【bxh tbn2】Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc trở lại cuộc đua kim ngạch
Xuất khẩu thủy sản “tấn công” vào các thị trường ngách Đồng hành cùng ngành thuỷ sản đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu Xuất khẩu thuỷ sản sang Hà Lan: Cần thiết lập chuỗi sản xuất,ấtkhẩuthủysảnsangTrungQuốctrởlạicuộcđuakimngạbxh tbn2 chế biến đáp ứng quy định |
Thị trường chủ lực
Sau nhiều tháng sụt giảm, bước sang quý IV, tình hình xuất khẩu thủy sản đang bắt đầu tăng tốc trở lại, đặc biệt là những đơn hàng từ khách mua ở Trung Quốc.
Ông Ong Hàng Văn, Phó Tổng Giám đốc Công ty thủy sản Trường Giang (Đồng Tháp), chia sẻ, trong nửa đầu năm 2023, các doanh nghiệp cá tra phải chịu nhiều tác động, với rất nhiều khó khăn ảnh hưởng rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Các thị trường xuất khẩu cá tra trọng điểm của Việt Nam đều giảm sâu, nhất là thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, bước sang quý IV, lượng hàng thủy sản, trong đó có cá tra xuất khẩu của Công ty Trường Giang đang trên đà tăng trưởng trở lại, nhất là nhu cầu tiêu thụ tăng lên từ thị trường Trung Quốc. Đây là tín hiệu thị trường phục hồi trong những tháng còn lại của năm nay và năm 2024.
Với mặt hàng tôm, ông Trần Anh Khoa, Tổng giám đốc Công ty TNHH Anh Khoa (Cà Mau) cũng cho biết, xuất khẩu đã có dấu hiệu hồi phục rõ do nhu cầu thủy sản phục vụ mùa trung thu và lễ hội cuối năm. Gần đây công ty đã tiếp xúc và đàm phán với nhiều khách hàng mới, đặc biệt là từ Trung Quốc. “So với cùng kỳ năm ngoái, đơn hàng xuất khẩu của doanh nghiệp nhiều hơn, kỳ vọng kết quả kinh doanh khả quan", ông Khoa nói.
Còn nhiều dư địa xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc |
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến hết tháng 10, xuất khẩu thủy sản của Việt nam sang Trung Quốc đạt 1,14 tỷ USD. Thị trường Trung Quốc ngày càng giữ vị trí quan trọng đối với các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Những năm gần đây, Trung Quốc nằm trong top 3 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam, chỉ đứng sau Mỹ và Nhật Bản. Năm 2023, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc sụt giảm vì giá xuất khẩu giảm, mặc dù vậy theo VASEP triển vọng và dư địa ở thị trường này vẫn rộng mở đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản.
“Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã xác định thị trường Trung Quốc đã và sẽ tiếp tục là điểm đến tiềm năng cho thủy sản Việt Nam nếu cả ngành thủy sản nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu và cơ hội từ thị trường”,VASEP nhìn nhận.
Tăng cường xúc tiến thương mại
Theo VASEP, năm 2023 và những năm tới, Trung Quốc vẫn là thị trường tiềm năng cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Những tháng cuối năm, tăng trưởng tại thị trường sẽ đạt tốc độ cao hơn nữa khi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này bước vào cao điểm mùa giao thương mua bán khi nhu cầu về du lịch, khách sạn, nhà hàng đang hồi phục và tăng trưởng.
Cùng với đó, một số chuyển dịch trong đầu tư kinh tế ở Trung Quốc cũng được coi là cơ hội cho thủy sản Việt Nam. Theo đó, hiện nay các ngành kinh tế siêu lợi nhuận và sinh lợi cao được quan tâm đầu tư nhiều hơn khiến việc đầu tư cho nuôi trồng thủy sản giảm. Để bù đắp cho nguồn cung thiếu hụt này, Trung Quốc sẽ ngày càng phụ thuộc vào thủy sản nhập khẩu. Dự báo năm 2024 – 2025 xuất khẩu thủy sản sang các thị trường như Mỹ, EU sẽ càng khó khăn, trong bối cảnh đó Trung Quốc sẽ là thị trường mục tiêu của nhiều nước xuất khẩu thủy sản.
"Sự hồi phục chung của nền kinh tế nhất là ngành dịch vụ sẽ đưa kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường này dần quay trở lại cuộc đua",VASEP kỳ vọng và cho biết thêm, Trung Quốc sẽ là thị trường mục tiêu cho xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới.
Tuy nhiên, để tận dụng, phát huy tốt cơ hội từ thị trường Trung Quốc và tiềm năng của ngành thủy sản Việt Nam, VASEP cho rằng, cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường này. Trong đó giao thương cấp địa phương cần được quan tâm. Đồng thời doanh nghiệp cần liên tục cập nhật nhu cầu và thông tin thị trường, đặc biệt khi có những thay đổi về chính sách xuất nhập khẩu.
“Cạnh tranh tại thị trường hơn 1 tỷ dân sẽ ngày càng nóng, nhưng với lợi thế địa lý, thủy sản Việt Nam có thể giành thị phần cao hơn bằng phân khúc thủy sản tươi/sống/ướp lạnh cho tiêu thụ nội địa của Trung Quốc. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần đa dạng hóa dạng sản phẩm chế biến cho xu hướng tiêu thụ mới của giới trẻ hiện đại ở Trung Quốc”,VASEP nhận định.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Phê duyệt kế hoạch chính sách, giải pháp và nguồn lực thực hiện quy hoạch mạng lưới đường sắt
- ·Việt Nam và Trung Quốc hướng tới đẩy mạnh hợp tác
- ·Sau đảo chính, Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi Mỹ dẫn độ giáo sĩ Gulen về nước
- ·Dùng xe đông lạnh vận chuyển trái phép hơn 1 tấn bạc
- ·Việt Nam nỗ lực tham gia đàm phán Thỏa thuận Toàn cầu về Ô nhiễm Nhựa
- ·5 trải nghiệm không thể bỏ qua ở Phú Quốc dịp Tết Quý Mão
- ·Du khách mê mẩn ngắm hang động đẹp kỳ ảo như chốn tiên cảnh ở xứ Thanh
- ·810 kg cần sa trong đồ nội thất
- ·Thanh niên mạnh dạn khởi nghiệp và thành công
- ·Chủ tịch Thượng viện Philippines kêu gọi sớm ban hành luật về cải cách hải quan
- ·Hết lòng với công việc và đam mê sáng tạo
- ·Xử phạt chủ quán 'hét giá' 80.000 đồng một củ khoai nướng ở hồ Gươm
- ·2 siêu phẩm mới của Sun Group hứa hẹn ‘đốt nóng’ du lịch Phú Quốc
- ·Hội thảo khu vực về HS năm 2017 của khu vực châu Âu tại Azerbaijan
- ·Địa phương vào cuộc thực hiện cam kết phát thải ròng bằng “0” (Net Zero)
- ·Những điều khách du lịch tuyệt đối không nên làm trong phòng khách sạn
- ·Ngoạn mục cảnh trâu rừng kéo cá sấu khổng lồ lên khỏi hồ nước để thoát thân
- ·Brexit có thể dẫn tới một cú sốc tài chính đối với Xứ Wales
- ·Liên Hợp Quốc cảnh báo về “Kỷ nguyên nung nóng toàn cầu”
- ·Việt Nam thu 16,5 tỷ USD, đón 1,87 triệu khách quốc tế sau khi mở cửa du lịch