【đội hình olympique lyonnais gặp lorient】Khó tránh cắt giảm huy động điện
Điệp khúc cắt,ótránhcắtgiảmhuyđộngđiệđội hình olympique lyonnais gặp lorient giảm
Chủ nhật cuối cùng của năm 2021, ngày 26/12, mức công suất tiêu thụ điện lớn nhất vào buổi trưa được dự tính là 25.461 MW. So với công suất các nhà máy hiện có trong hệ thống là hơn 75.000 MW, thì chuyện cắt giảm huy động điện là không thể tránh khỏi.
Không chỉ đơn thuần là công suất tiêu thụ điện thấp, nhìn vào số liệu công bố của Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) có thể thấy rõ những vất vả của việc điều độ các nhà máy điện ở các khung thời gian khác nhau trong ngày.
Chẳng hạn, vào buổi trưa, khi mặt trời có độ bức xạ cao nhất, nhưng công suất tiêu thụ điện ở mức thấp nhất, thì huy động nguồn điện mặt trời tối đa là 5.740 MW. Con số này so với tổng công suất 16.428 MW hiện có là rất khiêm tốn. Do không có hệ thống lưu trữ, nên vào giờ cao điểm tối, nguồn điện mặt trời gần như không huy động được chút nào.
Nguồn thủy điện cũng có sự biến động lớn về công suất phát trong ngày. Với công suất đặt có thể huy động được là 22.022 MW, nhưng lúc nhu cầu tiêu dùngthấp nhất vào buổi trưa, thì thủy điện chỉ được huy động 3.653 MW, còn tới cao điểm tối lại vọt lên 13.707 MW.
Điện khí cũng chứng kiến cảnh “nằm chơi dài” trong năm qua, khi công suất đặt là 7.185 MW, nhưng chỉ huy động 1.087 MW vào lúc trưa và đạt 2.486 MW vào cao điểm tối.
Ngay cả điện gió, với công suất gần 4.000 MW đã nối lưới điện quốc gia cũng không tránh khỏi việc chỉ huy động được cỡ 50% công suất là cao nhất vào buổi tối, khi mặt trời lặn. Còn lúc có mặt trời thì có khi chỉ được huy động chưa đến 500 MW.
Nếu loại trừ nhu cầu tiêu dùng điện thấp của các ngày cuối tuần, thì các ngày thường, công suất tiêu thụ điện cũng chỉ dao động từ 27.000 MW đến 37.000 MW, loại trừ thời điểm mùa hè. Như vậy, con số này thấp xa so với quy mô hệ thống hiện hơn 75.000 MW.
Thống kê của A0 cho thấy, năm 2021, điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống ước đạt 255 tỷ kWh, tăng 3,34% so với năm 2020 và thấp hơn 7,04 tỷ kWh so với kế hoạch đặt ra. Tiêu thụ điện thương phẩm cũng chỉ đạt 224 tỷ kWh, tăng 3,59% so với năm 2020.
Thực tế đó đã khiến việc cắt/giảm huy động của các nhà máy là khó tránh.
Dĩ nhiên, tình hình huy động điện thấp khiến các nhà đầu tưđã đổ tiền vào làm điện bấn loạn.
Chưa vơi nỗi khó
Sự có mặt của năng lượng tái tạo đã khiến nhiều nguồn điện truyền thống phải giảm làm việc. Nguồn tin của Báo Đầu tư cho hay, năm 2019, việc ngừng/khởi động các nhà máy nhiệt điện than và tua-bin khí là 69 lần, thì năm 2020 là 150 lần và trong 10 tháng năm 2021 lên tới 1.019 lần.
“Điện tái tạo vào nhiều mà nhu cầu lại giảm thấp, thì chuyện ngừng/khởi động các nhà máy truyền thống sẽ nhiều theo. Nếu các nhà máy điện chỉ được hoạt động với số giờ ít, hiệu quả thấp, nhà đầu tư hay quản lý vận hành có thể phải tính toán cắt giảm chi phí liên quan để không bị mất lợi nhuận, vì giá điện đã chốt cách tính. Tuy nhiên, nếu dành chi phí bảo dưỡng, sửa chữa không đủ sẽ phải đối mặt với những khả năng khác như máy móc không phát huy được khi cần huy động gấp hay tăng nguy cơ gặp sự cố xếp chồng (nhiều sự cố cùng lúc)”, một chuyên gia am hiểu vận hành hệ thống điện nhận xét.
Điều cũng cần phải nói là, dù hệ thống có dư dả nguồn cung điện, nhưng thiếu điện đã và đang tiếp tục có nguy cơ xảy ra.
Cụ thể, trong khi hệ thống điện miền Nam vẫn phải giảm công suất phát của các nguồn truyền thống, điện mặt trời và điện gió do quá tải lưới điện truyền tải, thì tại miền Bắc, dự phòng rất thấp và gần như không còn trong các tháng phụ tải cao (từ tháng 5 đến tháng 7). Mặc dù A0 đã huy động tối đa tất cả các nguồn điện trên hệ thống điện miền Bắc và khai thác tối đa khả năng truyền tải từ miền Trung ra miền Bắc, nhưng do nhu cầu phụ tải điện tăng cao đột biến, kết hợp với thời gian này là cuối mùa khô, mực nước các hồ thủy điện xuống thấp, nên đã xảy ra tình trạng quá tải cục bộ tại một số khu vực.
Điều này đã buộc ngành điện phải tiết giảm phụ tải 2 đợt với công suất lớn nhất khoảng 2.000 MW, điện năng ước giảm 37 triệu kWh.
Đáng nói là, bước sang năm 2022, tình hình cân đối điện cũng được dự báo chưa khả quan. Cụ thể, hệ thống điện quốc gia tuy không xuất hiện tình trạng thiếu hụt công suất, nhưng khu vực miền Bắc vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro thiếu hụt công suất đỉnh, đặc biệt trong các tháng nắng nóng cao điểm là tháng 5, 6 và 7, với mức công suất thiếu khoảng 1.000 - 2.000 MW, tùy theo nhu cầu phụ tải và tần suất thủy văn.
Như vậy, chuyện cắt điện vẫn đầy nguy cơ diễn ra trong năm 2022. Chỉ có điều, ở miền Trung và miền Nam, bên phải cắt điện là các nhà máy và hộ gia đình sản xuất điện; còn ở miền Bắc, bên bị cắt điện là các doanh nghiệpvà hộ dân sử dụng điện.
(责任编辑:World Cup)
- ·National Assembly kicks off 2025 with key legislative agenda
- ·Huyện Phụng Hiệp: Đã khai giảng được 3 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn
- ·Thị xã Long Mỹ: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn đạt hơn 39% kế hoạch
- ·Tri ân sâu sắc
- ·Nhiều tuyến đường miền núi phía Bắc sạt lở sau mưa lớn
- ·Tặng 50 phần quà cho người có hoàn cảnh khó khăn
- ·Tình người trong dịch bệnh
- ·Khi nào Hậu Giang ra khỏi danh sách… tỉnh, thành có mức sinh thấp ?
- ·Nhận định, soi kèo Ittihad Kalba vs Ajman Club, 22h45 ngày 5/1: Khó thắng
- ·Chuyến xuất ngoại mang theo nhiều ước vọng của nông dân Hậu Giang
- ·Dù bạn không dùng mạng xã hội, Facebook vẫn biết rõ bạn
- ·Xây dựng mới, sửa chữa 33 mái ấm cho trẻ em hoàn cảnh khó khăn
- ·Vận động hơn 1,7 tỉ đồng để chăm lo người cao tuổi
- ·Tặng 200 phần quà trung thu cho các em thiếu nhi
- ·Nhạc trực tuyến Apple Music cán mốc 20 triệu người dùng trả phí
- ·Đa dạng hóa trong tuyên truyền phòng, chống dịch
- ·Nhiều hoạt động chào mừng Ngày Gia đình Việt Nam
- ·Khi cho đi, hạnh phúc sẽ về !
- ·Nhận định, soi kèo Atromitos vs Asteras Tripolis, 00h30 ngày 6/1: Trên đà hưng phấn
- ·Ứng phó tình hình mưa giông, triều cường