sẻ dữ liệu với nền tảng cửa khẩu số của tỉnh Lạng Sơn | |
Phương án nào giải quyết ùn tắc hàng hóa tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn)? | |
Lạng Sơn: Doanh nghiệp, đại lý hải quan bắt buộc phải khai báo thông tin trên nền tảng cửa khẩu số |
DN và Hải quan đều vướng
Suốt từ năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát, cửa khẩu Tân Thanh là một trong những cửa khẩu ít ỏi được duy trì hoạt động XNK hàng hóa. Tuy nhiên, với phương châm “Zero Covid”, phía Trung Quốc yêu cầu thiết lập vùng xanh tại cửa khẩu và thường xuyên thay đổi phương thức giao nhận hàng hóa không tiếp xúc. Do đó, có những thời điểm hàng nông sản dồn về cửa khẩu này tăng lên với con số vài nghìn phương tiện và phải chờ tới cả vài tháng mới di chuyển hàng qua cửa khẩu.
Đó là thời điểm căng thẳng nhất của dịch Covid-19, nhưng ở thời điểm hiện tại, lượng hàng hóa tại cửa khẩu Tân Thanh có ngày còn không đủ làm thủ tục XK sang Trung Quốc. Ấy vậy mà nhiều phương tiện vận chuyển hàng hóa của thương nhân, DN phải hoàn thành thủ tục khai báo trên Nền tảng cửa khẩu số xong mới được đưa vào khu vực cửa khẩu để làm các thủ tục tiếp theo khiến tình trạng ùn ứ đôi lúc vẫn diễn ra. Đa số các DN làm thủ tục XK hàng hóa qua cửa khẩu Tân Thanh đều phản ánh khó khăn, vướng mắc khi thực hiện Nền tảng cửa khẩu số.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Lưu Mạnh Tưởng kiểm tra quy trình khai báo trên Nền tảng cửa khẩu số tại cửa khẩu Tân Thanh. Ảnh: H.Nụ |
Bà Chu Kim Liên, một thương nhân thường xuyên làm thủ tục XK hàng nông sản qua cửa khẩu Tân Thanh cho biết, kể từ đầu năm tới nay, DN mất rất nhiều thời gian, nhân lực khi thực hiện khai báo thủ tục trên Nền tảng cửa khẩu số. Cụ thể, đơn vị vừa phải cử nhân viên trực trên máy tính để chỉnh sửa thông tin khi có sai sót, vừa phải có nhân viên đến trụ sở cơ quan chức năng thông báo sai sót để chỉnh sửa. Đặc biệt, khi có sai sót thì phải thực hiện chỉnh sửa lại từ đầu, trong khi đó, vị trí khu vực cửa khẩu và trụ sở của các lực lượng chức năng xa nhau.
Vướng mắc của DN là vậy, còn phía lực lượng thực thi như cơ quan Hải quan lại càng khó hơn nhiều. Theo bà Đào Thu Lan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Tân Thanh (Cục Hải quan Lạng Sơn), hiện cơ quan Hải quan đang khai thác, vận hành và sử dụng hệ thống CNTT của ngành Hải quan, trong khi đó Nền tảng cửa khẩu số lại sử dụng hệ thống riêng với máy tính riêng biệt dẫn đến công chức Hải quan phải thực hiện nhiệm vụ với 2 hệ thống trên 2 máy tính khác nhau. Điều này đã làm tăng thêm khối lượng công việc, bởi khi phương tiện đến vị trí kiểm tra, công chức Hải quan phải lọc tìm kiếm tờ khai, phương tiện để xác nhận trên Nền tảng cửa khẩu số. Tiếp đó, công chức Hải quan phải tìm kiếm tiếp tờ khai để xác nhận trên hệ thống của ngành Hải quan tại máy tính nội bộ. Việc thực hiện cùng 1 nội dung trên cùng 2 hệ thống khác nhau đã làm tăng khối lượng cho công chức Hải quan thừa hành giám sát tại các cổng (barie) ra vào và Hải quan Tân Thanh phải bố trí đủ nguồn lực tại các vị trí mới đáp ứng yêu cầu quản lý.
Theo quy định lô hàng đã được thông quan, phương tiện chở hàng đã hoàn thành đầy đủ các thủ tục, nhưng trên Nền tảng cửa khẩu số còn thiếu xác nhận của 1 cơ quan hoặc lực lượng chức năng nào đó thì công chức Hải quan không thể xác nhận cho phương tiện chở hàng cũng phần nào gây chậm trễ việc thông quan hàng hóa, bà Đào Thu Lan cho biết thêm.
Còn tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, bà Nguyễn Thị Hương- một DN tư nhân có trụ sở tại tỉnh Lạng Sơn cho rằng, trong điều kiện bình thường (không có dịch bệnh), DN chỉ cần 1 nhân viên thực hiện các thủ tục và khi hoàn thành thủ tục, hàng hóa sẽ được thông quan, giao cho phía đối tác. Nhưng nay, DN phải cử tới 4 nhân viên thực hiện các bước thủ tục trên Nền tảng cửa khẩu số. Như vậy đã khiến cho DN phải bổ sung thêm nguồn lực và thời gian khai báo thủ tục cũng mất nhiều, chưa kể nếu mạng internet có vấn đề thì mọi thủ tục đều không thể hoàn thành sớm.
Phó Tổng cục trưởng Lưu Mạnh Tưởng kiểm tra quy trình tiếp nhận, xử lý thông tin trên Nền tảng cửa khẩu số của cơ quan Hải quan tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị. Ảnh: H.Nụ |
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Hồng Linh, Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn, hiện nay, trên Nền tảng cửa khẩu số có xây dựng quy trình 4 bước để thu phí sang tải xe Trung Quốc áp dụng cho cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và không được quy định tại Quyết định 941/QĐ-UBND ngày của UBND tỉnh Lạng Sơn. Theo quy trình 4 bước này, tại bước 1, lái xe Trung Quốc không có thông tin khai báo với Biên phòng và cập nhật đầy đủ thông tin trên các trường dữ liệu như: số tờ khai, loại hình hàng hóa, tên công ty... thì sang bước 2, công chức Hải quan không thể xác nhận chính xác loại hình. Do đó, nếu công chức Hải quan tiếp tục xác nhận sẽ dẫn đến rủi ro xác định sai loại hình, trường hợp, cơ quan Hải quan tổ chức kiểm tra lại loại hình khai báo của lái xe hàng ngày sẽ gây mất nhiều thời gian, nhân lực. Chưa kể các chức năng xác nhận kết quả của cơ quan chức năng trên Nền tảng cửa khẩu số, vô hình chung đã tạo ra các quyền cho các cơ quan, lực lượng chức năng trong việc quyết định giải quyết cho lô hàng ra khỏi địa bàn hải quan.
Cần chỉnh sửa quy trình trên Nền tảng cửa khẩu số
Hầu hết các DN kiến nghị, tỉnh Lạng Sơn cần điều chỉnh, hoàn thiện sớm các quy trình trên Nền tảng cửa khẩu số cho phù hợp với thực tế để tạo thuận lợi tối đa về thời gian, chi phí cho DN trong điều kiện phục hồi sau ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Nhằm giảm thiểu các thủ tục về giấy tờ, thời gian, nhân lực, tăng thời gian giải phóng hàng, phương tiện qua cửa khẩu nhưng vẫn đảm bảo công tác quản lý nhà nước về hải quan được chặt chẽ, đúng quy định, ông Nguyễn Hồng Linh đề nghị, UBND tỉnh Lạng Sơn sớm hoàn thiện các chức năng, quy trình trên Nền tảng cửa khẩu số đáp ứng việc tự động hóa trong hoạt động XNK, tích hợp số liệu từ cơ sở dữ liệu của cơ quan Hải quan như thông tin số tờ khai, loại hình XNK, trọng lượng, trị giá, thông tin phương tiện...
Ghi nhận những vướng mắc từ phía DN cũng như của cơ quan Hải quan địa phương, qua kiểm tra thực tế tình hình XNK hàng hóa tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, Đoàn công tác Ban Chỉ đạo 389 quốc gia nhận thấy, thời điểm này, mặc dù hàng hóa tại các khu vực cửa khẩu không nhiều, nhưng hiện tượng ùn ứ vẫn xảy ra do khó khăn trong thực hiện các quy trình, thủ tục trên Nền tảng cửa khẩu số gây ra.
Lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn làm việc với Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia để ghi nhận các vướng mắc. Ảnh: Quang Hùng |
Theo ông Đặng Văn Ngọc, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo 389, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn, khi phương tiện vào đến cửa khẩu, các DN lại phải thực hiện khai báo các thủ tục trên Nền tảng cửa khẩu số. Trong khi đó, hiện nay, mỗi cơ quan, lực lượng lại triển khai 1 hệ thống khác nhau, điều này khiến DN phải thực hiện khai báo trên nhiều hệ thống, tốn thêm nhiều nguồn lực, thời gian và chi phí.
Chủ trì Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia thực hiện kiểm tra thực tế tình hình XNK hàng hóa tại tỉnh Lạng Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Lưu Mạnh Tưởng cho rằng, những vướng mắc mà DN, Hải quan Lạng Sơn gặp phải khi thực hiện các thủ tục XK hàng hóa trên Nền tảng cửa khẩu số rất cần tỉnh Lạng Sơn sớm tổng kết đánh giá Nền tảng cửa khẩu số để có giải pháp về quy trình, phần mềm. Trong đó, tỉnh Lạng Sơn cần nghiên cứu hoàn thiện quy trình kết hợp các dữ liệu nhập 1 lần sử dụng nhiều lần nhằm rút ngắn thời gian, giảm chi phí, nguồn lực cho DN và cơ quan thực thi tại cửa khẩu.
Tiếp thu những ý kiến đóng góp, kiến nghị từ phía DN và Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, bà Đoàn Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND, Trưởng ban Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cho biết, thời gian tới tỉnh Lạng Sơn sẽ đẩy mạnh hoạt động đầu tư xây dựng, mở rộng, nâng cấp cơ sở hạ tầng khu vực cửa khẩu... Đầu tư, nghiên cứu hoàn thiện và khai thác tốt nền tảng số, đặc biệt là Nền tảng cửa khẩu số giúp các DN thực hiện thuận lợi các thủ tục XNK hàng hóa qua địa bàn.
Tuy nhiên, theo bà Đoàn Thu Hà, hiện nay khi thực hiện nhiệm vụ trong quản lý, mỗi ngành đều khai thác một hệ thống riêng. Do đó, tỉnh Lạng Sơn đề nghị, để hoàn thiện Nền tảng cửa khẩu số, các ngành chia sẻ thông tin nhằm thống nhất các quy trình, tối ưu hóa thời gian, chi phí và nguồn nhân lực, tạo thuận lợi trong quá trình triển khai cho DN và cơ quan, lực lượng thực thi.
(责任编辑:La liga)
- ·Chính phủ quyết tâm đẩy mạnh mọi biện pháp để tháo gỡ cơ chế, khơi thông nguồn lực
- ·Đi bộ sang đường, bé gái bị xe máy tông lệch não
- ·Thép Việt bị Thái Lan áp thuế chống bán phá giá tối đa 51,6%
- ·Mức đóng, mức hưởng bảo hiểm y tế dành cho học sinh, sinh viên
- ·Cẩn trọng khi chọn mua trái cây nhập khẩu
- ·Loạt dự án “khủng” hoạt động thúc đẩy sản xuất công nghiệp
- ·Vụ 6 người nghi ngộ độc botulinum ở TP.HCM: Báo cáo điều tra viết gì?
- ·Giáo dục học sinh về tác hại của thực phẩm '3 không'
- ·Đại học Western Sydney có tầm ảnh hưởng xếp thứ 34 thế giới
- ·Người đàn ông bị ong đốt 300 nốt khắp cơ thể
- ·Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2023 trực tuyến với địa phương
- ·Việt Nam nhập khẩu gần 1,5 tỷ kWh điện từ Lào
- ·Phó Thủ tướng lưu ý doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu lãi suất cao
- ·Không hút thuốc thường xuyên có ảnh hưởng sức khỏe?
- ·Samsung thu hồi hơn 660.000 máy giặt ở Mỹ vì nguy cơ cháy
- ·Thấy tai 'buồn buồn' không ngờ có con gián sống bên trong
- ·Giáo sư Văn Tần qua đời, ký ức về người thầy thuốc từ chối chức giám đốc
- ·Sốt xuất huyết phá vỡ quy luật, số ca mắc có thể không dưới 19.000
- ·Giai đoạn 2021
- ·Khẩn trương báo cáo Thủ tướng tình hình giá thịt lợn