会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả vô địch quốc gia phần lan】Sẵn sàng vận hành thí điểm thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam!

【kết quả vô địch quốc gia phần lan】Sẵn sàng vận hành thí điểm thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam

时间:2025-01-09 08:07:24 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:364次
(VTC News) -

Hội thảo khởi động đánh giá Hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon tại Việt Nam do UNOPS phối hợp với Cục Biến đổi khí hậu tổ chức.

Chiều 29/10,ẵnsàngvậnhànhthíđiểmthịtrườngtínchỉcarbontạiViệkết quả vô địch quốc gia phần lan tại Hà Nội diễn ra Hội thảo khởi động đánh giá Hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải (ETS) khí nhà kính và tín chỉ carbon tại Việt Nam do Văn phòng Dịch vụ Dự án Liên Hợp Quốc (UNOPS) phối hợp với Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức.

Đây là hỗ trợ kỹ thuật do Văn phòng Dịch vụ Dự án Liên Hợp Quốc tài trợ trong khuôn khổ Chương trình Đối tác Chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP), nhằm hỗ trợ Cục Biến đổi khí hậu - Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc phát triển thị trường carbontại Việt Nam.

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Tuấn Quang, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho biết: Để Việt Nam đạt phát thải ròng bằng không, một trong những giải pháp quan trọng đó là chúng ta phải chuyển đổi năng lượng từ “nâu” sang “xanh”; đẩy mạnh sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên thông qua sử dụng công nghệ tiên tiến, ít phát thải, triển khai các mô hình kinh tế tuần hoàn…

Cùng với đó là chuyển đổi sản xuất trong nông nghiệp. Đơn cử như đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp chất lượng cao. Theo tính toán, áp dụng giải pháp này sẽ giúp giảm phát thải từ 3-5 tấn CO2/ha lúa.

Là quốc gia có nhiều mỏ dầu khí và mỏ than, Việt Nam đang nghiên cứu và hướng tới áp dụng giải pháp thu hồi và lưu trữ carbon, mặc dù đây là giải pháp khá tốn kém nhưng trong thời gian tới công nghệ phát triển thì đây là phương án khả thi”, ông Quang nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Tuấn Quang, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường, phát biểu khai mạc.

Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng Ozon đã đưa ra lộ trình phát triển thị trường carbon tại Việt Nam. Tuy nhiên, ông Quang lưu ý: “Theo kế hoạch, đến tháng 6/2025 chúng ta sẽ tiến hành phân bổ hạn ngạch, sau đó thị trường bắt đầu tiến hành giao dịch, trao đổi hạn ngạch. Như vậy thời gian không còn nhiều”.

Trong thời gian tới, cần phải có phương án thiết kế và quản lý hệ thống ETS phù hợp với điều kiện thực tiễn phát triển của Việt Nam. “Nhiệm vụ đánh giá do UNOPS chủ trì thực hiện, kéo dài từ nay đến tháng 6/2025 nhằm phục vụ triển khai giai đoạn thí điểm”, ông Quang chia sẻ.

Đối với biện pháp định giá carbon, ông Quang cho biết, hiện có 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới áp dụng thông qua các công cụ như Thuế carbon và thị trường carbon. Biện pháp này hiện kiểm soát khoảng trên 11 tỷ tấn carbon, tương đương với 20% lượng phát thải trên toàn cầu.

Tại hội thảo khởi động, các chuyên gia trong nước và quốc tế đã cập nhật về các quy định quản lý thị trường carbon trong nước và giao dịch tín chỉ carbon quốc tế của Việt Nam; đồng thời, chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong việc xác định các phương án quản lý và đánh giá tác động đối với Hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải (ETS) và giao dịch tín chỉ carbon quốc tế.

Dự kiến trong giai đoạn thí điểm sắp tới, khoảng 150 doanh nghiệp phát thải lớn thuộc các lĩnh vực sản xuất như nhiệt điện, sắt, thép; xi măng sẽ được đưa vào thị trường carbon. Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tổ chức và quản lý các hoạt động trao đổi, thu hồi, nộp trả, vay mượn hạn ngạch. Sau đó, Việt Nam sẽ vận hành chính thức thị trường carbon từ năm 2028 và dự kiến kết nối thị trường trong nước với thị trường quốc tế, khu vực từ sau năm 2030.

Bà Nguyễn Hồng Loan, Giám đốc Công ty TNHH Kiến tạo Khí hậu xanh (GreenCIC), Trưởng nhóm chuyên gia chính sách khí hậu, hỗ trợ kỹ thuật phân tích: Khung pháp lý của Việt Nam và xem xét kinh nghiệm quốc tế để xác định các phương án thiết kế và quản lý đối với việc xây dựng Hệ thống ETS, tập trung vào các phương án khả thi cho vận hành thí điểm thị trường carbon trong giai đoạn 2025-2027.

Nhóm tư vấn sẽ đánh giá và mô hình hóa tác động của các phương án quản lý ETS tại Việt Nam, bao gồm việc phân tích các tác động cụ thể về kinh tế - xã hội và môi trường của những phương án này, đặc biệt tác động đối với các ngành tiêu thụ nhiều năng lượng; đánh giá và mô hình hóa các tác động kinh tế - xã hội và môi trường của việc giao dịch tín chỉ cácbon và các kết quả giảm nhẹ phát thải KNK của Việt Nam ra quốc tế. Trên cơ sở đó, nhóm tư vấn sẽ cung cấp các khuyến nghị, nhằm xác định các phương án quản lý tối ưu đối với tín chỉ carbon và hạn ngạch phát thải khí nhà kính tại Việt Nam

Bà Nguyễn Hồng Loan, Giám đốc Công ty TNHH Kiến tạo Khí hậu xanh (GreenCIC), Trưởng nhóm chuyên gia chính sách khí hậu, hỗ trợ kỹ thuật.

TS. Robert Ritz, Đại học Cambridge chia sẻ: Việc định giá carbon có khả năng giảm phát thải một cách nhanh chóng và hiệu quả về chi phí. Một ví dụ thành công là tại Anh, việc áp dụng thuế carbon trong ngành điện giúp giảm 26% lượng CO₂ liên quan đến sản xuất điện chỉ trong vòng ba năm. Và từ đầu tháng 10/2024, Anh dừng sản xuất điện từ than đá.

Việc quy định hạn ngạch phát thải chính là yếu tố thúc đẩy định giá carbon, tuy nhiên, nhà quản lý cần tính đến hỗ trợ chính sách nhằm hạn chế việc chuyển chi phí carbon, hay nói cách khác là tăng giá sản phẩm đến tay người tiêu dùng để bù đắp chi phí tăng thêm do giá carbon.

TS. Robert Ritz, Đại học Cambridge chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong việc xác định các phương án quản lý và đánh giá tác động cho ETS.

Về tín chỉ carbon, Điều 6 Thỏa thuận Paris cung cấp một cơ chế để các quốc gia tự nguyện tham gia vào việc trao đổi tín chỉ carbon (ITMOs). Các công ty/chính phủ có thể đầu tư vào các dự án giảm nhẹ hoặc mua ITMOs từ các dự án giảm nhẹ, qua đó chuyển giao tài chính, công nghệ và nguồn nhân lực cho các quốc gia nơi dự án được thực hiện.

Tín chỉ carbon cũng sẽ được chuyển giao và đóng góp cho mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của quốc gia/cơ chế quốc tế khác, nhưng đây cũng là nguồn thu giúp giảm nhẹ gánh nặng tài chính trong nỗ lực giảm phát thải của quốc gia.

Chính phủ cần cân nhắc mức độ chắc chắn đạt được mục tiêu giảm phát thải theo Đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC), mức độ thu hút đầu tư quốc tế và vai trò của các khoản thu theo Điều 6 cho việc giảm nhẹ trong nước. Cùng với minh bạch trong cơ chế quản lý, chính phủ cần đơn giản hóa các quy tắc và yêu cầu để thuận tiện cho công tác quản lý và giúp các bên tham gia thị trường dễ dàng thiết lập mô hình tài chính.

Tại hội thảo, các chuyên gia cũng khẳng định, hỗ trợ kỹ thuật sẽ cung cấp tư vấn chuyên môn sâu từ các chuyên gia cả trong nước và quốc tế, các khuyến nghị dựa trên bằng chứng rõ ràng để giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra thiết kế phù hợp với thị trường trong nước, hài hòa với các quy định pháp luật hiện hành và từ đó, góp phần đẩy mạnh nỗ lực giảm phát thải, ứng phó biến đổi khí hậu của Việt Nam.

Hà An

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Tạm đình chỉ công tác trưởng công an xã đánh người dân ở Bình Phước
  • Dự đoán ông Trump giành phiếu ở cả 7 bang chiến địa
  • Tây Ban Nha huy động 10.000 binh sĩ và cảnh sát cứu trợ khu vực lũ lụt
  • Bí mật bên trong chiếc ghế cứu vớt sự nghiệp 97% phi công Nga gặp nạn
  • Samsung Galaxy Note 8 sẽ có màn hình siêu khủng, lớn hơn cả S8+
  • Ông Trump sẽ 'thoát' các cáo buộc pháp lý sau khi đắc cử tổng thống?
  • Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đoàn Viện Văn hoá Hữu nghị Chile – Việt Nam
  • Tiêm kích tàng hình mới của Trung Quốc gây sốt, hình dáng giống hệt F
推荐内容
  • Bộ Tài chính ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân
  • Khoảnh khắc Nga tấn công Kiev bằng UAV chỉ vài giờ sau chiến thắng của ông Trump
  • Ông Trump tiếp nhận Nhà Trắng từ Tổng thống Mỹ Biden thế nào?
  • Bà Harris bỏ phiếu sớm qua thư
  • Phát hiện xác chết trôi trên sông Bảo Định
  • Nga tăng tần suất tấn công UAV vào Ukraine từ khi ông Trump đắc cử