【kết quả u17 châu âu】Thế giới phải mất 6 tháng để kiểm soát dịch Ebola, 1.145 người đã chết
WHO cho hay đã có 152 ca mới được xác nhận, có khả năng và tình nghi nhiễm virus chết người này được thông báo trong 2 ngày qua ở Guinea, Liberia, Nigeria và Sierra Leone, nâng tổng số các trường hợp này lên 2.127 người.
Trong khi đó, theo dự báo được Chủ tịch tổ chức phi chính phủ Bác sĩ không biên giới, bà Joan Lew đưa ra ngày 15/8 tại Geneva (Thuỵ Sĩ) thì để kiểm soát đợt bùng phát dịch bệnh do virus Ebola gây ra tại Tây Phi, cộng đồng quốc tế cần ít nhất nửa năm.
Bà Lew thừa nhận hiện diễn biến dịch đang xấu đi nhanh hơn khả năng mà chúng ta có thể đối phó. Theo bà, cần quan tâm chủ yếu đến Liberia, nơi chỉ trong 2 ngày 10 và 11-8 đã có 71 ca lây nhiễm mới, 32 người nhiễm bệnh trước đó đã tử vong.
Bà cho biết các chuyên gia đặc biệt quan ngại một điều là với các đợt dịch trước xảy ra tại các ngôi làng nhỏ, hiện virus đã xâm nhập các thành phố lớn, trước tiên là thủ đô Conakry của Guinea, và giờ đây là thủ đô Monrovia của Liberia.
Trước đó chưa bao giờ xảy ra trường hợp như vậy. Cần phải đề ra chiến lược mới, vì các trường hợp lây nhiễm virus Ebola không chỉ còn trong phạm vi một vài làng mà đã lan đến cả thủ đô Monrovia với dân số 1,3 triệu người.
Bà Lew kêu gọi cộng đồng quốc tế hợp tác chặt chẽ hơn dưới sự bảo trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). WHO cuối tháng 7 vừa qua đã kêu gọi hỗ trợ 100 triệu USD để chống lại virus hiện chưa có vắcxin chủng ngừa cũng như chưa có thuốc đặc trị này. Tất cả các chính phủ phải nỗ lực ngay bây giờ nếu muốn ngăn chặn bệnh dịch này.
Phần lớn nạn nhân của bệnh dịch mà tuần trước WHO công bố là mối đe dọa toàn cầu, đều ở Guinea, nơi có 377 người thiệt mạng. Tại nước Liberia láng giềng có 355 người thiệt mạng. Tại Sierra Leone, số người thiệt mạng là 334. Số người thiệt mạng ở Nigeria đã tăng lên 3 người trong khi có 12 người nhiễm bệnh.
Để ngăn chặn đà lây nhiễm bệnh, các chuyên gia WHO hồi đầu tuần đã cho phép sử dụng các thuốc và vắcxin thử nghiệm, tuy nhiên số lượng thuốc rất hạn chế, trong khi vắcxin hiệu quả đầu tiên sớm nhất cũng phải đến năm 2015 mới có. Do đó nỗ lực hiện tại tập trong vào việc hỗ trợ các nước có dịch Ebola có hệ thống y tế yếu kém.
Virus Ebola lần đầu tiên được phát hiện năm 1976 tại Zaire, nay là Cộng hòa Dân chủ Congo. Đợt bùng phát dịch lần này là đợt có nhiều người tử vong nhất trong suốt gần 40 năm lịch sử căn bệnh này với tỉ lệ tử vong lên đến 90% và hiện dao động ở mức 50-60%./.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Cùng nhận hối lộ vụ Việt Á nhưng động cơ khác nhau sẽ bị xử lý khác nhau
- ·Người dân Đức được miễn phí dùng xe điện trong 2 năm
- ·Billiard carom 3 băng nữ Việt Nam lần đầu giành huy chương thế giới
- ·Đà Nẵng khó thu hút đầu tư vào vùng nông nghiệp công nghệ cao
- ·Ngày 4/1: Giá heo hơi tăng đến 4.000 đồng/kg tại một số địa phương
- ·Cần có chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, nghiên cứu khoa học
- ·Đầu bếp robot lên ngôi trong mùa dịch Covid
- ·Nỗ lực đưa nền kinh tế vượt qua “cơn gió ngược”
- ·Mạnh tay xử lý gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm
- ·Ðề nghị quan tâm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh
- ·Vụ tai nạn máy bay thảm khốc tại Hàn Quốc: Số người thiệt mạng lên tới 179
- ·Gà Bresse
- ·Hàng xách tay đối phó quy định mới
- ·Thu giữ hơn 33.000 sản phẩm giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng
- ·Ngày 4/1: Thép trong nước giữ nguyên giá bán, quặng sắt giảm nhẹ
- ·Kiến nghị Thủ tướng duyệt Dự án Khu công nghiệp VSIP Thái Bình trị giá 212 triệu USD
- ·Cần Thơ: 33 dự án khởi công, hoàn thành chào mừng 20 năm thành phố trực thuộc Trung ương
- ·Nâng chất đầu tư vào các khu công nghiệp
- ·3 người bị chém trong vụ tranh nhau ‘giật’ đồ cúng ở TPHCM
- ·Ngược dòng đánh bại Australia 5