【bảng xếp hạng bóng đá bahrain】Bài thuốc trị cảm cúm dễ làm từ loại quả khế
Khế có màu xanh hoặc vàng và có hai loại là khế ngọt và khế chua. Bác sĩ Nguyễn Thị Mai Phương,àithuốctrịcảmcúmdễlàmtừloạiquảkhếbảng xếp hạng bóng đá bahrain Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, thông tin khế chua là vị thuốc chữa bệnh được sử dụng trong đông y từ rất lâu.
Theo đó, quả khế (tên gọi trong đông y là ngũ liễm tử) có vị chua chát, tính bình, không độc, tác dụng khử phong, thanh nhiệt, giải uế, giúp làm lành vết thương.
“Trong múi khế chua, hàm lượng axit oxalic là 1%. Ngoài ra, quả khế chua có những yếu tố vi lượng như Ca, Fe, Na và đặc biệt nhiều vitamin K, vitamin A, C, B1, B2 và P…”, bác sĩ Mai Phương cho biết. Quả khế có thể dùng làm một số bài thuốc đơn giản.
Trị ho và đau họng: Dùng khoảng 100-150g khế tươi ép nước uống trong 3-5 ngày.
Chữa tiểu tiện không thông: Lấy 7 quả khế, mỗi quả lấy 1/3 quả chỗ gần cuống sắc với 600ml nước để còn 300 ml, uống lúc ấm nóng. Kết hợp 1 quả khế giã nát với 1 củ tỏi đắp lên rốn, dùng liên tục 3-5 ngày.
Trị cảm cúm(sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, đau người): Nướng 3 quả khế, vắt lấy nước cốt hòa cùng 50ml rượu trắng và uống chia 1 hoặc 2 lần, làm trong 3 ngày, không uống khi quá no hoặc đói.
Không chỉ quả, hoa khế cũng có nhiều tác dụng. Hoa khế có vị chua chát, hơi ngọt, tính bình, có tác dụng nhuận phế, trừ ho, chỉ khát và bổ thận sinh tinh.
Chữa ho khan, ho có đờm: Hoa khế (sao với nước gừng) 12g, cam thảo nam 12g, tía tô 10g, kinh giới 10g, gừng tươi 3 lát. Nấu 750 ml nước, còn 300 ml, chia 2 lần uống trước ăn.
Ngoài ra, lá khế có vị chua chát, tính bình cũng có công dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu. Trong y học cổ truyền, lá khế còn được dùng điều trị mụn nhọt, lở loét, mề đay, dị ứng, cảm nắng, ho.
Chữa cảm nắng: Lá khế bánh tẻ tươi 100g, lá chanh tươi 40g, rửa sạch, giã vắt lấy nước uống. Bã đắp vào thái dương và gan bàn chân. Hoặc lấy một quả khế già chưa chín, nướng qua, sắc nước uống.
Chữa dị ứng, mẩn ngứa: Lấy lá khế tươi 20g nấu nước uống. 30-50g lá tươi nấu nước tắm.
Phòng bệnh sốt xuất huyết: Sắc lá khế 16g với sắn dây, lá dâu, lá tre, mã đề, sinh địa mỗi thứ 12g lấy nước uống hằng ngày trong thời gian địa phương có dịch bệnh sốt xuất huyết có thể chủ động đề phòng được bệnh.
Mới đây, một công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Bangladesh về hoạt động hạ đường huyết của ba loại lá cây trong đó có lá khế, đã nhận thấy rằng lá khế có công dụng hạ đường huyết đáng kể.
Cũng theo bác sĩ Mai Phương, thân và rễ loài cây này cũng có thể sử dụng. Cụ thể, vỏ thân và vỏ rễ cây khế có vị chua chát, hơi ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, trừ ho, điều trị đau khớp, đau đầu mạn tính và viêm dạ dày.
"Lưu ý, chúng ta không nên ăn nhiều khế, nhất là lúc đói, những người bị bệnh về dạ dày cũng không nên ăn khế chua bởi quả khế chua có nhiều axit", bác sĩ Mai Phương cho biết.
Những đại kỵ khi ăn chuối có thể bạn chưa biếtChuối là một trong những loại trái cây giàu dinh dưỡng được sử dụng rộng rãi tuy nhiên không phải thời điểm nào trong ngày bạn cũng có thể ăn loại trái cây này.(责任编辑:Thể thao)
- ·Sớm đưa nội dung Nghị quyết Đại hội XIII vào cuộc sống
- ·Nhận thức đầy đủ, sâu sắc ý nghĩa của công tác Dân vận
- ·Khu trung tâm mới của TP HCM sẽ như thế nào
- ·Tổ vận động Nhân dân tiêu biểu
- ·Phòng, chống COVID
- ·Đẩy mạnh tuyên truyền về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
- ·5 phương pháp xác định giá đất
- ·Hợp tác xã tre đan Gia Khang tạo việc làm cho 50 lao động nghèo
- ·Long An: Quy hoạch huyện Cần Giuộc thành trung tâm đô thị và công nghiệp
- ·Giá gas tăng 8.000 đồng/bình 12kg
- ·Nếu không muốn mất 'tiền oan' trong mùa dịch Covid
- ·Vietinbank chi nhánh Bình Phước kỷ niệm 15 năm thành lập
- ·Kiểm tra trước hoàn thuế GTGT một số đối tượng
- ·Ấm áp nhà tình nghĩa
- ·'Lộ diện' 3 loại thuốc điều trị Covid
- ·Tài trợ 800 tỷ đồng để đạm Ninh Bình mở rộng kinh doanh
- ·Vi phạm quy định về đặt in hóa đơn sẽ bị phạt đến 50 triệu đồng
- ·Ưu tiên giải quyết trước những vấn đề bức bách của dân
- ·Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)
- ·Các cơ quan báo chí cần chấn chỉnh lại hoạt động