【lịch đá bóng ngoại hạng anh tối nay】Những phong tục ngày Tết đáng tự hào của người Việt
Mỗi dịp xuân về,ữngphongtụcngàyTếtđángtựhàocủangườiViệlịch đá bóng ngoại hạng anh tối nay người Việt đều đón Tết vào đầu năm mới âm lịch, không khí Tết thực sự bắt đầu vào rằm tháng chạp cũng là lúc nhiều phong tục ngày Tết được người dân thực hiện như đã làm tự bao đời nay.
Phong tục tiễn ông Công công Táo về chầu trời
Tương truyền kể từ khi loài người biết dùng lửa để ăn chín đến nay trong mỗi gia đình Việt Nam luôn luôn có ông Công ông Táo. Ông Công được xem là thần đất giữ nhà và biểu tượng của ông là cây nêu ngày Tết. Nay phong tục trồng cây nêu đã bị mai một vì có nhiều người ở nhà tầng nên không có đất.
Trong khi đó ông Táo được dân gian gọi là “ông vua bếp”. Vua bếp là vị thần cai quản việc nấu ăn trong mỗi gia đình gắn với câu ngạn ngữ “có thực mới vực được đạo”. Một cỗ bếp có ba ông vua bếp được nắn bằng đất thó (đất sét) có hình chóp cụt uốn cong cúi đầu vào nhau tạo thành thế “kiềng ba chân”.
Việc tiễn đưa ông Táo về trời là một phong tục đẹp với ý nghĩa tâm linh. Không tiễn ông Táo về trời là có gì đó khuất tất đối với trời nên sợ không dám làm lễ. Lễ ông Táo về trời bao giờ cũng có việc thả cá chép làm phương tiện cho ông. Đây cũng là mặt đời sống thiêng liêng của cư dân sông nước.
Gói bánh chưng, bánh tét
Phải là những người có bàn tay khéo léo mới gói được, nếu không bánh sẽ nứt góc khi luộc. Đây cũng là nét văn hóa cộng đồng cao khi người này nhờ người kia gói bánh. Luộc bánh chưng là công đoạn được nhiều người thích nhất. Đêm những ngày gần Tết, trời se lạnh mà ngồi chờ đợi bên nồi bánh chưng thì còn gì thú bằng.
Gói bánh chưng đã trở thành phong tục ngày Tết không thể thiếu của người Việt Nam
Bánh chưng là một phong tục có từ nền văn minh lúa nếp (không đơn giản là lúa nước). Lúa nếp chỉ tìm thấy dấu vết cổ xưa ở đồng bằng sông Hồng và gắn với câu chuyện bánh chưng, bánh dầy từ thời vua Hùng thứ 18 kén phò mã. Ngày nay bánh chưng bánh tét vẫn là phong tục thưởng thức ẩm thực Tết vô cùng đẹp của dân tộc ta.
Lau dọn nhà
Tất cả đồ vật, chén bát đũa đều được đem ra sửa soạn và trưng bày. Công việc dọn dẹp ngày Tết có ý nghĩa quan trọng để chuẩn bị “tiễn năm cũ, đón năm mới”. Cùng công việc dọn dẹp cũng là lúc xem lại xem còn nợ nần ai cái gì thì phải trả, không để nợ hai năm mà thành “nợ cả đời”. Đây là phong tục tổng kết các quan hệ để xem nợ thì phải trả trước Tết, ơn thì phải đem lễ vật đến để đáp ơn, cũng có ý không nợ ơn qua năm.
Chơi hoa
Nếu như người Nhật tự hào về bonsai thì người Việt Nam tự hào về chơi hoa. Nhưng đáng tiếc có một số loài hoa quý như thủy tiên, hoa quỳnh, thường được giới thượng lưu ngày xưa xếp vào loại hoa đón Tết cao cấp, xem hoa nở để đoán vận may, thì đến nay hầu như không còn mấy ai biết đến trong ngày Tết.
Thời gian thay đổi thì các thú vui ngày Tết cũng có những đổi thay, song truyền thống hoa Tết đại chúng ở Việt Nam ngày nay còn có thêm nhiều loại như hoa lan, hoa cúc, hoa tulip… được phát triển từ trong nước và du nhập từ nước ngoài vào.
Không khí tấp nập tại những chợ hoa trong những ngày giáp Tết
Tục xin chữ về thờ
Đi chợ Tết ngày xưa chủ yếu là mua lá dong, mua thịt, mua hành để về gói bánh chưng. Ngoài ra, người ta không quên qua cổng chợ xin thầy đồ mấy chữ về thờ vì ngày xưa đa phần không biết chữ nên mới có phong tục thờ chữ trong nhà để mơ ước con cháu sau này được học hành, làm ăn phát đạt. Chữ được chọn để thờ thường là chữ Tâm, Phúc, Đức… Phong tục thờ chữ ngày nay đang được phục hồi bằng thư pháp thể hiện một dân tộc hiếu học trong lịch sử và hôm nay.
Phong tục ngày Tết mang tính giáo dục cao này đã trở thành một nét đẹp truyền thống của người Việt bao đời nay
Xông đất mồng 1
Xông đất có thể là chọn người từ trước và người được chọn sẽ đến vào lúc sớm nhất trong năm. Xông đất được tính từ lúc sáng sớm (mặt trời hé rạng) và trong ngày mồng một Tết. Người kỹ tính không đến thăm nhà khác vào ngày mồng một, nhất là người còn để tang người thân. Cũng có người chọn sự ngẫu nhiên trong việc xông nhà để chiêm nghiệm trong năm.
Đón giao thừa
Giao thừa là lúc chứng kiến trời đất gặp nhau. Khi trời đất gặp nhau sẽ toát ra một linh khí mà ai lúc đó được chứng kiến sẽ thấy trào dâng cảm xúc. Đón giao thừa bao giờ cũng cúng ngoài trời, có thể cúng mặn hoặc cúng hoa quả. Cùng với việc cúng giao thừa, trên bàn thờ trong nhà bao giờ cũng có ngũ quả gồm chuối (chuối tiêu), bưởi, bòng, cam quýt. Ở miền Nam thờ trái theo ngôn ngữ nên thường có ngũ quả gồm mãng cầu (cầu), dừa (vừa), đu đủ (đủ), xoài (xài), sung (sung túc) hoặc dứa (thơm); đó là cầu - vừa - đủ - xài - sung hoặc cầu - vừa - đủ - xài - thơm.
Lễ rước vong linh ông bà, tổ tiên
Là lễ mời ông bà, tổ tiên về ăn Tết với con cháu.Chiều ngày 30 tháng Chạp, trên bàn thờ tổ tiên được bày 1 mâm cỗ bao gồm trái cây và thức ăn. Người gia trưởng thắp hương dâng lên bàn thờ, cầu xin tổ tiên chứng giám và phù hộ cho gia tộc được nhiều phước lành trong năm mới. Theo sau đó mọi người trong gia tộc đều chắp tay cung kính thỉnh vong linh ông bà về ăn Tết.
Hái lộc đầu xuân
Trong đêm giao thừa, mọi người thường đi lễ chùa để cầu một năm mới tốt lành, sức khỏe tốt trong một năm mới. Sau đó người ta sẽ ngắt một cành lộc ở một cành cây nào đó. Nếu ngắt được cành lá tươi tốt thì năm đó sẽ gặp nhiều may mắn. Tuy nhiên, ngày nay người ta ít làm tục này.
Phong tục chúc Tết, mừng tuổi
Chúc Tết hay mừng tuổi là những phong tục từ lâu đời để mong muốn những điều tốt lành nhất sẽ đến với mọi người trong gia đình. Theo lệ, thường thì vào mùng 1 con cái chúc Tết ông bà, cha mẹ. Ông bà, cha mẹ cũng chúc lại con cháu bằng một phong lì xì có tiền đi kèm với lời chúc hay ăn, chóng lớn. Tiền lì xì thường là những tờ tiền còn mới, vì người ta quan niệm rằng, năm mới cái gì cũng phải mới mẻ thì một năm sẽ gặp được nhiều điều may mắn đến. Lì xì đầu năm mới mang lại nhiều niềm vui và may mắn cho người nhận.
Lì xì đầu năm mới mang lại nhiều niềm vui và may mắn cho người nhận
Phong tục xuất hành
Xuất hành là lần đi ra khỏi nhà đầu tiên trong năm mới. Người ta tin rằng hướng đi này sẽ có ảnh hưởng tới tương lai của mỗi người trong năm sắp tới. Cho nên, theo tuổi tác của mình, mỗi người xem sách lịch do những nhà bói toán viết ra để chọn hướng đi và giờ bắt đầu cho thích hợp. Ngày nay phong tục này không còn được nhiều người tin và làm theo.
Trần Thanh (t/h)
Tết Hàn thực: Câu chuyện về sự hối hận muộn màng của vua Trung Quốc(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Hàng ngàn người gấp rút thi công cao tốc Diễn Châu
- ·Nữ hoàng Anh kỷ niệm 70 năm trị vì
- ·Giáo viên trẻ “nuốt nước mắt” vì làm nhiều nhưng hưởng ít
- ·Giá heo hơi hôm nay ngày 17/10/2023: Ghi nhận mức giảm sâu nhất 3.000 đồng/kg
- ·Ông Lê Minh Hoan tái đắc cử chức danh Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp
- ·Lợi dụng đêm tối, hai bố con dùng ghe vận chuyển gỗ, lúa lậu
- ·Tiếp tục thanh tra công tác thu chi và tình trạng dạy thêm đầu năm học
- ·Kiev định đoạt tầm bắn pháo viện trợ, 14 triệu người Ukraine di tản vì chiến sự
- ·Cô dâu chết lặng nhìn chú rể bị bắt ngay giữa tiệc cưới
- ·Kiện toàn Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật
- ·Tin tức mới cập nhật hôm nay: 95.000 lính Nga tham gia cuộc tập trận lớn nhất năm 2015
- ·Tỷ giá Bảng Anh hôm nay 17/10/2023: Xu hướng đồng Bảng Anh tăng giá trở lại
- ·Đào tạo mỹ thuật ứng dụng: Hướng đến nhu cầu của doanh nghiệp
- ·Khi doanh nghiệp đầu tư vào việc kiến tạo tương lai bền vững
- ·Cà Mau xin không nhận hỗ trợ gạo cứu đói dịp Tết
- ·Đào tạo mỹ thuật ứng dụng: Hướng đến nhu cầu của doanh nghiệp
- ·Xe chở lính Ấn Độ gặp nạn gần biên giới Trung Quốc, hơn 20 người thương vong
- ·Xếp hạng đại học
- ·Thanh tra KH&CN: Xử phạt hàng loạt sai phạm, bảo vệ người tiêu dùng
- ·Tỷ giá Euro hôm nay 21/10/2023: Đồng Euro tăng