【kqbd hnay】Dòng tiền đầu tư sẽ chảy vào những nơi ít xấu nhất
Ông Nguyễn Duy Hưng,òngtiềnđầutưsẽchảyvàonhữngnơiítxấunhấkqbd hnay Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho biết như vậy khi trao đổi với báo giới mới đây.
PV: Thưa ông, sự kiện Anh có thể rời khỏi Liên minh châu Âu (EU-Brexit) đang được dư luận trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm. Ông bình luận gì về sự kiện này?
Ông Nguyễn Duy Hưng:Tôi nghĩ rằng, nếu Anh rời khỏi EU, thì ảnh hưởng lớn nhất là EU. Tuy nhiên, thị trường tài chính toàn cầu liên thông đến nhau, nên sự ảnh hưởng tiêu cực của bất cứ vùng nào cũng ảnh hưởng, nhưng chỉ có tính ngắn hạn.
Thị trường tài chính phụ thuộc niềm tin, nếu người ta tin bền vững thì họ mua, còn khi thấy bất ổn thì họ bán. Trong ngắn hạn có thể ảnh hưởng toàn bộ, nhưng trung hạn sẽ “reset” lại, vùng nào được cho là an toàn hơn, thì vùng đó sẽ thành điểm sáng.
Tôi nghĩ rằng, từ nay đến cuối năm 2016 không khác nhiều so với 6 tháng cuối năm 2015, cho nên mọi chỉ số sẽ tăng. Ông Nguyễn Duy Hưng |
Do vậy, tất cả các vấn đề như FED tăng lãi suất, EU, hay bầu cử Mỹ,… các nhà phân tích tài chính thế giới đã tính và họ cho rằng: Châu Á (trừ Trung Quốc) sẽ là điểm sáng, tất nhiên không hoạch định trong một vài tuần hay một tháng, mà trong cả năm nay hoặc năm tới. Ngay cả chiến lược xoay trục đầu tư cũng được hướng về châu Á, nhất là Đông Nam Á.
Nếu Anh tách khỏi EU sẽ có ảnh hưởng tiêu cực trong ngắn hạn, sau đó sẽ tốt. Còn nếu không tách thì chỉ có sự lộn xộn gây tranh cãi và mọi thứ đều bình thường. Điều này sẽ tạo ra sự cạnh tranh giữa các khu vực và Đông Nam Á có nhiều lợi thế.
PV: Hiện tinh thần hành động của Chính phủ mới đang được kỳ vọng rất lớn. Cá nhân ông đánh giá thế nào về sự ảnh hưởng của điều này tới nền kinh tế và thị trường chứng khoán?
Ông Nguyễn Duy Hưng:Thị trường chứng khoán phát triển được không là câu chuyện minh bạch. Chúng ta thấy, tất cả những gì Chính phủ phát ngôn và hướng tới là “minh bạch”. Đối với thị trường chứng khoán, chúng ta đừng kỳ vọng hôm nay 3 điểm, mai 10 điểm vì rất khó; nhưng từ 3 điểm hướng tới 4, 5, hay 6 điểm là rất tốt. Như vậy, khi ta chấp nhận kinh tế thị trường, tính thị trường, sự minh bạch được mọi người đồng thuận và hướng tới, tôi tin là sẽ tốt hơn.
Nhu cầu của chúng ta muốn nhiều hơn nữa, nhưng theo tôi môi trường kinh doanh đang theo chiều hướng tốt lên. Điều này cũng giống như mua cổ phiếu: Mua giá 20 kỳ vọng lên 22, nhưng khi lên 22 muốn lên 24, 25. Không có phép màu nào để cứ muốn là lên được ngay, mà cần có thời gian, có độ trễ để tích lũy, kiểm chứng đà đi lên.
Nói tóm lại, dù kết quả thì thực tiễn chứng minh, nhưng cảm nhận của tôi là mọi thứ đang rất tốt.
PV: Được biết, ông vừa có chuyến gặp gỡ và huy động vốn tại châu Âu. Qua góc nhìn của mình, ông đánh giá thế nào về “khẩu vị” của nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường chứng khoán Việt Nam?
Ông Nguyễn Duy Hưng:Qua quan sát của tôi, nhà đầu tư nước ngoài quan tâm lĩnh vực phát triển bền vững. Rõ ràng, trên thị trường thời gian qua, có những cổ phiếu được khối ngoại mua vào ào ạt; cũng có loại cổ phiếu người ta mua chỉ trong một thời điểm sẽ phải bán.
Hiện nay, để huy động một quỹ 500-700 triệu USD như ngày xưa là rất khó. Nhưng, chúng tôi vừa đi kêu gọi đầu tư 1 vòng ở châu Âu và nhận được cam kết đầu tư dựa trên P/E và phát triển bền vững khoảng 200 triệu USD, gần nhất là huy động được thêm khoảng 40 triệu USD với Daiwa. Điều đó chứng tỏ rằng, đâu đó vẫn có nhà đầu tư quan tâm tới châu Á.
Hay tại một cuộc kêu gọi đầu tư được tổ chức tại HongKong, khi tôi nói chuyện với các nhà đầu tư nước ngoài rằng: Trong công ty có hai ông giám đốc, một phụ trách rủi ro, một phụ trách đầu tư; thì ông đầu tư luôn trình với cấp trên là “chỗ này, chỗ kia” tốt nhất; còn ông rủi ro thì trình “chỗ này, chỗ kia ít xấu nhất”.
Nhưng, tốt nhất và ít xấu nhất về bản chất là giống nhau. Trong tương quan so sánh với các thị trường cạnh tranh, Việt Nam là ít xấu nhất, nên cũng có nghĩa là tốt nhất. Chúng ta nên nhớ rằng, tổng lượng tiền của thế giới là không đổi, ở đâu tốt nhất hay ít xấu nhất, thì tiền sẽ chảy vào.
PV: Ông nhận định thế nào về nền kinh tế từ nay đến cuối năm và điều này tác động tới thị trường chứng khoán như thế nào?
Ông Nguyễn Duy Hưng:Tôi nghĩ rằng, từ nay đến cuối năm 2016 không khác nhiều so với 6 tháng cuối năm 2015, cho nên mọi chỉ số sẽ tăng. Có nghĩa là, thị trường sẽ không có những cơn bão, hay cơn sốc tăng giảm ào ạt và mọi thứ sẽ cứ bình bình như năm ngoái. Có thể ở chỗ này chỗ kia chưa tốt, song sẽ cũng có chỗ là điểm sáng và cuối cùng chỉ số vẫn tăng.
PV: Xin cảm ơn ông!
Duy Thái (lược ghi)
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Thị trường hàng hóa: Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới
- ·Mỹ: Siêu bão Harvey tràn vào Texas làm nhiều người thương vong
- ·Không có El Nino, 2017 vẫn thuộc tốp 3 năm nóng kỷ lục
- ·Hàn Quốc: Số thương vong trong vụ hỏa hoạn tại Jecheon tăng mạnh
- ·Smartphone 10 lõi, RAM 6 GB, lưu trữ 128 GB giá bằng iPhone SE
- ·Tổng thống Nga Putin ký sắc lệnh Hải quân đối đầu với sức ép từ Mỹ
- ·Trùm tình báo Đức quan ngại về gián điệp mạng Trung Quốc
- ·Nga tăng cường bảo vệ không phận phía Đông và phía Tây
- ·Khói mịt mù bủa vây 1 đoạn cao tốc Phan Thiết
- ·Hàn Quốc: Triều Tiên có thể đã bắn thử một loạt tên lửa
- ·Ngăn chặn pháo nổ nơi cửa ngõ miền Trung
- ·Động đất 6,7 độ Richter làm rung chuyển khu vực Nam Thái Bình Dương
- ·Hàn Quốc: Triều Tiên có thể đã bắn thử một loạt tên lửa
- ·Phát minh giấy và nghề in
- ·Thời tiết Hà Nội 25/8: Nắng nóng oi bức xen kẽ mưa giông
- ·Ông Trump: Triều Tiên sẽ đối mặt với "cơn thịnh nộ" nếu đe dọa Mỹ
- ·Bộ trưởng Quốc phòng Ethiopia bác bỏ khả năng quân đội lên nắm quyền
- ·Giá dầu thế giới tăng hơn 1 USD mỗi thùng sau mấy phiên sụt giảm
- ·Ngày 3/1: Giá heo hơi ổn định tại nhiều địa phương
- ·Phó Tổng thống Iraq cảnh báo về “nhà nước Israel thứ hai”