【bảng xếp hạng giải quốc gia nhật bản】Chiến sự Idlib leo thang, Syria
“Chảo lửa” Idlib nóng lên, Thổ Nhĩ Kỳ tính “chơi chiêu” gì với Nga? | |
Bài toán đau đầu của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib, Syria | |
Hòa đàm Syria tại Astana: Liệu thỏa thuận Idlib có đổ vỡ? | |
Khu phi quân sự Idlib thất bại: Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và HTS sẽ làm gì? |
Khói bốc lên từ một địa điểm bị không kích ở tỉnh Idlib nằm ở tây bắc Syria ngày 11/2/2020. Ảnh: AFP. |
Nguy cơ chiến tranh ngày càng hiện hữu
Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đã tiến gần đến một cuộc chiến tranh toàn diện ở tỉnh Idlib, Syria sau khi các lệnh ngừng bắn sụp đổ và những cuộc giao tranh giữa 2 bên ngày càng leo thang, làm dấy lên những lo ngại về một cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn.
Một đoạn video được đăng tải hôm 11/2 cho thấy dường như quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ một trực thăng của quân đội Syria. Trong khi đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố các lực lượng của Syria "sẽ phải trả giá đắt" sau cuộc tấn công khiến ít nhất 5 binh lính nước này thiệt mạng.
Những diễn biến căng thẳng hiện nay ở Idlib diễn ra chỉ 4 tháng sau khi Tổng thống Trump ra lệnh rút quân khỏi biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ, động thái dọn đường cho cuộc tấn công quân sự mà Ankara nói rằng nhằm tiêu diệt các lực lượng khủng bố. Việc rút quân của Mỹ cũng giúp Nga và chính phủ Syria củng cố quyền lực trên khắp quốc gia Trung Đông này, cũng như giành lại phần lớn lãnh thổ từ các lực lượng đối lập sau cuộc nội chiến kéo dài trong suốt 9 năm.
Các nhà phân tích đánh giá cuộc khủng hoảng hiện nay ở Syria có thể khiến Thổ Nhĩ Kỳ mở rộng các chiến dịch quân sự tại đây và Tổng thống Nga Vladimir Putin được cho là nhân tố duy nhất đủ quyền lực và ảnh hưởng để ngăn chặn một cuộc chiến toàn diện như vậy.
"Việc Tổng thống Erdogan tấn công vào Syria hoàn toàn là vì những lý do cá nhân và không có cơ sở. Giờ đây, ông ta sẽ thấy dễ dàng hơn để bước vào thay vì bước ra khỏi cuộc xung đột này", cựu quan chức thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ Michael Rubin, hiện là học giả tại Viện Doanh nhân Mỹ, người luôn theo sát tình hình khu vực nhận định.
"Thổ Nhĩ Kỳ có thể lún sâu hơn vào cuộc chiến ở Syria và đó là điều Nga muốn. Nếu Nga có thể là nhân tố hòa giải duy nhất giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria trong một cuộc xung đột ở quy mô nhỏ, Moscow sẽ ngày càng củng cố quyền lực, cũng như đặt Ankara và Damascus dưới quyền kiểm soát của mình. Nói một cách đơn giản, ông Putin đã qua mặt ông Erdogan", chuyên gia này bình luận.
Trong khi Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đạt được một thỏa thuận năm 2018 nhằm thiết lập một khu vực phi quân sự ở tỉnh Idlib và ngăn cản dòng người tị nạn khổng lồ từ Syria sang Thổ Nhĩ Kỳ thì khu vực này hiện nay đã trở thành tâm điểm của những cuộc giao tranh. Gần đây, các lực lượng của Tổng thống Assad đã tiến hành các chiến dịch quân sự nhằm giành lại Idlib còn Thổ Nhĩ Kỳ thì khẳng định rằng các lực lượng của nước này chỉ hiện diện để chống khủng bố và gìn giữ hòa bình.
"Chúng ta phải đối phó với một cuộc tấn công của chính phủ Syria. Họ sẽ phải bị trừng phạt, đặc biệt là tại Idlib nhưng điều này là không đủ và sẽ có nhiều biện pháp hơn được đưa ra", Hãng thông tấn Anadolu dẫn lời Tổng thống Erdogan tuyên bố ngày 11/2.
Đoàn đàm phán của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ gặp nhau tuần này tại Ankara với hy vọng sẽ đạt được một thỏa thuận mới nhằm chấm dứt giao tranh. Điện Kremlin hối thúc Ankara dừng mọi cuộc tấn công ở Idlib mặc dù xung đột vẫn ngày càng nóng lên tại khu vực này.
Lo ngại về một cuộc khủng hoảng nhân đạo
Trong khi đó, các nhà quan sát quốc tế cảnh báo về một thảm họa nhân đạo lớn tại Syria. Các quan chức Liên Hợp Quốc cho biết có khoảng 700.000 người đã phải rời bỏ nhà cửa ở Idlib chỉ trong 2 tháng qua và bên trong Thổ Nhĩ Kỳ, nỗi lo ngại về dòng người tị nạn sắp tràn sang biên giới ngày càng hiện hữu.
"Đó hoàn toàn là một tình huống tồi tệ trong khu vực vào thời điểm này và không ai ở đây cảm thấy an toàn. Chúng tôi thực sự muốn toàn bộ thế giới hiểu rằng đây là một khủng hoảng trên quy mô vô cùng lớn", Mark Cutts - Phó điều phối nhân đạo khu vực tại Syria của Liên Hợp Quốc nhận định với kênh phát thanh của CBC vào tuần này.
Trong số 17 triệu dân Syria, 5,5 triệu người vẫn đang sống tị nạn tại các nơi trong khu vực, hầu hết là ở Thổ Nhĩ Kỳ và 6 triệu người phải rời bỏ nhà cửa để di tản đến các địa phương khác nhau tại Syria.
Sau khi rút quân vào tháng 10/2019, Mỹ không còn hiện diện quân sự đáng kể ở khu vực này. Một số lượng nhỏ binh lính Mỹ vẫn ở Syria song chỉ tập trung vào việc huấn luyện các nhóm người Kurd để chiến đấu chống lại IS và canh gác các mỏ dầu ở đông bắc Syria.
Một số chuyên gia nhận định chính việc Mỹ rút quân vào năm ngoái đã mở ra cuộc xung đột hiện nay tại Syria.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Bệnh của mẹ và con đường yêu đương của con
- ·Rouhani and PM talk trade: rice and cashews, carpets and ores
- ·Tỷ giá hôm nay (26/3): Đồng USD quay đầu giảm nhẹ
- ·HDBank dành gói tín dụng 2.000 tỷ đồng ưu đãi hệ thống cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử
- ·Đau đầu chuyện xác định phạm vi 3 đời khi kết hôn
- ·Dự báo giá tiêu ngày 15/7/2024: Ổn định quanh mốc 150.000 đồng/kg
- ·Israel bơm nước vào đường hầm ở Gaza, Liên Hợp Quốc kêu gọi ngừng bắn
- ·Xử lý tài xế và phụ xe vi phạm quy định phòng, chống dịch
- ·Ai được quyền thừa kế ngôi nhà 30 tỷ?
- ·Đưa bệnh viện dã chiến tại Trường cao đẳng nghề số 23 vào hoạt động
- ·Bạn đọc chia sẻ: Tôi mang ơn họ suốt đời
- ·Tỷ giá USD hôm nay 9/7/2024: Đồng USD trong nước tiếp tục giảm, thế giới nhích tăng nhẹ
- ·Biên giới Đồng Tháp: Lén lút vận chuyển hàng lậu trong đêm
- ·Xuồng không người lái thay đổi cục diện giao tranh giữa hải quân Nga và Ukraine
- ·Trực đêm dịp lễ
- ·Những người siêu giàu tặng gì cho nhau dịp Giáng sinh?
- ·Giãn cách xã hội thị trấn A Lưới để phòng, chống dịch
- ·Tối 19/7: Thêm 2.180 ca mắc COVID
- ·Giật mình cột điện tự chế bằng... tre
- ·Mỹ khẳng định tiếp tục theo đuổi ngoại giao với Triều Tiên