【kết quả nurnberg】Bị OpenAI 'cấm cửa' sẽ giúp ngành AI Trung Quốc đột phá?
Động thái ngăn chặn người dùng Trung Quốc của OpenAI có thể là động lực thúc đẩy phát triển các mô hình AI nội địa của nước này.
OpenAI,ịOpenAIcấmcửasẽgiúpngànhAITrungQuốcđộtphákết quả nurnberg gã khổng lồ trí tuệ nhân tạo (AI) của Mỹ, thông báo sẽ chặn người dùng ở Trung Quốc sử dụng các công cụ và phần mềm AI của hãng, khiến cộng đồng công nghệ đất nước tỷ dân lo ngại.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng động thái "cấm cửa" này sẽ là động lực cho một cuộc "cải tổ lớn" trong ngành AI Trung Quốc, thúc đẩy mạnh mẽ các mô hình AI nội địa của nước này.
Ít ảnh hưởng tới người dùng
Theo thông báo của OpenAI, từ ngày 9/7, công ty sẽ dừng Giao diện lập trình ứng dụng (API) ở Trung Quốc, cấm người dùng và nhà phát triển Trung Quốc truy cập vào mô hình ngôn ngữ lớn (LLM).
Cuộc chiến dữ dội giành khách hàng đã nổ ra sau khi tin tức được công bố. Một số nhà phát triển LLM của Trung Quốc bao gồm Baidu, Tencent và Alibaba đã nhanh chóng phản ứng bằng các dịch vụ dịch chuyển miễn phí cho các doanh nghiệp và nhà phát triển bị ảnh hưởng. Một số thậm chí còn nắm bắt cơ hội để giảm giá và hạ thấp ngưỡng sử dụng LLM cho các doanh nghiệp.
Phó giáo sư James Pang ở Đại học Quốc gia Singapore (NUS), cho rằng các nền tảng thay thế có thể không sánh bằng OpenAI về hiệu suất, nhưng chúng vẫn có lợi thế là tích hợp liền mạch với các ứng dụng và giải pháp do các nhà cung cấp nội địa phát triển.
“Những người dùng hiện tại của OpenAI có thể dễ dàng chuyển sang nền tảng LLM của Trung Quốc và thậm chí có thể trực tiếp sử dụng nền tảng nguồn mở để tiếp tục hoạt động của họ. Cuối cùng, các hạn chế sẽ không ảnh hưởng lớn đến khách hàng”,ông Pang nói.
OpenAI là nhà phát triển của ChatGPT, một chatbot đã gây sốt trên toàn thế giới vào cuối năm 2022. Sự ra mắt của ChatGPT đã thu hút sự chú ý rộng rãi tại Trung Quốc. Nhiều doanh nghiệp công nghệ lần lượt ra mắt các chương trình LLM của riêng họ trong năm qua.
Theo trang web của Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc, tính đến tháng 3/2024, Trung Quốc cấp phép hoạt động cho 117 chương trình LLM nội địa.
Loại bỏ các AI giả mạo
Để nhanh chóng ra mắt các sản phẩm hoặc dịch vụ AI, một số doanh nghiệp có nguồn vốn hạn chế đã sử dụng chiến lược "vỏ bọc". Nghĩa là, bề ngoài quảng bá các dịch vụ AI của họ là LLM tự phát triển, nhưng trên thực tế, tất cả các tương tác của người dùng cuối với các sản phẩm AI đó đều được thực hiện thông qua OpenAI.
Phó giáo sư Zhu Feida ở Đại học Quản lý Singapore (SMU), chỉ ra rằng các biện pháp hạn chế của OpenAI sẽ giúp loại bỏ một số "nhà phát triển LLM giả mạo" và các doanh nghiệp thiếu nghiên cứu độc lập, đồng thời đẩy nhanh quá trình sinh tồn của những thương hiệu mạnh nhất trong ngành AI của Trung Quốc.
“Các biện pháp hạn chế (của OpenAI) thực sự giúp chính phủ Trung Quốc sàng lọc các doanh nghiệp AI thực sự với các doanh nghiệp giả mạo”, ông Zhu cho nói. “Các hạn chế sẽ buộc các công ty sống nhờ vào LLM của OpenAI phải tự kiểm điểm và xây dựng chuyên môn công nghệ thực sự. Điều này rất quan trọng để họ thực sự đóng góp vào sự phát triển AI của Trung Quốc".
Trung Quốc sẽ sớm bắt kịp Mỹ
Các biện pháp hạn chế của OpenAI được đưa ra trong bối cảnh Mỹ đang gây áp lực lên Trung Quốc để cản trở việc nước này tiếp cận công nghệ chip và AI tiên tiến nhất.
Phó giáo sư Zhu Feida chỉ ra rằng về mặt chiến lược, các hạn chế của OpenAI nhằm cản trở việc đào tạo LLM của Trung Quốc, tương tự như cách Mỹ áp đặt các hạn chế xuất khẩu đối với chip AI tiên tiến để ngăn cản Trung Quốc phát triển sức mạnh tính toán AI.
Tuy nhiên, theo ông Zhu, sức mạnh tính toán của AI không chỉ phụ thuộc vào chip mà còn phụ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng ổn định. Với việc công nghệ AI liên tục được cải thiện và các lĩnh vực ứng dụng liên quan không ngừng mở rộng, vấn đề sử dụng năng lượng cao cho công nghệ LLM ngày càng trở nên rõ rệt và nguồn cung cấp năng lượng đã trở thành yếu tố hạn chế chính cho sự phát triển AI.
Các báo cáo cho thấy, ChatGPT có thể sử dụng hơn 500.000 kilowatt-giờ điện mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu của hơn 200 triệu người dùng, nghĩa là nó tiêu thụ lượng điện cao hơn 17.000 lần so với mức điện trung bình của một hộ gia đình.
Ông Zhu cho rằng theo tốc độ phát triển của AI, nguồn cung cấp điện của Mỹ sẽ sớm bị kéo căng đến giới hạn. Ngược lại, Trung Quốc có lợi thế trong phát triển điện, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất điện năng lượng mới cũng như công nghệ và chuỗi cung ứng toàn diện cho lưu trữ năng lượng pin.
“Dù Trung Quốc hiện không thể cạnh tranh với Mỹ về sức mạnh tính toán AI, nhưng việc họ bắt kịp Mỹ chỉ còn là vấn đề thời gian. Ưu thế của Trung Quốc trong sản xuất điện năng năng lượng mới sẽ ngày càng nổi bật trong các giai đoạn phát triển AI sắp tới", ông Zhu nói.
Hoa Vũ(Nguồn: Liên hợp Tảo báo)(责任编辑:World Cup)
- ·Hà Nội tặng 2 tỷ đồng cho đội tuyển bóng đá nam Việt Nam
- ·96 học sinh nghèo được tiếp sức đến trường
- ·Nguyễn Đình Dương
- ·Đổi thay ở ngôi trường vùng biên
- ·Đoàn xe phân khối lớn đi vào cao tốc: CSGT đề nghị 24 chủ xe đến cơ quan công an
- ·Những bất cập trong quy chế liên thông
- ·TP HCM: Ra mắt mô hình trường học xanh đầu tiên của Việt Nam
- ·Tư vấn tuyển sinh năm 2015
- ·FPT khai trương trung tâm xuất khẩu phần mềm lớn nhất Việt Nam
- ·Nói chuyện riêng, học sinh bị phạt... ngậm đá
- ·Google Maps chỉ sai đường, Google vẫn không chịu sửa
- ·Phạm Thị Kim Chi
- ·Chuyển biến phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi
- ·Bù Đốp trao tặng 10 xe đạp cho 10 học sinh nghèo
- ·Nhận định, soi kèo Lens vs Toulouse, 21h00 ngày 5/1: 7 lần thất bại
- ·Trường THPT Bình Long tổ chức hướng nghiệp
- ·Từ 18 đến 23
- ·Trường Chính trị tỉnh họp mặt kỷ niệm 33 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
- ·BẢN TIN THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH BÁO HẬU GIANG 7h ngày 4
- ·Tuyển sinh 2015: “Sáng