【lucky88. club】Thiên tai và nhân tai !
Hàng chục người dân đã vĩnh viễn “ra đi” vì những trận lũ quét ở các tỉnh vùng núi phía Bắc. Hàng trăm ngôi nhà,lucky88. club nhiều thôn bản cũng bị “xóa sổ” từ những trận mưa lũ trong 2 tuần qua. Những hình ảnh bi thương ấy đang được cộng đồng chung tay hàn gắn.
Đầu tháng 7-2018, hình ảnh người Hà Nội vất vả “trốn cái nắng” lên đến 45 độ C được lan rộng trên nhiều phương tiện truyền thông và mạng xã hội. Cùng lúc này tại ĐBSCL, tình trạng sạt lở lan rộng ở nhiều địa phương - không chỉ sạt lở trên các tuyến sông lớn, tuyến ven biển mà sạt lở cũng lấn đến các con sông, kênh rạch nhỏ. Hàng trăm ngôi nhà, hàng ngàn héc-ta rừng đã bị cuốn phăng do sạt lở gây ra ở ĐBSCL trong 5 năm qua. Giữa tháng 6-2018, Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) đã công bố bản đồ sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển vùng ĐBSCL. Theo bản đồ sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển vùng ĐBSCL, xác định được 562 điểm trên tổng số 786km sạt lở bờ sông, bờ biển. Trong đó, có 55 điểm, với 173km sạt lở đặc biệt nguy hiểm; 507 điểm sạt lở nguy hiểm và sạt lở bình thường với tổng chiều dài 613km.
Việc đưa ra bản đồ cảnh báo sạt lở ở ĐBSCL là một nỗ lực đáng ghi nhận từ Bộ NN&PTNT. Song việc công bố là một chuyện, đưa ra giải pháp thực hiện để giảm thiệt hại, rủi ro do sạt lở là một chuyện khác - rất cần đến những nỗ lực của trách nhiệm chính quyền địa phương và cộng đồng. Bởi cách đây gần 4 năm (tháng 11-2014), Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công bố Bản đồ thiên tai, trượt lở, lũ quét 10 tỉnh khu vực miền Bắc. Theo đó đã “đánh dấu” khoảng 9.000 vị trí có biểu hiện trượt lở đất đá và đặc biệt xác định được 835 vị trí có tai biến địa chất liên quan đến lũ quét, lũ ống, xói lở bờ sông, suối. Thời điểm đó, một lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhận định: “Bản đồ đã khoanh định các vùng nguy hiểm, tiềm ẩn các nguy cơ trượt lở đất đá… Các kết quả này là những dữ liệu quan trọng phục vụ công tác phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại do trượt lở đất đá gây ra trong mùa mưa bão tại các vùng miền núi Việt Nam”. Thế nhưng 3 năm qua, mùa mưa lũ luôn gây thiệt hại nặng nề cả nhân mạng và tài sản ở các tỉnh vùng núi phía Bắc.
Sự tàn phá của trượt lở đất, lũ quét như “tỷ lệ thuận” với diện tích những cánh rừng mất đi. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra khốc liệt, sự gia tăng của nhiệt độ (ấm lên của Trái đất) là khó tránh khỏi. Thế nhưng sự chênh lệch nhiệt độ giữa dự báo và thực tế (khoảng 5 độ C) ở Hà Nội đã cảnh báo sự “tích nhiệt” từ những ngôi nhà kiên cố từ quá trình đô thị hóa. Phải chăng đã đến lúc đưa ra cảnh báo về mật độ xây dựng ở Hà Nội đang “quá tải” nghiêm trọng?
Theo số liệu từ Ủy hội sông Mekong, các quốc gia thượng nguồn xây dựng thủy điện khiến lượng phù sa bồi cát về khu vực ĐBSCL giảm đến 70%. Bên cạnh đó là tình trạng khai thác cát quá mức dẫn đến sạt lở bờ sông, bờ biển ở khu vực này ngày càng gia tăng. Tại ĐBSCL không chỉ là chuyện sạt lở, sụp lún đất, xâm nhập mặn, mà nước ngọt sẽ là câu chuyện đầy cam go trong những năm tới. Cách khai thác tầng nước ngầm một cách vô tội vạ đang đẩy nguồn dự trữ nước ngọt đến cạn kiệt và ô nhiễm. GS.TS Võ Tòng Xuân mới đây đã cảnh báo: “ĐBSCL có nhiều dấu hiệu không còn xanh mà đang ngấm mình trong phân bón và thuốc hóa học”. Đây là một thực tế đáng báo động ở châu thổ miền Tây. Cách đây khoảng 30 năm (người dân còn làm lúa mùa, 1 vụ/năm), nông dân miền Tây đi ruộng có thể lấy nón lá múc nước ở các lung bàu trên ruộng uống thoải mái. Giờ chuyện đó đã quay ngoắt 180 độ. Làm lúa 3 vụ/năm, hàng trăm ngàn tấn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật được rải xuống ruộng đồng; cùng với hàng trăm nhà máy công nghiệp nằm ven sông đưa nước thải ra sông… đang là những nguyên nhân làm gia tăng ô nhiễm nguồn nước hàng ngày.
“Nếu rừng tiếp tục chảy máu”, người dân ở vùng núi phía Bắc tiếp tục đối mặt với nguy cơ rủi ro sẽ gia tăng. Nếu không kiểm soát và hạn chế được tình trạng lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thì thử hỏi khoảng 20 năm nữa nguồn nước ở châu thổ miền Tây sẽ ra sao? “Thiên tai” là rất khó lường, nhưng “nhân tai” là một nguyên nhân không nhỏ đang đẩy nhanh thiên tai đến sớm hơn và khốc liệt hơn. Tất cả đang trông chờ sự vào cuộc quyết liệt từ các ngành chức năng, chính quyền địa phương. Và hơn hết, là cách ứng xử từ những hành động có trách nhiệm của cộng đồng trước tài nguyên và môi trường tại vùng đất mà chúng ta đang sinh sống!
CAO PHONG
(责任编辑:World Cup)
- ·BachkhoaWiki
- ·Xử lý vi phạm đất đai Dự án vui chơi giải trí Đống Đa
- ·Chủ tịch Tập Cận Bình: Dịch corona là “phép thử lớn” với Trung Quốc
- ·“Đòi tiền” đồng minh, Mỹ đang quên mất lợi ích của chính mình
- ·Trình UBTVQH Nghị quyết giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu
- ·Quá tải hạ tầng vì dày đặc dự án tại “con đường đau khổ” Lĩnh Nam
- ·Chủ dự án cải tạo chung cư cũ được miễn tiền sử dụng đất
- ·Người dân TP.HCM mất tiền tỷ vì 'căn hộ trên giấy'
- ·Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử
- ·Môi giới thời loạn, “thánh bất động sản” lên ngôi
- ·Công bố dự thảo phương án bồi thường hạng mục Khu tái định cư dự án Vành đai 3
- ·Chọn tầng khi mua căn hộ theo phong thủy
- ·Trang trí ban công rợp hoa đón năm mới
- ·9 mẹo nhỏ giúp cơi nới không gian cực đỉnh cho nhà nhỏ
- ·Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ 17h00 chiều 21/4
- ·10 lưu ý phong thủy “chủ chốt” trong phòng ngủ
- ·Cư dân N05: Vinaconex cần công khai quỹ bảo trì
- ·Ngắm ngôi nhà thời ấu thơ đáng giá gần 50 tỷ đồng của Angelina Jolie
- ·Thủ tướng kỳ vọng đột phá hợp tác kinh tế nông nghiệp với New Zealand
- ·Luận tội Tổng thống Trump: “Cuộc thử lửa” trong lưỡng đảng Mỹ