【7m tỷ lệ bóng đá châu á】Ngành than cần được "so găng" công bằng
“Hết nạc vạc đến xương”
Theo báo cáo của ngành than, tổng trữ lượng than Việt Nam hiện nay đã giảm so với con số trong quy hoạch cũ, từ năm 2017 Việt Nam bắt đầu phải NK than do sản xuất trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu. Cụ thể, tổng trữ lượng than Việt Nam đã được điều tra, thăm dò tính đến hết năm 2014 là 46,96 tỷ tấn, trong đó, tài nguyên chắc chắn tin cậy là 3,58 tỷ tấn. Như vậy, trữ lượng tài nguyên thăm dò theo số liệu gần đây đã giảm 1,77 tỷ tấn so với quy hoạch đã được phê duyệt (48,7 tỷ tấn) trước đó. Theo ông Lê Văn Duẩn, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp Vinacomin, cơ quan tư vấn lập Quy hoạch phát triển ngành than, dự kiến đến năm 2017, Việt Nam phải NK 12,3 triệu tấn than. Đến năm 2030, lượng than phải NK sẽ lên tới 121,6 triệu tấn/năm.
Ngành than đề xuất Nhà nước cần cho phép thực hiện ngay giá bán than nội địa theo cơ chế thị trường, nhằm sử dụng hợp lý và tiết kiệm than: Bên cạnh đó, để giảm lượng than NK, các ngành kinh tế có sử dụng than cần đầu tư nghiên cứu cải tiến đổi mới công nghệ để có thể sử dụng các loại than cám trong nước sản xuất. |
Để tăng thêm nguồn cung cấp than cho nhu cầu trong nước, ngành than đề xuất cho phép huy động một phần tài nguyên nằm trong vùng cấm và vùng hạn chế hoạt động khoáng sản như mỏ Nam Mẫu, mỏ Đông Đăng - Đại Đán, Tây Ngã Hai, Đồng Vông, Hồ Thiên, Khe Chuối, Quảng La... cùng với cam kết việc khai thác các mỏ trên sẽ được thực hiện khi các giải pháp khai thác là hợp lý và không ảnh hưởng tới môi trường và công trình mặt nhỏ. Theo tính toán của ngành than, hiện có khoảng 2,1 tỷ tấn than đang nằm dưới diện tích quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch rừng, quy hoạch vùng cấm, hạn chế khai thác khoáng sản của tỉnh Quảng Ninh, trong đó, cấp tài nguyên trữ lượng của vùng cấm khoảng hơn 500 triệu tấn, vùng hạn chế khai thác khoảng hơn 600 triệu tấn, rừng phòng hộ khoảng 460 triệu tấn, khu vực quốc phòng hơn 100 triệu tấn...
Để đảm bảo cho việc mở rộng khai thác và các hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, ngành than cũng đề xuất có cơ chế tài chính với nhiều giải pháp để huy động đủ nguồn vốn cho quy hoạch ngành than như: Đề xuất Chính phủ huy động bổ sung kinh phí từ nguồn ngân sách cho đầu tư xây dựng một số công trình kết cấu hạ tầng ngoài mỏ như đường xá, cho phép ngành than được vốn hóa tài nguyên trữ lượng than; đề xuất Nhà nước cho phép và bảo lãnh giai đoạn đầu cho TKV phát hành trái phiếu trong nước và quốc tế... Trong giai đoạn 2015 – 2020, tổng nguồn vốn đầu tư của ngành than khoảng 110.064 tỷ đồng, từ 2020 – 2030 nguồn vốn đầu tư sẽ lên tới 247.815 tỷ đồng.
Ưu tiên nhập khẩu?
Cũng theo tính toán của ngành than, giai đoạn 2015-2020 giá bán than bình quân dự kiến là 1,69 triệu đồng/tấn (78 USD), trong đó giá thành là 1,59 triệu đồng/tấn, lãi định mức 104.000 đồng/tấn (6,5%). Giai đoạn 2021-2025 giá bán bình quân 1,7 triệu đồng/tấn (83 USD), giai đoạn 2026-2030 giá bán bình quân 1,98 triệu đồng/tấn (91 USD). Giá bán than bình quân trong nước giai đoạn 2020-2030 được xác định trên cơ sở giá thành sản xuất cộng với lợi nhuận định mức hợp lý. Bên cạnh đó, cho rằng hiện nay ngành than đang phải gánh khá nhiều chi phí liên quan đến thuế phí trong cơ cấu giá thành, ngành than đề nghị xem xét điều chỉnh giảm thuế tài nguyên trường chung cho cả khai thác lộ thiện và hầm lò, miễn nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản...
Về những đề xuất trong định hướng phát triển ngành than đến năm 2030, ông Phạm Quang Tú, nguyên Phó Viện trưởng Viện Tư vấn phát triển (CODE) cho rằng, để đảm bảo nhu cầu sử dụng than, giải pháp đầu tiên là giảm tối đa việc XK than để phần lớn than khai thác được sẽ phục vụ cho nhu cầu trong nước. Sau khi đã cân đối mà lượng than trong nước vẫn không đủ cho nhu cầu tiêu thụ nội địa, thì lúc đó cần cân đối tính toán giữa việc NK than hay mở rộng các mỏ khai thác mới đang nằm trong vùng cấm, hạn chế khai thác. “Nếu hai phương án đó hiệu quả kinh tế tương đối giống nhau thì tôi thiên về phương án tăng cường NK bên ngoài, trừ trường hợp NK đắt hơn thì lúc đó mới tính đến phương án thứ 3 là khai thác các mỏ hiện đang nằm trong vùng cấm hoặc hạn chế khai thác. Không nên dễ dàng đồng ý ngay với việc cho phép khai thác than trong vùng cấm, vùng hạn chế khai thác”, ông Tú kiến nghị.
Về giá bán than theo dự kiến của ngành than, đã có những ý kiến cho rằng mức giá này là cao so với giá than NK. Được biết, hiện nay giá than NK về Việt Nam trung bình khoảng 60 USD/tấn, với mức giá này, đương nhiên giá than trong nước theo đề xuất của ngành than là khó cạnh tranh. Bình luận về vấn đề này, ông Phạm Quang Tú cho rằng, “đáng lẽ chi phí đầu tư khai thác thấp hơn nhưng vì cách làm của chúng ta trước đến nay ta vẫn làm theo kiểu “dễ làm, khó bỏ”, “hết nạc vạc đến xương”, do chúng ta không có quy hoạch tốt, nên chi phí khai thác thường cao hơn và giá thành cao hơn nhiều”.
Việc ngành than đề xuất cắt giảm các loại thuế, phí, một chuyên gia về khai thác khoáng sản cho rằng điều này thể hiện sự độc quyền của ngành than trong khai thác tài nguyên đất nước. Hiện nay sản xuất kinh doanh của ngành than vẫn đang tạo ra lợi nhuận, vì thế, theo chuyên gia này, trong khi các hộ tiêu thụ trong nước vẫn phải mua than với giá cao thì không có lý do gì để xin giảm thuế phí nhằm giảm chi phí đầu vào.
Trao đổi thêm về vấn đề này, ông Nguyễn Tiến Chỉnh, chuyên gia kinh tế - kỹ thuật mỏ cho biết, đề án điều chỉnh quy hoạch ngành than đang trong giai đoạn thẩm định, các số liệu chưa thật hoàn chỉnh.Về giá đây là phương án giá để báo cáo với Chính phủ, còn điều tiết cơ chế thị trường là do Nhà nước quyết định.
“Về cơ chế xuất - nhập khẩu than, theo dự thảo điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét đến triển vọng 2030, ngành than đề xuất cho phép XK các chủng loại than có chất lượng cao mà trong nước chưa dùng hết hoặc chưa có nhu cầu sử dụng để duy trì quan hệ với các bạn hàng truyền thống và duy trì nguồn ngoại tệ cho NK thiết bị và NK than có chất lượng phù hợp với nhu cầu trong nước. Về NK than, việc NK phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước thiếu hụt trong tương lai sẽ rất khó khăn, vì vậy Chính phủ cần chỉ đạo sớm xây dựng kế hoạch tìm nguồn và chính sách NK than”. |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022
- ·Việt Nam lên tiếng về động thái mới của Philippines, Trung Quốc ở Biển Đông
- ·Cháy nhà gây thiệt hại hơn 100 triệu đồng
- ·Thiết thực những hoạt động mừng xuân
- ·Cộng đồng mạng kêu gọi giải cứu nông sản Hải Dương bị dồn ứ do dịch Covid
- ·Kiểm tra 12 cơ sở kinh doanh thực phẩm, ăn uống ở thành phố Vị Thanh
- ·Quốc hội vào tuần làm việc cuối kỳ họp thứ 8, xem xét công tác nhân sự
- ·Trung ương khai trừ Đảng 3 nguyên Bí thư Tỉnh ủy
- ·Hà Nội dừng hoạt động các quán bia hơi, giải toả chợ cóc để phòng, chống Covid
- ·Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế
- ·Giá vàng trong nước và thế giới đảo chiều tăng trở lại
- ·Đề xuất có 'siêu đô thị' thuộc thành phố
- ·Hộ gia đình nào sẽ được hỗ trợ 30% mức đóng bảo hiểm y tế ?
- ·Thù lao đã không nhiều, lại cấp không kịp thời
- ·Bộ Tài chính chấn chỉnh hoạt động thẩm định giá
- ·Sáng mãi phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ
- ·Thực hiện tốt công tác xã hội nhân đạo
- ·Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump
- ·Chuyển đổi một số hoạt động của cơ quan nhà nước lên môi trường điện tử toàn trình
- ·Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng Trần Hồng Minh giữ chức Bộ trưởng GTVT