【oxbey】Lấy phiếu tín nhiệm: Chủ tịch Quốc hội dẫn đầu Tín nhiệm cao
Không có trường hợp "phải từ chức"
Dẫn đầu danh sách “Tín nhiệm cao” là Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân với 437 phiếu Tín nhiệm cao,ấyphiếutínnhiệmChủtịchQuốchộidẫnđầuTínnhiệoxbey chiếm 90,1%; 34 phiếu Tín nhiệm, chiếm 7,01% và 4 phiếu Tín nhiệm thấp, chiếm 0,82%. Tiếp sau đó là Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc với 393 phiếu Tín nhiệm cao, chiếm 81,03%; 64 phiếu Tín nhiệm, chiếm 14,02% và 14 phiếu Tín nhiệm thấp, chiếm 2,89%.
Cũng nằm trong nhóm được nhận được đa số phiếu Tín nhiệm cao còn có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh (77,73%); Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ (72,99%); Trưởng ban Công tác đại biểu Trần Văn Túy (70,31%); Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga (69,69%),… Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nhận được 229 phiếu Tín nhiệm cao, chiếm 47,22% và có 42,68% ĐBQH đánh giá Tín nhiệm.
Ở “bảng xếp hạng tín nhiệm thấp”, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ nhận nhiều nhất là 137 phiếu, chiếm 28,25%; tiếp sau đó là Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể 107 phiếu, chiếm 22,06%; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng 97 phiếu, chiếm 20%; Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà 89 phiếu, chiếm 18,35%…
Theo Điều 18 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá “Tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức. Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá “Tín nhiệm thấp” thì Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm.
Như vậy, trong cả 3 lần lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội vào năm 2013, 2014 và 2018, chưa có trường hợp nào có kết quả lấy phiếu tín nhiệm với quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá “Tín nhiệm thấp” để xin từ chức theo quy định. Đồng thời, cũng chưa có trường hợp nào có kết quả từ 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá “Tín nhiệm thấp”, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu thể hiện sự tín nhiệm hoặc không tín nhiệm.
Từ trái sang phải, ông Phùng Xuân Nhạ, ông Nguyễn Văn Thể và ông Nguyễn Chí Dũng là những cá nhân được nhiều phiếu Tín nhiệm thấp nhất. |
Đánh giá quá trình, không căn cứ sự việc cá biệt
Trao đổi với báo chí, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) cho rằng, khi chọn mức tín nhiệm với một người phải đối chiếu lại sự hoàn thành trách nhiệm đối với lĩnh vực được giao, phụ trách để xem biện pháp chỉ đạo quản lý có đạt yêu cầu không, đem lại chuyển biến gì, mặt nào cải thiện hơn. Ngoài trách nhiệm với ngành, lĩnh vực thì mỗi chính sách, hành động, thậm chí lời phát biểu, nhận xét, đánh giá của người đó phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân và chủ quyền quốc gia. Một số sự việc cá biệt cần lưu ý, đánh giá công tâm. Đại biểu có trách nhiệm cao thì phải tự tìm hiểu để đánh giá toàn diện cả một quá trình, thấy những góc độ khác nhau, phải có trách nhiệm với lá phiếu của mình.
ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cho rằng việc lấy phiếu tín nhiệm vào thời điểm này rất quan trọng, bởi vì chúng ta đang đánh giá giữa kỳ. Sẽ có cơ sở để đánh giá các chức danh này không hoàn thành nhiệm vụ hoặc hoàn thành tốt nhiệm vụ, để có điều kiện nhắc nhở thông báo, cảnh báo, thậm chí có thể thay đổi. Thông qua việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ thể hiện rất rõ, bản thân những người được lấy phiếu tín nhiệm phải đánh giá lại mình. Thứ hai, dựa trên tỉ lệ lấy phiếu tín nhiệm các đại biểu Quốc hội cũng phải nhìn nhận lại: tại sao mình lại bỏ phiếu, trong khi những người khác không đồng ý. Tạo ra một sự phân hóa trong chính các đại biểu quốc hội. Thứ ba là để nhân dân và cho các cơ quan lãnh đạo của Đảng biết được người mà Đảng giới thiệu sang làm nhiệm vụ Nhà nước có đảm bảo đầy đủ phẩm chất và năng lực không, có nên tiếp tục giữ trọng trách đó không. Ý nghĩa thì rất nhiều, nhưng đánh giá của nhân dân là quan trọng nhất.
Theo ĐB Vũ Trọng Kim (Hải Dương), việc lấy phiếu tín nhiệm không phải quy trình đột xuất, mà đã được các đại biểu theo dõi, giám sát từ đầu nhiệm kỳ, khi Quốc hội bầu vào các vị trí. Những người được Quốc hội đưa ra lấy phiếu tín nhiệm đã được các đại biểu nhận diện đầy đủ, thận trọng, đánh giá đa chiều, để đưa ra quyết định đúng sau khi bỏ phiếu. Theo đó, việc “chấm điểm” này dựa trên các yếu tố: Có hoàn thành nhiệm vụ không, quyền hạn có sử dụng đúng không; trách nhiệm phục vụ nhân dân như thế nào trong điều kiện chính phủ kiến tạo, liêm chính; lối sống, đạo đức, mức độ nhiệt tình của người đó trong công việc, có làm hết sức mình không hay sau khi nhận chức, được tặng hoa thì không làm việc hết mình, làm việc lấy lệ; kê khai tài sản, có điều gì bất thường không, mức sống có quá xa cách với người dân không?
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Mong chờ điều gì ở 'đại dự án' FLC Quảng Bình?
- ·Ngành thủy sản và chăn nuôi ‘căng mình’ với kinh tế xanh
- ·Trồng 2.600 cây bảo vệ rừng ngập mặn ven biển Hải Phòng
- ·Đề xuất hỗ trợ giá điện bán cho các trạm sạc xe điện
- ·Điện thoại iPhone nhanh chóng thành 'cục gạch' vì sai lầm mà ai cũng mắc khi sử dụng
- ·Hành trình phục hồi 18.000 cây xanh, phủ lấp 27 hecta rừng của Vietnam Airlines
- ·Cần sớm xây dựng danh mục phân loại xanh, thúc đẩy thị trường tài chính xanh
- ·Sẵn sàng vận hành thí điểm thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đừng để kiểm tra chuyên ngành làm chậm thông quan hàng hóa
- ·Sẵn sàng vận hành thí điểm thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam
- ·Thông tin mới nhất về kết quả chấm thẩm định điểm thi ở Hòa Bình
- ·'Xe điện là lời giải bài toán giảm phát thải xe sử dụng nhiên liệu hóa thạch'
- ·5 lưu ý gì khi sạc xe máy điện
- ·Trồng nho dưới pin mặt trời, sản xuất ra những chai vang vị ngon bất ngờ
- ·Đại gia lách thuế siêu xe như thế nào?
- ·Sáng nay, Hà Nội ô nhiễm không khí nhất thế giới
- ·Quỹ Vì tương lai xanh tổ chức thi hùng biện
- ·Vietnam Motor Show 2024 khai mạc, xe điện trở thành tâm điểm
- ·Dịch virus Corona ở Trung Quốc: Việt Nam ngừng tất cả chuyến bay đến vùng có dịch
- ·Anh chuẩn bị triển khai máy phát điện năng lượng thủy triều độc lạ hình xoắn ốc