【link xem bóng đá hôm nay】Sửa biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Sửa đổi biểu thuế XNK ưu đãi thực hiện CPTPP | |
Bộ Tài chính phản hồi về việc sửa đổi biểu thuế xuất khẩu,ửabiểuthuếxuấtkhẩubiểuthuếnhậpkhẩuưuđãitháogỡkhókhănchodoanhnghiệlink xem bóng đá hôm nay biểu thuế nhập khẩu ưu đãi | |
Chính phủ ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam-Lào |
Nghị định số 101/2021/NĐ-CP sửa đổi, điều chỉnh một số nội dung của Chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp ráp xe ô tô trong nước. Ảnh: Internet. |
Sửa biểu thuế để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Từ đầu năm 2021 đến nay, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên diện rộng, tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội trong nước; một số ngành như chăn nuôi, xây dựng, chế biến chế tạo đang chịu nhiều tác động tiêu cực do giá cả nguyên liệu đầu vào tăng đột biến. Nếu không có các biện pháp quản lý kịp thời, trong đó có biện pháp về thuế xuất khẩu thì sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây cạn kiệt nguồn tài nguyên quốc gia, nhất là các loại khoáng sản không tái tạo cần giữ lại cho sản xuất trong nước.
Trong bối cảnh này, để thực hiện mục tiêu góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước, trong đó có ngành công nghiệp ô tô bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, Bộ Tài chính đã phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 101/2021/NĐ-CP ngày 15/11/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP và Nghị định số 57/2020/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Theo Vụ chính sách thuế, Bộ Tài chính, việc xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định 101/2021/NĐ-CP sẽ góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước trước ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 đang. Đồng thời bảo vệ và khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên trong nước, khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao; khuyến khích doanh nghiệp tiếp tục đầu tư, đổi mới công nghệ, giảm giá thành sản phẩm để tăng cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu; và đảm bảo đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tạo thuận lợi cho người nộp thuế.
Cùng với đó, các nội dung sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 101/2021/NĐ-CP được xây dựng trên cơ sở bám sát các các nguyên tắc về ban hành biểu thuế, mức thuế suất quy định tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; đồng thời, kịp thời cụ thể hóa các mục tiêu, định hướng về điều chỉnh chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được Chính phủ xác định trong Nghị quyết số 63/NQ-CP và Nghị quyết số 58/NQ-CP cũng như các văn bản chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong thời gian gần đây; đảm bảo duy trì được dư địa cho việc đàm phán các Hiệp định FTA mới trong tương lai; và hài hòa lợi ích đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong nước và trong quan hệ thương mại với các nước đối tác lớn.
Điều chỉnh thuế theo 4 nhóm chính
Thông tin cụ thể hơn, Vụ Chính sách thuế cho biết, Nghị định số 101/2021/NĐ-CP sẽ tập trung vào 4 nhóm chính.
Đầu tiênlà điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN của một số nhóm mặt hàng để góp phần phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo yêu cầu của Chính phủ tại Nghị quyết số 63/NQ-CP và Nghị quyết số 58/NQ-CP. Cụ thể, tại Nghị định số 101/2021/NĐ-CP đã điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với một số mặt hàng như: thép, lúa mỳ, ngô,... Đây là những nhóm mặt hàng có giá cả tăng cao trong giai đoạn vừa qua, tác động đến chi phí đầu vào của nhiều ngành sản xuất trong nước. Cụ thể, để góp phần hạ giá thép trong nước, thúc đẩy các doanh nghiệp giảm chi phí, qua rà soát các Biểu thuế nhập khẩu MFN và hiện trạng phát triển của ngành thép hiện nay, tại Nghị định số 101/2021/NĐ-CP, Chính phủ đã điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN của một số sản phẩm thép xây dựng, thép tấm với mức giảm thuế suất từ 5% đến 10%; giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN của lúa mì từ 3% xuống 0% và mặt hàng ngô từ 5% xuống 2% để hỗ trợ cho ngành chăn nuôi trong nước trước sức ép của việc tăng giá nguyên liệu...
Thứ hai, sửa đổi thuế suất thuế xuất khẩu và thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với một số mặt hàng để bảo vệ, thúc đẩy khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên trong nước, hạn chế việc xuất khẩu tài nguyên thô, chưa qua chế biến và góp phần đơn giản biểu thuế, hạn chế gian lận thương mại.
Theo đó, tại Nghị định số 101/2021/NĐ-CP, căn cứ khung thuế suất được Quốc hội quy định tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Chính phủ đã điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng tài nguyên khoáng sản như đá, clanhke. Tuy nhiên, để hạn chế các tác động đối các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho cho doanh nghiệp thời gian hợp lý điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh và xử lý hàng tồn kho, việc điều chỉnh được thực hiện theo lộ trình, trong đó đối với các mặt hàng đá và sản phẩm làm từ đá được thực hiện theo lộ trình 3 giai đoạn theo 3 năm (2022-2024) và mức tăng thuế suất của mỗi lần điều chỉnh không quá 5%.
Thứ ba,Nghị định số 101/2021/NĐ-CP sửa đổi, điều chỉnh một số nội dung của Chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp ráp xe ô tô trong nước. Theo quy định hiện hành, Chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp ráp xe ô tô được áp dụng kể từ ngày 16/11/2017 đến ngày 31/12/2022. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của ô tô nhập khẩu trong bối cảnh cắt giảm hàng rào thuế quan theo các Hiệp định FTA. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều lĩnh vực phải ngừng hoạt động trong thời gian dài, trong đó lĩnh vực vận tải, vận chuyển hành khách công cộng gần như đình trệ cùng với thu nhập của người dân giảm sút đã làm cho doanh số bán ra của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước sụt giảm mạnh, nhất là dòng xe ô tô buýt, mini buýt và xe khách.
Theo đó, để tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô trong nước, Nghị định số 101/2021/NĐ-CP đã điều chỉnh một số nội dung của Chương trình ưu đãi thuế đối với sản xuất, lắp ráp ô tô, trong đó đã sửa đổi, bổ sung quy định về kỳ xét ưu đãi thuế (doanh nghiệp được lựa chọn kỳ xét ưu đãi thuế 6 tháng hoặc 12 tháng); điều chỉnh điều kiện về sản lượng để tham gia Chương trình ưu đãi thuế cho phù hợp với bối cảnh mới. Đặc biệt, trên cơ sở các kết quả đạt được từ việc thực hiện Chương trình giai đoạn vừa qua, tại Nghị định số 101/2021/NĐ-CP, Chính phủ đã quyết định kéo dài thời gian thực hiện Chương trình này đến 31/12/2027 để các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô chủ động xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh trong các năm tiếp theo. Qua đó, góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô trong nước phát triển theo định hướng của Đảng và Nhà nước.
Thứ tư, Nghị định số 101/2021/NĐ-CP điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu, thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với một số mặt hàng nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý, khắc phục các bất cập phát sinh trên thực tiễn. Cụ thể, để khắc phục các bất cập phát sinh trên thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp; thúc đẩy xuất khẩu phát triển, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19; đồng thời để đảm bảo đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tạo thuận lợi cho người nộp thuế, tại Nghị định số 101/2021/NĐ-CP đã điều chỉnh sửa đổi, một số nội dung tại Nghị định số 57/2020/NĐ-CP như: điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với một số mặt hàng hạt giống dùng để gieo trồng trồng, lốp chuyên dùng cho khai thác than hầm lò, điều chỉnh điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu MFN 10% đối với mặt hàng gel làm giảm sẹo ....
Cùng với đó, Nghị định số 101/2021/NĐ-CP đã thực hiện rà soát để quy định mức thuế suất như nhau đối với những mặt hàng đang có mức thuế suất chênh lệch nhưng thiếu các tiêu chí cụ thể để phân loại, áp mã, qua đó góp phần đơn giản hóa biểu thuế, giảm chi phí giám định cho các doanh nghiệp và hướng tới mục tiêu hạn chế gian lận thương mại.
(责任编辑:World Cup)
- ·Nâng cao hiệu quả các chính sách hỗ trợ giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn
- ·Ngăn chặn có hiệu quả nạn mua bán người
- ·88 học viên Bạc Liêu được đào tạo cao cấp lý luận chính trị trong năm 2022
- ·Vietcombank Long An
- ·Nâng cao chất lượng hoạt động của hợp tác xã, tổ hợp tác
- ·Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc chuyên đề với UBND tỉnh và các sở, ngành trước Kỳ họp thứ 8
- ·Tổng Bí thư đề nghị Quốc hội tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tổ chức và hoạt động
- ·Học tập và rèn luyện theo tư tưởng Hồ Chí Minh, lan tỏa văn hóa học tập tại BIDV Chi nhánh Long An
- ·Các tỉnh thành phố khẩn trương ứng phó với áp thấp nhiệt đới giật cấp 8
- ·Bộ Y tế tổ chức Míttinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS
- ·Thủ tướng Chính phủ ra công điện chỉ đạo ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm
- ·Đề xuất giáo viên mầm non, giáo viên trường chuyên biệt được nghỉ hưu trước tuổi
- ·Triệt phá 2 vụ án ma tuý
- ·'Dân vận khéo' từ những việc nhỏ
- ·JobTest và Everything DiSC trở thành đối tác chiến lược tại Việt Nam
- ·Bộ Y tế tổ chức Míttinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS
- ·Đoàn viên, thanh niên thắp nến tri ân tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Kiên Giang
- ·Tỉnh Long An tổ chức Hội thảo xúc tiến về lao động với TP.Okayama (Nhật Bản)
- ·WHO cảnh báo: Siro ho và cảm lạnh Naturcold chứa hàm lượng chất độc hại cực cao
- ·Đến năm 2050, Việt Nam trở thành quốc gia có nghề cá phát triển bền vững, hiện đại