【trận gamba osaka】Định danh cuộc gọi giải pháp phòng chống lừa đảo qua không gian mạng
Việc định danh các cuộc gọi sẽ ngăn ngừa hành vi giả mạo danh tính cơ quan tư pháp hay các cơ quan Nhà nước gây thiệt hại cho người dân.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của viễn thông và công nghệ thông tin đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế,Địnhdanhcuộcgọigiảiphápphòngchốnglừađảoquakhônggianmạtrận gamba osaka quản lý nhà nước và đời sống người dân.
Tuy nhiên bên cạnh các giá trị tích cực, cũng tồn tại nhiều nguy cơ khi các đối tượng xấu sử dụng công nghệ để thực hiện hành vi lừa đảo.
Các thủ đoạn tinh vi như giả mạo danh tính cơ quan tư pháp hay các cơ quan Nhà nước đã trở nên phổ biến, gây ra nhiều thiệt hại cho người dân.
Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã phối hợp cùng các doanh nghiệp viễn thông để triển khai dịch vụ định danh cuộc gọi (Voice Brandname) đối với các số điện thoại di động của cơ quan Nhà nước.
Cụ thể, khi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, hoặc cơ quan thuộc Chính phủ liên hệ với người dân, tên của cơ quan sẽ hiển thị trên màn hình điện thoại thay vì chỉ có số điện thoại. Người dân có thể dễ dàng nhận diện cuộc gọi chính thức từ các cơ quan chức năng, giúp họ phòng tránh được các cuộc gọi mạo danh.
Hiện nay, đã có 732 số điện thoại di động thuộc các cơ quan Nhà nước đăng ký định danh để liên lạc trực tiếp với tổ chức, cá nhân, nhằm phục vụ các công việc chuyên môn.
Các nhà mạng lớn như Viettel, Vinaphone, Mobifone, cùng các mạng di động ảo như Itel, Mobicast, Local, VNSky và FPT đã hoàn tất khai báo tên định danh cho các số điện thoại này. Khi nhận cuộc gọi từ các số định danh này, người dân sẽ nhìn thấy tên cơ quan Nhà nước hiển thị thay cho dãy số điện thoại.
Điều này đồng nghĩa với việc, nếu nhận được cuộc gọi từ các số điện thoại có độ dài 10 chữ số (đầu số 03, 05, 07, 08, 09) mà tự xưng là cơ quan Nhà nước nhưng không hiển thị tên định danh, người dân cần cảnh giác và không nên thực hiện theo các yêu cầu từ cuộc gọi này. Đây là dấu hiệu của các cuộc gọi mạo danh nhằm mục đích lừa đảo.
Bên cạnh số điện thoại di động, Bộ TT&TT đang tích cực triển khai định danh cho các số điện thoại cố định được các cơ quan Nhà nước đăng ký. Tuy nhiên, để thực hiện điều này, cần sự chuyển đổi từ công nghệ cũ (PTSN) sang công nghệ IP, cùng với việc nâng cấp thiết bị và đường truyền dẫn.
Do đó, quá trình định danh cuộc gọi cho số điện thoại cố định sẽ cần thời gian để các doanh nghiệp viễn thông liên hệ tư vấn, thiết kế giải pháp, và thực hiện các thủ tục pháp lý với từng đơn vị.
Một số thuê bao điện thoại cố định hiện nay, nếu không có thiết bị đầu cuối hỗ trợ màn hình, sẽ không thể nhận diện tên định danh khi có cuộc gọi đến. Riêng mạng di động Vietnamobile chưa triển khai hỗ trợ tính năng này, do đó người dân sử dụng mạng này cần hết sức cảnh giác với các cuộc gọi tự xưng là cơ quan Nhà nước.
Bộ TT&TT khuyến cáo người dân khi nhận các cuộc gọi xưng danh cơ quan Nhà nước, nên kiểm tra kỹ thông tin và có thể yêu cầu gọi lại qua số điện thoại di động đã được định danh để đảm bảo chính xác. Nếu nghi ngờ là cuộc gọi lừa đảo, người dân nên báo cáo với cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý kịp thời.
Việc triển khai định danh cuộc gọi là một trong những bước tiến quan trọng nhằm nâng cao an toàn cho người dân trong bối cảnh các loại hình lừa đảo qua điện thoại ngày càng phức tạp.
Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục nỗ lực cùng các cơ quan, doanh nghiệp để tạo ra môi trường liên lạc an toàn và tin cậy cho người dân.
Chí Hiếu(责任编辑:Thể thao)
- ·Triển khai 'Hộ chiếu' vaccine: Ưu tiên hàng đầu là thận trọng và an toàn
- ·TikTok chi 13 triệu USD vận động hành lang tại Mỹ
- ·VCCI đề xuất chưa bổ sung game vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
- ·Lượng tìm kiếm liên quan đến phụ nữ tăng vọt ngày 8/3 trên Google
- ·BHYT học sinh sinh viên
- ·Viettel Construction đạt doanh thu cao nhất kể từ khi thành lập
- ·Gần 3 triệu thuê bao di động có nguy cơ bị khóa nếu chưa chuẩn hóa thông tin
- ·Giới trẻ Mỹ chia tay smartphone, quay về với điện thoại ‘cục gạch’
- ·Bất ngờ với chương trình thời sự được dẫn bởi MC trí tuệ nhân tạo
- ·Gần 3 triệu thuê bao di động có nguy cơ bị khóa nếu chưa chuẩn hóa thông tin
- ·Viện Pháp luật Kinh doanh và Đầu tư châu Âu bổ nhiệm các nhân sự chủ chốt
- ·Chưa có căn cước công dân có phải chuẩn hóa thông tin thuê bao không?
- ·Starlink thử nghiệm dịch vụ điện thoại vệ tinh
- ·Tra cứu tên miền bằng đầu số 156 để tránh bị lừa bởi website giả mạo
- ·Thận trọng khi tiếp cận thông tin về nguồn vaccine COVID
- ·Mini app trên Zalo giúp người dân Tây Ninh dễ tiếp cận tiện ích của chính quyền
- ·Hòa Phát điều tiết sản xuất để hỗ trợ oxy cho ngành y tế chống dịch
- ·Điều gì đang cản trở tính sáng tạo của các hãng smartphone?
- ·PV GAS và PTSC ký kết Hợp đồng cung cấp tàu kho nổi chứa LPG lạnh tại khu vực phía Bắc
- ·Đâu sẽ là trung tâm công nghệ mới của châu Âu?